Các tin tức tại MEDlatec

Tại sao trào ngược dạ dày bị hôi miệng? Cách khắc phục hiệu quả

Ngày 21/11/2021
Trào ngược dạ dày là một chứng bệnh về đường tiêu hóa phổ biến. Khi mắc phải căn bệnh này, acid dịch vị cùng với thức ăn chưa được tiêu hóa hết sẽ bị trào ngược lên trên thực quản, vòm họng, và đôi khi lên cả miệng. Vì thế nên hầu hết các bệnh nhân thường kèm theo chứng hôi miệng. Vậy hãy cũng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ nguyên nhân chi tiết và cách khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày bị hôi miệng nhé.

1. Biểu hiện của trào ngược dạ dày

Tùy vào cơ địa của mỗi nạn nhân, mà triệu chứng xuất hiện sẽ khác nhau. Có 2 dạng triệu chứng là không điển hình và điển hình. Nếu thuộc nhóm truệ chứng điển hình, người bệnh sẽ thường xuyên bị ợ nóng, khó nuốt, trào ngược,… Còn các triệu chứng không điển hình gồm có: hen suyễn, khàn giọng, viêm phổi, ho, sặc, đau ngực nhưng không phải do bệnh lý về tim mạch,…

Trào ngược dạ dày gây khó chịu cho bệnh nhân

Các đợt trào ngược diễn ra thường xuyên ở bệnh nhân, biểu hiện qua các hình thức điển hình như: ợ chua, nóng sau vị trí xương ức, ho, sặc, co thắt phế quản, viêm phổi, thay đổi giọng nói đột ngột, viêm thanh quản,…Đôi khi người bệnh trào ngược dạ dày bị hôi miệng. Mặt khác, các bằng chứng khách quan cho thấy sự tổn thương của thực quản có thể thấy qua hình thức nội soi sẽ được biểu hiện bằng các mức độ viêm khác nhau.

Việc chẩn đoán căn bệnh trào ngược dạ dày bằng phương pháp xét nghiệm sẽ ít có tác dụng. Nếu bạn muốn phẫu thuật để chống trào ngược thì cần phải theo dõi độ pH và đo hoạt động của thực quản trước. Việc nội soi chỉ cho ra kết quả 50% số bệnh nhân là không mắc bệnh viêm thực quản.

Nên thực hiện lối sống lành mạnh để cải thiện tình trạng bệnh

Do đó, cách tồn tại duy nhất để bạn có thể xác thực được bản thân có bị trào ngược hay không hoặc các triệu chứng bất thường có gây ra bởi trào ngược thực quản không thì cần phải theo dõi kĩ càng qua pH. Bên cạnh đó, để điều trị được căn bệnh này thì bạn nên thực hiện lối sống lành mạnh, tiến hành điều trị nội khoa hoặc là phẫu thuật để kiểm soát sự bài tiết của dạ dày.

2. Trào ngược dạ dày bị hôi miệng do những lý do nào?

Trào ngược dạ dày được dùng để tình trạng dịch dạ dày bị trào ngược lên trên thực quản. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ dễ để lại các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: hẹp thực quản, viêm thực quản, ung thư biểu mô tuyến trực tràng,… Ngoài các dấu hiệu thường gặp đã kể trên thì hôi miệng cũng là một triệu chứng khá phổ biến mà nhiều người gặp phải.

Việc trào ngược dạ dày bị hôi miệng làm cho hơi thở có mùi khó chịu khiến bệnh nhân mất đi sự tự tin khi giao tiếp với người khác. Một khi gặp phải triệu chứng này chứng tỏ bệnh tình của bạn đang ở mức nghiêm trọng và cần được điều trị kịp thời mới có thể chấm dứt được căn bệnh này.

Trào ngược dạ dày bị hôi miệng là nỗi ám ảnh với nhiều người

Nhiều người thắc mắc vì sao trào ngược dạ dày bị hôi miệng? Để giải đáp câu hỏi này, các bác sĩ có chuyên môn cho rằng do trong dạ dày – nơi để tiêu hóa thức ăn thường có chứa rất nhiều vi khuẩn. Do đó, khi thức ăn còn chưa kịp tiêu hóa hết cùng với acid dịch vị bị trào lên làm cho bệnh nhân bị hôi miệng. Ngoài ra, lớp niêm mạc bị bào mòn do các acid dịch vị tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh mùi sinh sôi và phát triển.

