Các tin tức tại MEDlatec
Tiêm phòng cúm: những vấn đề không nên bỏ qua trước khi chủng ngừa
- 02/03/2023 | Trẻ bị cúm A khi nào cần đến bệnh viện?
- 02/03/2023 | Phân biệt cúm A và cúm B qua những đặc điểm nào?
- 02/03/2020 | Bí kíp phòng cúm cho trẻ sơ sinh cha mẹ không nên bỏ qua
1. Bệnh cúm và vai trò của vắc xin phòng cúm
1.1. Cúm là bệnh gì?
Cúm là bệnh nhiễm virus cấp đường hô hấp gây ra các biểu hiện như đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau họng, sổ mũi, ho,... Đôi khi có thể kèm theo triệu chứng ở đường tiêu hóa như: tiêu chảy, buồn nôn,... nhưng thường ở mức nhẹ và sẽ khỏi sau 2 - 7 ngày.
Các dấu hiệu điển hình của bệnh cúm
Người mắc các bệnh lý mạn tính về thận, phổi, tim, bị suy giảm miễn dịch, trẻ em, người cao tuổi,... khi bị cúm có nguy cơ diễn tiến nặng gây viêm phế quản, viêm tai, viêm phổi, thậm chí có thể tử vong.
1.2. Vai trò của vắc xin phòng cúm đối với phòng ngừa cúm
Vắc xin phòng cúm là giải pháp phòng ngừa hiệu quả đối với bệnh lý này. Khi đi vào cơ thể, khoảng 2 tuần sau, vắc xin sẽ tạo ra kháng thể để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus cúm. Hiệu quả bảo vệ đạt được phụ thuộc vào độ tuổi tiêm phòng và đáp ứng miễn dịch của mỗi cơ thể. Tuy nhiên, hầu hết các loại vắc xin cúm có thể đạt hiệu quả bảo vệ tới 90%.
Virus cúm hàng năm vẫn phát triển biến thể nên mũi tiêm phòng năm ngoái không thể bảo vệ cơ thể trước chủng virus mới của năm nay. Đây cũng chính là lý do vắc xin phòng cúm sẽ được phát hành hàng năm để bắt kịp với sự phát triển của virus cúm. Thực hiện tiêm phòng cúm định kỳ mỗi năm là cách giúp hệ miễn dịch tạo ra kháng thể để bảo vệ cơ thể tránh khỏi các loại virus trong vắc xin được tiêm.
2. Tiêm phòng cúm - đối tượng, lịch tiêm và những vấn đề lưu ý
2.1. Ai nên tiêm phòng cúm?
Tiêm phòng cúm được khuyến cáo nên ưu tiên tiêm cho các đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao và dễ gặp biến chứng như:
- Mọi trẻ em trong độ tuổi 6 - 24 tháng.
- Người từ 65 tuổi trở đi.
- Người mắc các bệnh lý mạn tính, bệnh chuyển hóa, hệ miễn dịch suy giảm.
- Phụ nữ đang mang thai vào mùa của bệnh cúm hoặc phụ nữ chuẩn bị mang thai.
- Người đã có tiếp xúc thân mật với người bị mắc cúm.
Trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi là có thể tiêm phòng cúm
2.2. Nên tiêm vắc xin phòng cúm vào thời điểm nào?
Cúm có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng đỉnh dịch cúm mùa thường vào đông và xuân nên mốc được xem là phù hợp để tiêm phòng cúm nhất vào 2 tuần - 1 tháng trước khi mùa cao điểm bắt đầu. Tiêm phòng quá sớm có thể bị giảm khả năng phòng bệnh, nhất là đối với người cao tuổi. Dựa trên thực tế này thì tiêm phòng cúm tốt nhất nên vào giữa tháng 9 trở đi.
