Các tin tức tại MEDlatec
Thuốc chữa mất ngủ có những loại nào, hiệu quả ra sao
- 01/10/2023 | 5 cách tự nhiên chống mất ngủ bạn nên thử
- 01/07/2023 | Mất ngủ uống thuốc gì để ngủ ngon và sâu giấc hơn?
- 01/10/2023 | Dùng Amitriptyline trị mất ngủ có hiệu quả không
- 01/10/2023 | Chữa mất ngủ bằng gừng và những điều cần lưu ý
- 17/08/2024 | Mất ngủ uống thuốc gì để và cách cải thiện không cần dùng thuốc
1. Nguyên nhân gây mất ngủ
Mất ngủ vừa là một triệu chứng đơn lẻ vừa có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp gồm:
Việc dùng thuốc chữa mất ngủ muốn đạt hiệu quả cần dựa trên nguyên nhân gây nên tình trạng này
- Căng thẳng và lo âu: cuộc sống hiện đại đầy áp lực về công việc, gia đình, vấn đề tài chính,... có thể gây ra tâm lý căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi và khiến việc ngủ trở nên khó khăn.
- Thời gian ngủ không cố định: lịch trình làm việc không đều, thay đổi múi giờ khi đi du lịch hoặc làm việc ca đêm có thể làm rối loạn chu kỳ tự nhiên, ảnh hưởng đến khả năng duy trì giấc ngủ ổn định.
- Vấn đề sức khỏe: đau đầu, đau lưng hoặc vấn đề hô hấp có thể làm gián đoạn giấc ngủ, tạo nên tình trạng mất ngủ kéo dài.
- Thói quen không lành mạnh: dùng chất kích thích nhiều, đặc biệt là vào buổi tối, có thể gây khó ngủ. Ngoài ra, thói quen sử dụng điện thoại di động hoặc máy tính trước khi đi ngủ cũng ảnh hưởng đến khả năng thư giãn của não bộ, làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Tìm hiểu rõ về nguyên nhân cụ thể của mất ngủ là bước quan trọng để xác định loại thuốc chữa mất ngủ phù hợp nhất với mỗi người.
2. Cơ chế hoạt động của thuốc chữa mất ngủ
Thuốc chữa mất ngủ tác động lên các yếu tố gây ra tình trạng mất ngủ, tạo điều kiện thuận lợi cho chất lượng giấc ngủ được cải thiện. Một số thuốc chữa mất ngủ chứa các thành phần như benzodiazepine, làm tăng sự thư giãn và giảm sự kích thích trong não bộ. Kết quả là, người dùng có thể dễ dàng chuyển từ trạng thái hoạt động sang trạng thái thư giãn, tạo điều kiện thuận lợi để dễ đi vào giấc ngủ.
Có những loại thuốc ngủ khác lại kích thích trực tiếp lên hệ thống thần kinh giúp người dùng nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Ngoài ra, cũng có loại thuốc chữa mất ngủ kết hợp cả hai cơ chế trên để giảm căng thẳng và kích thích giấc ngủ trở nên dễ dàng.
3. Các loại thuốc chữa mất ngủ phổ biến
3.1. Thuốc an thần
Đây là nhóm thuốc chữa mất ngủ giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ, chủ yếu dùng cho người bị mất ngủ ở mức độ nhẹ. Việc dùng thuốc lâu ngày dễ dẫn đến “nhờn thuốc” khiến cho người bệnh dù đã tăng liều thì vẫn bị mất ngủ.
Mặt khác, thuốc có thể gây suy giảm trí nhớ. Vì thế, nhóm thuốc an thần được khuyến cáo không được dùng quá 3 ngày. Một số thuốc điển hình cho nhóm này như: Bromazepam, Clonazepam, Diazepam, Rotunda,…
Có nhiều loại thuốc chữa mất ngủ, người bệnh cần được kê đơn thuốc phù hợp từ bác sĩ chuyên khoa
3.2. Thuốc kháng histamin
Thuốc chữa mất ngủ nhóm histamin thế hệ cũ như Promethazine, Dimedrol, Clorpheniramin,... giúp chống dị ứng và cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Loại thuốc này thường được dùng cho những người bị mất ngủ do ngứa da trong các bệnh lý ngoài da như: eczema, hắc lào, tổ đỉa,…
Tuy nhiên, quá trình dùng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: khô miệng, khô mũi, mệt mỏi,... nên không được lạm dụng.
