Các tin tức tại MEDlatec
Tăng huyết áp uống nước chanh được không và một số lưu ý cho người bệnh
- 03/12/2024 | Trào ngược dạ dày có làm tăng huyết áp không? Cách phòng ngừa tăng huyết áp
- 09/12/2024 | Biến chứng tăng huyết áp có nguy hiểm không? Làm cách nào để phòng ngừa?
- 27/12/2024 | Hướng dẫn chi tiết phác đồ điều trị tăng huyết áp
1. Một vài thông tin về tình trạng tăng huyết áp
Trước khi giải đáp thắc mắc “tăng huyết áp uống nước chanh được không”, MEDLATEC sẽ cung cấp một số thông tin giúp bạn hiểu cơ bản về căn bệnh này:
- Huyết áp chính là lực tác động lên thành động mạch để đưa máu từ tim đi khắp cơ thể. Huyết áp được đo bằng đơn vị mmHg. Để xác định huyết áp cần dựa trên 2 chỉ số quan trọng là:
+ Huyết áp tâm thu là chỉ số là huyết áp tối đa trong mạch máu.
+ Huyết áp tâm trương là áp lực máu lên thành mạch khi tim được thả lỏng và chính là chỉ số ở bên dưới trong kết quả đo huyết áp.
Tăng huyết áp có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. Tình trạng này vô cùng nguy hiểm, nó có thể gây ra những tổn thương đến tim mạch, thị lực và cũng có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý mạn tính khác, thậm chí người bệnh có thể tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
Tình trạng huyết áp không có căn nguyên hoặc do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chẳng hạn như thói quen lười vận động, người thừa cân béo phì, người hay gặp căng thẳng, thường xuyên ăn mặn, người có thói quen hút thuốc lá,... Bên cạnh đó, huyết áp còn có thể do một số bệnh lý nguy hiểm như bệnh về thận, hội chứng ngưng thở khi ngủ, một số bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, hẹp eo động mạch chủ, nhiễm độc thai nghén, rối loạn tâm thần.
Ngoài vấn đề chỉ số huyết áp tăng cao hơn mức tiêu chuẩn, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng như sau:
+ Thường bị đau nhức đầu vào buổi sáng sớm.
+ Tim đập nhanh.
+ Dễ bị chảy máu cam;
+ Thay đổi thị lực.
+ Ù tai.
+ Với những trường hợp nghiêm trọng, bệnh còn có thể gặp phải những triệu chứng như nôn mửa, mệt mỏi, đau tức ngực, run chân tay, hồi hộp, lú lẫn,...
2. Tăng huyết áp uống nước chanh được không?
Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc “tăng huyết áp uống nước chanh được không”. Trước khi giải đáp thắc mắc này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tác dụng của nước chanh, cụ thể như sau:
- Trong nước chanh có chứa vitamin C và chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
Chanh có chứa nhiều vitamin C
- Loại quả này còn có chứa chất xơ hòa tan pectin với tác dụng giúp bạn nhanh no, từ đó hạn chế cảm giác thèm ăn vặt. Do đó, đây là thực phẩm rất hữu ích cho những ai đang có ý định giảm cân. Hơn nữa cũng nhờ có pectin mà quá trình hấp thụ đường vào máu cũng chậm hơn, nhờ đó, việc kiểm soát đường huyết cũng hiệu quả hơn.
- Acid citric có tác dụng tăng pH nước tiểu, tăng lượng nước tiểu, giảm nguy cơ sỏi thận.
- Dùng nước chanh cũng là cách giúp bạn làm chậm quá trình lão hóa da, giúp bạn có làn da tươi sáng, khỏe khoắn.
- Nước chanh còn có tác dụng giải nhiệt, giảm hôi miệng.
- Đặc biệt, các hợp chất có trong nước chanh còn có tác dụng lợi tiểu, tăng cường thải độc tố cho cơ thể.
Như vậy, có thể thấy nước chanh rất tốt, có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn. Với thắc mắc “tăng huyết áp uống nước chanh được không” thì câu trả lời là hoàn toàn có thể.
Hàm lượng kali trong nước chanh khá cao và đây cũng chính là loại khoáng chất rất quan trọng giúp giảm căng thẳng cho thành mạch máu, do đó có thể góp phần hỗ trợ điều hòa huyết áp. Không những vậy, hàm lượng vitamin C, magie, limonene dồi dào trong loại nước uống này cũng rất tốt đối với người bị tăng huyết áp.
Khi uống nước chanh đúng cách, khả năng đàn hồi của mạch máu cũng sẽ tăng lên, từ đó giảm áp lực của dòng máu lên thành mạch. Nước chanh tươi có chứa nhiều vitamin C cùng các chất chống oxy hoá có tác dụng trung hòa các gốc tự do, điều hòa huyết áp.
3. Cách uống nước chanh điều hòa huyết áp
Như vậy, với thắc mắc “tăng huyết áp uống nước chanh được không”, thì câu trả lời là hoàn toàn có thể nhưng với điều kiện, bạn cần uống đúng cách. Dưới đây là một số cách dùng nước chanh đang được nhiều người truyền tai nhau để cải thiện tình trạng tăng huyết áp:
- Pha nước chanh ấm và uống, cần lưu ý không cho thêm đường và muối vì đây là 2 nguyên liệu có thể làm tăng huyết áp và khiến tình trạng của người bệnh càng thêm trầm trọng.
- Uống nước sắc chanh tươi, cần tây và hành: Bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau: 1 quả chanh tươi, 1 củ hành tím, 300g cần tây, rửa sạch, cắt nhỏ. Sau đó, cho những nguyên liệu này vào nấu cùng với nửa lít nước lọc. Đun cho đến khi cô lại còn khoảng 1 chén thì tắt bếp. Bạn để nguội và uống. Đây là bài thuốc dân gian dùng để chữa cao huyết áp và rối loạn tiền đình. Với những người bị bệnh về dạ dày thì không nên dùng nước chanh. Nguyên nhân là vì lượng axit trong nước chanh rất lớn.
Bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp
Trên đây là những lời giải đáp cho thắc mắc “tăng huyết áp uống nước chanh được không”. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ mang tính tham khảo, người bệnh không nên tự ý thực hiện theo. Cách tốt nhất là hãy đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và lên phác đồ điều trị bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sức khỏe tim mạch, mời bạn liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên của Hệ thống Y tế MEDLATEC sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!