Các tin tức tại MEDlatec
Thuốc trị táo bón cho trẻ: cách sử dụng hiệu quả và an toàn
Bài viết lặp 24%, CTV sửa bài
Thuốc trị táo bón cho trẻ: cách sử dụng hiệu quả và an toàn
Táo bón là một vấn đề không hiếm trẻ nhỏ gặp phải và mức độ táo bón ở mỗi trẻ không giống nhau. Có những trường hợp táo bón khiến trẻ khó chịu, ăn kém, đau đớn,... nếu không có biện pháp khắc phục thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Thuốc trị táo bón cho trẻ nếu dùng đúng cách sẽ có thể giúp trẻ cải thiện táo bón một cách hiệu quả và an toàn.
1. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ và dấu hiệu nhận biết
1.1. Nguyên nhân nào khiến trẻ bị táo bón?
Táo bón ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Chế độ ăn uống thiếu chất xơ và nước: thiếu rau xanh, trái cây và nước có thể gây tạo bón.
- Thay đổi chế độ ăn uống: chuyển từ sữa mẹ sang dùng sữa công thức hoặc ăn thực phẩm rắn, trẻ có thể bị táo bón.
- Khả năng hấp thụ kém.
- Tình trạng y tế khác: các vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp hoặc tình trạng táo bón kinh niên có thể ảnh hưởng và gây táo bón cho trẻ.
Một số nguyên nhân gây nên táo bón cho trẻ
1.2. Dấu hiệu trẻ bị táo bón
Trẻ bị táo bón thường có dấu hiệu:
- Đi ngoài ít hơn bình thường: trẻ đi ngoài không đúng thời gian hoặc ít hơn bình thường. Trong nhiều ngày trẻ có thể gặp tình trạng không muốn đi ngoài.
- Gặp khó khăn khi đi ngoài: trẻ thường phải gắng sức rặn để đẩy phân ra khỏi đường tiêu hóa, điều này có thể gây ra sự bất tiện cho trẻ và đôi khi sẽ khiến trẻ bị đau.
- Phân có bản khô, cứng hoặc có lẫn máu: phân của trẻ bị táo bón thường cứng và khô nên khó khăn trong việc bài xuất ra khỏi đường tiêu hóa. Trường hợp táo bón nặng, phân có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, khiến trẻ đi ngoài có lẫn máu trong phân.
- Thay đổi về tâm lý, hành vi: trẻ có thể trở nên cáu, sợ đi ngoài vì phải trải qua cảm giác đau đớn kéo dài khi đại tiện. Nếu tình trạng táo bón kéo dài, trẻ có thể trở nên không thoải mái và không hứng thú với các hoạt động hàng ngày.
- Cảm giác buồn và đau bụng: táo bón có thể gây ra cảm giác đầy bụng, buồn bụng và đau ở hậu môn.
Những dấu hiệu này có thể khác nhau ở từng trẻ tùy thuộc vào mức độ và thời gian kéo dài của táo bón.
2. Các loại thuốc trị táo bón cho trẻ và lưu ý sử dụng
2.1. Các loại thuốc trị táo bón cho trẻ em
Thuốc trị táo bón cho trẻ có một số nhóm cơ bản sau, mỗi nhóm có cách hoạt động và cách sử dụng riêng:
- Nhóm thuốc bổ sung chất xơ để tạo khối
Nhóm thuốc này chứa thành phần từ chất xơ tự nhiên có tác dụng hút nước từ ruột để tăng thể tích và độ mềm cho phân, kích thích nhu động ruột để bài xuất phân như bình thường.
Một số thuốc tạo khối thường dùng là:
+ Psyllium: là một loại sợi thực phẩm tự nhiên, khi dùng kèm với nước sẽ giúp làm mềm phân và thay đổi thể tích phân.
+ Methylcellulose: giúp cho phân dễ dàng đi qua đường tiêu hóa để ra ngoài. Hiệu quả của thuốc thường đạt được sau khi sử dụng 1 - 3 ngày. Thuốc hút khá nhiều nước nên cha mẹ cần chú ý cho con uống đủ lượng nước được nhà sản xuất khuyến cáo.
Có nhiều nhóm thuốc trị táo bón cho trẻ, mỗi nhóm có những tác dụng riêng
- Nhóm thuốc làm mềm phân
Nhóm thuốc trị táo bón cho trẻ này giúp nước thấm vào phân để làm mềm khối phân, nhờ đó mà việc đi ngoài của trẻ trở nên thuận lợi hơn.
Một số loại thuốc thuộc nhóm làm mềm phân thông dụng như: Docusate Sodium, Docusate, Parafin lỏng,...
- Nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Tác dụng của nhóm thuốc trị táo bón cho trẻ này là giảm hấp thu nước ở thành ruột và tăng nước trong lòng ruột, nhờ đó mà phân trở nên mềm và dễ tống ra ngoài hơn. Các loại thuốc thông dụng thuộc nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu như: Lactulose, Sorbitol, Macrogol, Glycerin,...
- Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích
Đây là nhóm thuốc có thể kích thích co bóp cơ đại tràng, tăng nhu động ruột để phân được đẩy ra ngoài nhanh hơn. Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích thường chỉ được chỉ định khi đã sử dụng các nhóm trên nhưng không hiệu quả. Cần khoảng 8 - 12 giờ sau khi sử dụng thuốc mới phát huy tác dụng. Điển hình cho nhóm này có thể kể đến thuốc Bisacodyl.
2.2. Lưu ý khi dùng thuốc trị táo bón cho trẻ
Nhiều bậc cha mẹ lo rằng trẻ sẽ quen với thuốc trị táo bón và không còn nhu cầu đi ngoài tự nhiên nữa hoặc lo sợ thuốc làm cho cơ thể của trẻ bị mất các chất dinh dưỡng cần thiết. Cha mẹ có thể yên tâm rằng, nếu sử dụng thuốc đúng cách, điều này sẽ không xảy ra.
Trước khi dùng thuốc trị táo bón cho trẻ cha mẹ nên tham vấn ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ Nhi khoa
Khi sử dụng thuốc trị táo bón cho trẻ cha mẹ cần chú ý:
- Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc trị táo bón nào cho trẻ để nhận được lời khuyên về loại thuốc và liều dùng phù hợp.
- Không tự ý điều chỉnh liều dùng hoặc loại thuốc để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
- Tuân thủ lời khuyên về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc của bác sĩ.
- Luôn đảm bảo cho trẻ uống đủ nước vì khi dùng thuốc trị táo bón cho trẻ thường gây mất nước từ ruột. Nếu không uống đủ nước thì hiệu quả của việc dùng thuốc sẽ khó đạt được như mong muốn.
- Luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ khi sử dụng thuốc trị táo bón. Nếu có bất kỳ dấu hiệu không bình thường nào, như dị ứng hoặc táo bón không cải thiện thì nên ngưng sử dụng thuốc để trao đổi với bác sĩ.
- Ngưng sử dụng thuốc trị táo bón khi tình trạng táo bón ở trẻ đã được khắc phục.
Sử dụng thuốc trị táo bón cho trẻ là một phần của quá trình điều trị táo bón đồng thời cần được kết hợp với các biện pháp hỗ trợ khác như thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ.
Mong rằng những chia sẻ ở trên có thể giúp cha mẹ hiểu hơn về công dụng và cách dùng thuốc trị táo bón cho trẻ và không quên tham vấn ý kiến bác sĩ Nhi khoa để việc dùng thuốc sớm đạt được mục đích cao nhất và an toàn cho sức khỏe của trẻ.
BS Thanh Tuấn đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!