3.3. Thuốc an thần kinh mới
Nhóm thuốc an thần kinh mới chữa mất ngủ có khả năng mang lại giấc ngủ tốt, điển hình như: Olanzapine, Quetiapine, Amisulpride,… Việc dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây béo phì do kích thích cảm giác ăn ngon miệng.
Loại thuốc chữa mất ngủ này thường được chỉ định cho các trường hợp chán ăn tâm lý, trầm cảm, rối loạn lo âu. Người bệnh nên kiêng đồ ăn giàu chất bột đường, chất ngọt, chất béo, trong thời gian dùng thuốc ngủ an thần kinh mới và tăng vận động thể dục thể thao.
3.4. Thuốc chống trầm cảm
Dùng thuốc chấm trầm cảm 3 vòng có thể chữa mất ngủ do vấn đề về tâm lý, mất ngủ do cảm giác đau, mất ngủ tiên phát, trầm cảm. Điển hình cho nhóm này gồm Clomipramine, Mirtazapine,… Thuốc tác động vào hệ serotonin bên trong não để kích thích giấc ngủ.
Mặc dù việc dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng không gây quen thuốc nhưng lại không đem lại hiệu quả tức thì. Người bệnh thường chỉ cải thiện giấc ngủ sau khi dùng thuốc 3 - 4 tuần. Người mắc bệnh u xơ tiền liệt tuyến nếu dùng thuốc có thể gặp một số tác dụng phụ như khô miệng, đắng miệng, táo bón, bí tiểu,...
3.5. Thuốc chữa mất ngủ trong điều trị bệnh lý
Các bệnh dị ứng, viêm khớp, dạ dày, tim mạch,... có thể gây mất ngủ buổi đêm. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân để kê đơn thuốc chữa mất ngủ giúp kiểm soát bệnh và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
4. Lợi ích và rủi ro của việc dùng thuốc chữa mất ngủ
4.1. Lợi ích
Việc sử dụng thuốc chữa mất ngủ có tác dụng:
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ thông qua việc giảm thức giấc về đêm, mang lại trạng thái tinh thần thoải mái.
- Mang lại giấc ngủ sâu giấc nhờ đó tăng cường khả năng tập trung trong công việc, giảm mệt mỏi, tăng khả năng chịu đựng cho cơ thể.
Dùng thuốc chữa mất ngủ kéo dài, lạm dụng có thể gây lệ thuộc, nhờn thuốc
4.2. Rủi ro
- Tác dụng phụ: kích thích cảm giác khó chịu ở dạ dày, chóng mặt, buồn ngủ vào ban ngày, đắng miệng, khô miệng, táo bón,...
- Nguy cơ lệ thuộc thuốc: dùng thuốc chữa mất ngủ lâu dài có thể tạo ra nguy cơ phụ thuộc, khiến cơ thể không thể tự tỉnh thức tự nhiên mà cần đến sự hỗ trợ từ thuốc.
Dùng thuốc chữa mất ngủ chỉ mang tính khắc phục tạm thời. Để tận dụng lợi ích mà thuốc chữa mất ngủ mang lại và giảm thiểu rủi ro có thể gặp phải, người bệnh nên tuân thủ các hướng dẫn dùng thuốc từ bác sĩ và chỉ định đi kèm. Bên cạnh việc dùng thuốc thì duy trì thói quen sống lành mạnh cũng rất cần để cải thiện giấc ngủ mà không lo lệ thuộc vào thuốc.
Quý khách hàng đang gặp các vấn đề liên quan đến giấc ngủ có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được chẩn đoán và định hướng điều trị hiệu quả.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!