Các tin tức tại MEDlatec
Thắc mắc xét nghiệm sốt xuất huyết có cần nhịn ăn không và lời giải đáp từ chuyên gia
- 22/10/2021 | Góc giải đáp: Xét nghiệm sốt xuất huyết bao nhiêu tiền?
- 19/02/2020 | Các phương pháp xét nghiệm sốt xuất huyết phổ biến hiện nay
- 06/02/2020 | Xét nghiệm sốt xuất huyết giúp phát hiện bệnh kịp thời
- 04/10/2019 | Các xét nghiệm sốt xuất huyết cơ bản và bổ sung
- 30/09/2019 | Những phương pháp xét nghiệm sốt xuất huyết được sử dụng hiện nay
1. Bệnh sốt xuất huyết gây ra những triệu chứng như thế nào?
Sốt xuất huyết thường xảy ra ở những quốc gia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới. Bất cứ đối tượng nào, dù là trẻ em hay người cao tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh. Ở Việt Nam, bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng các tháng 7, 8, 9, 10 sẽ có nguy cơ bùng phát dịch cao nhất.
Muỗi vằn Aedes là vật trung gian gây lây truyền bệnh
Bệnh do virus Dengue gây ra. Loại virus này có thể lây truyền bệnh qua vật trung gian là muỗi vằn Aedes. Khi muỗi mang mầm bệnh đốt người khỏe mạnh thì virus sẽ có thể xâm nhập và gây bệnh cho họ.
- Khi nhiễm sốt xuất huyết huyết, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện đa dạng triệu chứng tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Cụ thể như sau:
+ Ở thể nhẹ: Bệnh nhân sốt cao, đau đầu, đau cơ khớp, hay buồn nôn và nôn, phát ban.
+ Ở thể nặng: Ngoài những biểu hiện trên, bệnh nhân còn xuất hiện một số dấu hiệu xuất huyết như chảy máu cam hay ở chân răng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, có vết bầm tím trên da, đau bụng, chân tay lạnh,…
+ Hội chứng sốc dengue: Không chỉ xuất hiện những triệu chứng giống như ở những bệnh nhân thể nhẹ, các trường hợp này còn bị tụt huyết áp, xuất huyết nghiêm trọng, tràn dịch ổ bụng, màng phổi,...
- Nếu không được điều trị kịp thời, sốt xuất huyết có thể gây ra một số biến chứng như sau:
+ Mất máu, thoát huyết tương dẫn đến hạ huyết áp.
+ Sốc do mất máu hoặc thoát huyết tương ra ngoài thành mạch.
+ Rối loạn hệ thống tuần hoàn dẫn đến tình trạng suy tim, suy thận.
+ Gây tràn dịch màng ngoài tim, tràn dịch màng phổi, xuất huyết não, ở phụ nữ mang thai gây suy tim thai dẫn đến thai lưu, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
2. Xét nghiệm sốt xuất huyết có cần nhịn ăn không?
2.1. Các phương pháp cần thực hiện để chẩn đoán bệnh
Sốt xuất huyết có thể chuyển biến nhanh chóng, hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc đặc trị, do đó chúng ta không nên chủ quan với căn bệnh này. Vì vậy nếu có biểu hiện nghi ngờ bệnh sốt xuất huyết, điều đầu tiên bạn cần làm đó là đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh. Một số xét nghiệm thường được chỉ định là:
Cần xét nghiệm để xác định chỉ số tiểu cầu trong máu bệnh nhân
+Xét nghiệm công thức máu để xác định tình trạng bạch cầu, tiểu cầu, thể tích hồng cầu.
+Xét nghiệm NS1 từ ngày 1 đến ngày 3 kể từ khi bệnh nhân phát hiện triệu chứng nghi ngờ bệnh.
+Xét nghiệm kháng thể IgM/ IgG: IgM được xét nghiệm từ ngày thứ 3-4, IgG có thể xuất hiện muộn xét nghiệm từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 14.
+Một số xét nghiệm để đánh giá mức độ bệnh như xét nghiệm chức năng gan, thận, và điện giải đồ.
+Bên cạnh đó bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện một số biện pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm ổ bụng, chụp X-quang tim phổi,… để đưa ra những kết luận chính xác nhất.
2.2. Xét nghiệm sốt xuất huyết có cần nhịn ăn không?
Trước khi thực hiện xét nghiệm sốt xuất huyết, người bệnh không cần nhịn ăn
Với thắc mắc xét nghiệm sốt xuất huyết có cần nhịn ăn không, các chuyên gia giải thích như sau: Khi thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết, người bệnh không cần nhịn ăn. Chính vì thế, bạn vẫn có thể ăn uống trước khi đi khám bệnh.
3. Một số sai lầm khiến bệnh sốt xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn
Dưới đây là một số sai lầm khiến bệnh sốt xuất huyết tiến triển nặng mà mỗi chúng ta cần tránh:
-
Chủ quan không đi khám bệnh
Dù bị sốt xuất huyết ở thể nhẹ, bạn vẫn cần đi khám bệnh để được bác sĩ thăm khám và xác định nguy cơ tiến triển bệnh, đồng thời đưa ra những lời khuyên hữu ích và phác đồ điều trị hợp lý. Tránh tình trạng chủ quan không đi khám khi thấy các triệu chứng không quá nghiêm trọng.
Lưu ý không phải hết sốt là đã khỏi bệnh sốt xuất huyết
Trong trường hợp bệnh nhân có chỉ định điều trị tại nhà, cần tái khám theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu có dấu hiệu nghiêm trọng như nôn nhiều, mệt mỏi, tay chân lạnh, li bì, vật vã, xuất huyết,… cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
-
Hết sốt là khỏi bệnh
Nhiều người cho rằng hết sốt nghĩa là bệnh đã khỏi. Tuy nhiên, sự thật không phải vậy, khi hết sốt chính là lúc bệnh bước sang giai đoạn nguy hiểm nhất và thời điểm này, bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên và kiểm soát bệnh nghiêm ngặt nhất.
Ở giai đoạn này, hệ miễn dịch của cơ thể đã bị suy yếu do sự tấn công mạnh mẽ của virus. Nếu thấy bất cứ biểu hiện bất thường nào, dù là nhỏ nhất, bạn hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được bác sĩ cấp cứu kịp thời.
-
Chỉ mắc bệnh một lần trong đời
Khi đã khỏi bệnh sốt xuất huyết, nhiều bệnh nhân chủ quan cho rằng mình đã có kháng thể và sẽ không mắc bệnh nữa. Tuy nhiên, sự thật là hiện tại ở nước ta có 4 tuýp virus Dengue có thể gây bệnh. Sau một lần mắc bệnh, bạn chỉ có miễn dịch với một tuýp virus Dengue. Do đó, mỗi người có nguy cơ mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời.
Như vậy, những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp băn khoăn xét nghiệm sốt xuất huyết có cần nhịn ăn không. Để được tìm hiểu thêm về căn bệnh này hoặc nếu có nhu cầu đăng ký đặt lịch xét nghiệm, bạn có thể gọi đến đường dây nóng 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!