Các tin tức tại MEDlatec
Thực hư uống nước vối hại thận và lời khuyên từ chuyên gia
- 12/09/2024 | Suy thận giai đoạn cuối - Làm gì để kéo dài sự sống?
- 15/09/2024 | Biểu hiện bệnh sỏi thận và cách đi tiểu ra sỏi ngay tại nhà
- 11/09/2024 | Sốt, rét run, tiểu buốt, nữ bệnh nhân nhận kết quả viêm thận bể thận cấp do nhiễm khuẩn huyết
- 19/09/2024 | Nguyên nhân gây thận ứ nước độ 1 và cách điều trị bệnh
1. Cây vối có tác dụng gì?
Trước khi tìm hiểu thông tin uống nước vối hại thận có chính xác không, chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của loại cây này.
Cây vối thường được trồng ở các tỉnh miền Bắc và một số tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên của nước ta. Nhiều bộ phận trên loại cây này có thể sử dụng, trong đó bao gồm lá vối. Lá vối có mùi thơm dễ chịu và nhiều người còn dùng nước lá vối như một loại nước uống yêu thích mỗi ngày.
Một số tác dụng của cây vối:
- Thanh nhiệt: Loại cây này có vị hơi đắng, tính mát và được nhiều người sử dụng để thanh nhiệt, như một loại nước uống giải khát.
- Lá vối và nụ vối có chứa nhiều tanin – là chất có tính kháng khuẩn và giảm viêm hiệu quả, giúp se lành niêm mạc đại tràng và rất tốt cho những người bị viêm đại tràng, viêm ruột hay bị tiêu chảy.
Lá vối có nhiều tác dụng đối với sức khỏe
- Nụ vối còn có chứa polyphenol và flavonoid cùng với nhiều hoạt chất có khả năng làm chậm quá trình hấp thu đường và kiểm soát đường máu rất hiệu quả.
- Dùng lá vối khô hoặc tươi sau khi được sắc lên có thể giúp bạn sát trùng vết loét, mụn nhọt hay những vết thương do bỏng.
2. Thực hư thông tin uống nước vối hại thận
Tuy rất thích dùng nước vối nhưng một số người lại lo ngại uống nước vối hại thận. Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng loại nước này có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của thận. Thậm chí, nếu uống đúng cách, nước vối có thể hỗ trợ chức năng hoạt động của thận và thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Nhiều người băn khoăn về việc uống nước vối hại thận
Cụ thể, các hoạt chất trong lá vối như tanin, flavonoid,…có thể chống viêm, chống oxy hóa rất hiệu quả và bảo vệ thận khỏi một số tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus hay nấm. Những hoạt chất này còn hỗ trợ thận trong việc lọc máu và loại bỏ độc tố.
3. Cách pha nước lá vối
Bạn có thể dùng lá vối khô hoặc tươi để pha nước uống. Dưới đây là một số cách pha nước lá vối mà bạn có thể tham khảo:
- Cách pha nước lá vối tươi:
+ Dùng 5 đến 7 chiếc lá vối tươi, rửa sạch và sau đó để cho lá ráo nước.
+ Vò nhẹ lá và để vào ấm.
+ Đổ nước sôi vào ấm. Sau đó gạn bỏ nước.
+ Tiếp tục đổ thêm một lượt nước sôi nữa và đậy nắp ấm lại.
+ Sau 15 phút là có thể uống.
- Cách pha nước lá vối khô:
+ Lấy một nắm lá vối khô rửa sạch rồi bỏ vào ấm.
+ Sau đó, đổ nước vào ấm và đun sôi lên. Khi nước đã sôi thì tiếp tục đun trong khoảng 5 phút.
+ Để nước nguội bớt là có thể uống được.
- Cách pha nước nụ vối:
+ Dùng nụ vối tươi đem rửa sạch và sấy khô. Sau đó, cho vào hộp và đậy kín nắp để dùng trong thời gian dài.
+ Lấy khoảng 20g nụ vối đã được sấy khô cho vào chảo nóng để sao thơm.
+ Sau đó cho vào ấm hãm với nước sôi và uống hết trong ngày.
4. Những lưu ý khi uống nước vối
Nếu bạn uống đúng cách thì không cần lo lắng về vấn đề uống nước vối hại thận. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng biết uống nước vối đúng cách. Dưới đây là những vấn đề mà bạn cần lưu ý khi uống nước vối:
- Không nên uống nước lá vối thay cho nước lọc.
- Lượng nước vối nên uống mỗi ngày là bao nhiêu?
Bạn không nên tiêu thụ bất cứ loại thực phẩm hay thảo dược nào quá nhiều, dù chúng có tốt đến mấy. Do đó, lời khuyên cho bạn là chỉ nên dùng một nắm lá vối nhỏ pha loãng với khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày. Lưu ý không nên pha quá đặc.
Ngay cả những trường hợp dùng nước vối để hỗ trợ điều trị bệnh. Nên uống thành nhiều lần trong ngày và có thể kết hợp lá vối với một số loại thảo dược khác để cải thiện một số vấn đề sức khỏe.
- Nên uống nước vối vào lúc nào?
Bạn có thể uống nước lá vối vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, không nên uống nước vối khi đói để tránh gây kích thích tiêu hóa, thậm chí khiến bạn bị khó chịu và cồn cào bụng.
Uống nước lá vối khi đói có thể gây đau bụng
- Một số lưu ý khác
Bạn cũng không nên uống nước lá vối đặc để tránh tình trạng khó tiêu, đau bụng,... Hơn nữa, việc uống nước lá vối đặc sau khi ăn còn có thể làm cản trở đến quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể.
Nếu đang sử dụng thuốc tây y để điều trị bệnh, nước vối đặc có thể làm giảm tác dụng điều trị của thuốc. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước lá vối.
Phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống nước lá vối
Nước lá vối cũng không phù hợp với trẻ em quá nhỏ. Do đó, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý đến vấn đề này.
Nên dùng lá vối khô để hãm lấy nước uống vì trong lá vối tươi thường có chứa nhiều chất kháng khuẩn, kháng viêm và nếu không biết cách sử dụng rất dễ làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột.
Những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về tác dụng của lá vối và giải đáp thắc mắc về vấn đề uống nước vối hại thận có chính xác không. Tuy nhiên, những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn nên trao đổi với bác sĩ để có những hướng dẫn cụ thể hơn.
Trường hợp có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, bạn không tự ý điều trị bằng lá vối hay các loại thảo dược khác mà cần đi khám để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị bệnh.
Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!