3. Cách khắc phục trào ngược dạ dày bị hôi miệng hiệu quả mà bạn nên thử

Sống chung với chứng hôi miệng thật là một nỗi ám ảnh mà không ai muốn trải qua. Thế nhưng, nếu áp dụng những phương pháp chữa trị bừa bãi, không đúng cách thì không những bệnh tình không giảm đi mà lại còn làm chúng trở nên trầm trọng hơn. Tham khảo những cách trị trào ngược dạ dày bị hôi miệng rất hiệu quả sau đây nhé.

3.1. Dùng thuốc

Bệnh nhân có thể đến các bệnh viện, nhà thuốc hay cơ sở y tế để tìm mua các loại thuốc được bác sĩ chỉ định. Những ai bị trào ngược dạ dày ở thể trung bình và nhẹ có thể sử dụng nhóm thuốc ức chế thụ thể bao gồm: Ranitidin, Cimetidin, Nizatidine, Famotidin. Loại thuốc này nên được uống từ 15 đến 30 phút trước bữa ăn, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.

Thuốc làm hạn chế sự trào ngược của dạ dày

Nhóm thứ 2 có Omeprazol, Lansoprazol, Esomeprazol, Rabeprazole, Pantoprazol,... gọi chung là thuốc ức chế bơm proton (PPI). Loại thuốc này dùng theo liều lượng 1 viên, uống trước khi ăn cơm 30 phút, liên tục trong 4 đến 8 tuần. Nếu theo dõi thấy tình hình bệnh có tiến triển thì có thể giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc. Ngược lại thì tăng liều lượng lên gấp đôi hoặc tiến hành nội soi để đánh giá chính xác.

Còn một nhóm thuốc khác được dùng phổ biến không kém tên là thuốc kháng acid dạ dày, loại thuốc này là sự kết hợp giữa magie và nhôm. Bạn có thể chọn dạng thuốc phù hợp từ viên nén, gel, thuốc cốm, bột,…Khác với 2 loại thuốc trước đó, thuốc kháng acid chỉ được sử dụng sau bữa ăn từ 1 đến 3 giờ hoặc trước lúc ngủ. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn theo liều lượng phù hợp.

3.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc đặc trị thì bạn có thể thay đổi các thói quen sinh hoạt hằng ngày để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày bị hôi miệng. Cụ thể, bệnh nhân nên chú ý làm sạch lưỡi mỗi lần đánh răng, kết hợp dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch miệng hiệu quả hơn. Bạn có thể tập thói quen nhai kẹo cao su (loại không đường) giúp kích thích tiết nước bọt và tăng khả năng làm sạch miệng.

Dùng chỉ nha khoa để làm sạch khoang miệng

Ngoài ra, bệnh nhân cần tránh các hoạt động cúi người ra phía trước hoặc vận động ngay sau mỗi bữa ăn. Nên chọn loại gối cao để ngủ, không mặc quần áo quá bó và từ bỏ thói quen hút thuốc (nếu có). Sau khi đã theo liệu trình điều trị kết hợp với lối sống như trên mà bệnh của bạn vẫn chưa được cải thiện thì có thể tiến hành phẫu thuật chống trào ngược.

3.3. Thay đổi chế độ ăn

Một chế độ ăn uống chừng mực và hợp lý cũng có thể giúp bạn khắc phục chứng hôi miệng do trào ngược dạ dày. Bệnh nhân nên chia nhỏ các bữa ăn để ăn nhiều lần trong ngày, không ăn bất cứ gì trong 2 giờ trước khi đi ngủ và hạn chế nằm ngay sau khi ăn xong vì dễ bị trào ngược dạ dày.

Tránh xa rượu bia để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày

Bạn nhớ uống đủ 2 lít nước một ngày hoặc có thể hơn để kích thích sinh nước bọt cho khoang miệng. Bên cạnh đó, nên tránh xa các thực phẩm như: cà phê, rượu bia, nước ngọt có ga, nước cam, chanh, thức ăn cay, béo,… nếu không muốn chứng trào ngược của bạn trầm trọng hơn.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “tại sao trào ngược dạ dày bị hôi miệng?” và các cách khắc phục hiệu quả mà bạn nên thử. Nếu cần tư vấn về sức khỏe, bạn có thể gọi vào tổng đài 1900 56 56 56 hoặc đến khám BHYT trực tiếp tại một trong 2 cơ sở: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC và Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa điểm uy tín với trên 25 năm kinh nghiệm và có Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm quốc tế (ngày 7/1/2022). Ngoài ra, nơi đây còn có hỗ trợ bảo lãnh viện phí với gần 40 đơn vị bảo hiểm. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.