Các tin tức tại MEDlatec
Tầm quan trọng của xét nghiệm Anti - TPO trong chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp
- 03/04/2020 | Nghiệm pháp dung nạp Glucose giúp ích điều gì cho bạn?
- 03/04/2020 | Mẹ cần lưu ý gì khi xét nghiệm phân cho bé?
- 03/04/2020 | Mùa Xuân - Thời điểm dịch bệnh bùng phát, người cao tuổi phòng ngừa thế nào?
1. Khái niệm xét nghiệm Anti - TPO
Xét nghiệm Anti - TPO còn có tên gọi khác là Thyroid Peooxidase Antibodies (Anti - TPO), Antithyroid Antibodies, Thyroperoxidase Antibodies (TPOab), Thyroid Stimulating Immunoglobulin.
Hình 1: Xét nghiệm Anti - TPO trong chẩn đoán bệnh tuyến giáp tự miễn
Anti - TPO là kháng thể xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn các thành phần hoặc các protein của tuyến giáp với các tế bào lạ dẫn đến hiện tượng kháng thể này “tấn công” các tế bào lành của chính tuyến giáp. Nó gọi là hiện tượng “tự miễn tuyến giáp”. Hiện tượng này dẫn đến tình trạng viêm tuyến giáp mạn tính, tổn thương, rối loạn chức năng tuyến giáp, nặng có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp. Vì vậy xét nghiệm Anti - TPO là xét nghiệm sự có mặt kháng thể Thyroxin trong cơ thể giúp chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp tự miễn.
2. Xét nghiệm Anti - TPO nên được chỉ định khi nào?
Nên tiến hành xét nghiệm khi:
Hình 2: Vùng cổ có bướu hoặc sưng to
-
Có triệu chứng gợi ý về các bệnh tuyến giáp như: mệt mỏi, có bướu vùng cổ hoặc cổ sưng to, tăng cân hoặc giảm cân đột ngột, da khô, rụng tóc, đổ mồ hôi, mắt lồi, tim đập nhanh, lo lắng hồi hộp, khó ngủ, mệt mỏi,...
-
Có thể được chỉ định khi một người có một rối loạn tự miễn khác có các triệu chứng của rối loạn chức năng tuyến giáp và/hoặc khi người đó có khó khăn về khả năng sinh sản mà bác sĩ nghi ngờ có thể liên quan với tự kháng thể.
-
Khi bác sĩ đang xem xét bắt đầu điều trị một bệnh nhân bằng thuốc có liên quan đến nguy cơ dẫn đến suy giáp làm tăng kháng thể peroxidase tuyến giáp chẳng hạn như: lithium, amiodarone, interferon alpha, interleukin-2,...
-
Khi một người phụ nữ mang thai biết rõ bản thân mắc bệnh liên quan đến tự miễn tuyến giáp thì nên làm xét nghiệm này để biết được có khả năng di truyền cho con hay không.
Xét nghiệm Anti - TPO được tiến hành như thế nào?
Quá trình xét nghiệm được tiến hành như sau:
-
Lấy mẫu bệnh phẩm: xét nghiệm được tiến hành trên mẫu bệnh phẩm là máu tĩnh mạch nên quá trình lấy mẫu đơn giản và dễ dàng.
Hình 3: Lấy máu tĩnh mạch làm bệnh phẩm xét nghiệm
Lấy 3ml máu tĩnh mạch cho vào ống không chứa chất chống đông hoặc có chống đông heparin.
Ly tâm ống mẫu tách huyết thanh hoặc huyết tương.
Mẫu nên được phân tích trong vòng 2 giờ sau khi lấy mẫu để đảm bảo kết quả được chính xác. Trong trường hợp không chuyển được mẫu về phòng xét nghiệm trong 2 giờ thì bảo quản mẫu ở 2cC - 8oC trong 3 ngày hoặc -200C trong 1 tháng.
-
Mẫu huyết thanh/huyết tương được phân tích mẫu trên hệ thống máy tự động đã được cài sẵn chế độ xét nghiệm Anti - TPO.
-
Xem xét và trả kết quả cho khách hàng khi đã xem xét tất cả các yếu tố kiểm soát chất lượng của xét nghiệm.
3. Kết quả xét nghiệm Anti - TPO bất thường có nghĩa là gì?
Là một xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp tự miễn nên nó giúp trong việc phân biệt với các hình thức rối loạn chức năng tuyến giáp khác.
Xét nghiệm cũng góp phần hỗ trợ vào quá trình tìm ra nguyên nhân gây ra bướu cổ và theo dõi bệnh lý tuyến giáp ác tính như Basedow.
Giá trị bình thường: < 34 IU/ml.
Một kết quả cao đồng nghĩa với việc có sự hiện diện của tuyến giáp tự miễn. So với sự ổn định thì sự gia tăng của chỉ số Anti - TPO có ý nghĩa hơn bởi nó cho thấy sự gia tăng hoạt động tự miễn.
Chỉ số Anti - TPO tăng trong :
-
Viêm tuyến giáp tự miễn: viêm giáp Hashimoto.
-
Bệnh Basedow.
-
Cường giáp, viêm tuyến giáp do tế bào lympho ở tuổi thiếu niên, bướu nhân giáp không độc, ung thư tuyến giáp, hội chứng Sjogren, suy giáp tiên phát, viêm tuyến giáp tạo u hạt.
-
Nhiễm độc giáp.
-
Thiếu máu tan máu tự miễn.
-
Bệnh đái tháo đường typ 1.
-
Thiếu máu ác tính Biermer.
-
Mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
Một hiệu giá kháng thể rất cao được thấy ở người bệnh bị viêm tuyến giáp Hashimoto.
Nếu một người mẹ mang đang mang thai có nồng độ kháng thể Anti - TPO cao trong máu có thể làm tăng nguy cơ gây suy giáp hay cường giáp cho thai và trẻ sơ sinh có kháng thể này có thể đi qua được hàng rào nhau thai để đi vào bào thai.
Để theo dõi những rối loạn tuyến giáp tự miễn bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm Anti - TPO cùng với các xét nghiệm:
-
Anti - TG.
-
TRAb.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm Anti - TPO
-
Huyết thanh vàng: Bilirubin > 66 mg/dl.
-
Vỡ hồng cầu: Hemoglobin > 1.5 g/dl.
-
Huyết thanh đục: Mẫu có Triglycerid > 2100 mg/dl.
-
Mẫu có kết quả RF > 1500 UI/ml.
-
Điều trị bằng corticoid hay thuốc ức chế miễn dịch có thể làm giảm nồng độ kháng thể trong máu.
-
Sử dụng thuốc tránh thai dạng uống cũng có thể khiến nồng độ kháng thể tăng giả khi làm xét nghiệm.
5. Nên làm xét nghiệm Anti - TPO ở đâu
Nếu bạn đang phân vân lựa chọn địa chỉ xét nghiệm uy tín thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một nơi lựa chọn hàng đầu của bạn. Với bề dày hơn 24 năm kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại dưới sự dẫn dắt của đội ngũ giáo sư, chuyên gia đầu ngành Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn được khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ và tính chính xác của kết quả xét nghiệm. Vì vậy bạn có thể yên tâm khi lựa chọn dịch vụ của chúng tôi, bạn sẽ được giải đáp những thắc mắc mọi thông tin về xét nghiệm này và sẽ có những tư vấn chính xác nhất.
Gọi ngay số hotline 1900565656 để được tư vấn về dịch vụ một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!