2.3. Tác dụng của vắc xin phòng cúm duy trì trong bao lâu, khi nào có hiệu quả?
Hiệu lực bảo vệ của hầu hết các loại vắc xin phòng cúm chỉ duy trì trong khoảng 6 - 12 tháng vì virus cúm đột biến và có sự thay đổi về cấu trúc kháng nguyên theo chu kỳ mỗi năm. Cũng vì thế mà các loại vacxin cúm được tiêm trong năm này sẽ không còn giá trị phòng ngừa trong năm khác.
Sau khi tiêm phòng cúm khoảng 2 -3 tuần vắc xin mới bắt đầu có tác dụng bảo vệ chứ không có hiệu quả ngay. Do hiệu lực vắc xin hơi chậm nên việc xác định thời điểm tiêm phòng phù hợp như bên trên cũng rất cần thiết.
2.4. Chi tiết lịch tiêm vắc xin phòng cúm theo độ tuổi
- Đối với trẻ 6 tháng tuổi - 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm:
+ Tiêm 2 mũi, khoảng cách tối thiểu giữa mỗi mũi là 1 tháng.
+ Mỗi năm đều tiêm nhắc lại.
- Người lớn và trẻ em trên 9 tuổi:
+ Tiêm mũi đầu tiên 0.5ml.
+ Các năm sau mỗi năm đều tiêm nhắc lại.
2.5. Một số vấn đề cần lưu ý về tiêm phòng cúm
- Tiêm vắc xin phòng cúm vẫn có khả năng bị cúm
Không phải tiêm vắc xin phòng cúm có nghĩa là sẽ không bị cúm nữa. Bản thân vắc xin cúm chỉ chứa một phiên bản không hoạt động của virus cúm mà cơ thể nhận ra được để kích thích hệ miễn dịch hoạt động, phản ứng lại với virus. Nếu tiêm phòng cúm rồi nhưng vẫn mắc cúm thì hoặc là do thời hạn phát huy hiệu lực của vacxin chưa đến hoặc là do mắc phải chủng cúm không có trong vắc xin
Tiêm phòng cúm giúp phòng ngừa và giảm thiểu biến chứng khi mắc cúm
- Một số phản ứng phụ có thể gặp sau tiêm phòng cúm
+ Mẩn đỏ.
+ Nhức đầu.
+ Sưng tấy vết tiêm.
+ Đau cơ.
+ Sốt nhẹ.
+ Buồn nôn.
+ Mệt mỏi.
- Các trường hợp sau không được tiêm vắc xin phòng cúm:
+ Trẻ dưới 6 tháng tuổi.
+ Người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng khi tiêm vắc xin.
+ Người đã từng bị Hội chứng Guillain-Barré.
- Dấu hiệu cảnh báo sốc phản vệ sau tiêm phòng cúm cần chú ý để đến bệnh viện cấp cứu ngay:
+ Sốt cao kèm hiện tượng co giật.
+ Bị đau bụng và nôn.
+ Tụt huyết áp nhanh nên bị ngất.
+ Hô hấp khó khăn, thở rít, thở khó.
Như đã chia sẻ ở trên, cứ mỗi năm virus cúm lại có sự biến chủng và trong nhiều trường hợp, cúm mùa có thể gây ra biến chứng trầm trọng đe dọa đến sự sống. Bên cạnh đó, cúm còn rất dễ lây nhiễm. Vì thế, tiêm phòng cúm vẫn được xem là giải pháp phòng ngừa hiệu quả trước các vấn đề này.
Trung tâm tiêm chủng - Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong các địa chỉ tiêm phòng cúm tuân thủ đầy đủ quy định của Bộ Y tế về nguồn gốc, thời hạn cũng như điều kiện bảo quản vắc xin; có phòng khám sàng lọc trước tiêm chủng được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, dưới sự hỗ trợ của hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại. Tất cả những yếu tố này sẽ đảm bảo về chất lượng dịch vụ tiêm chủng và mang đến sự hài lòng cho quý khách.
Mọi băn khoăn liên quan hoặc cần đặt lịch tiêm phòng cúm, quý khách có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên giải đáp và hướng dẫn cụ thể.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!