Các tin tức tại MEDlatec
Tiết lộ kinh ngạc về nguyên nhân ho ra máu
- 20/07/2020 | Ho ra máu cần phải làm gì, có nên chụp CT phổi không?
- 12/01/2021 | Một số phương pháp điều trị ho ra máu phổ biến hiện nay
1. Tổng quan về tình trạng ho ra máu
Ho ra máu là hiện tượng khi bạn cố gắng ho hay khạc đờm ra ngoài thì có máu xuất hiện. Ban đầu, bạn có thể ho ra máu tươi, nhưng dần về sau máu bắt đầu đỏ hơn và dần chuyển sang màu sẫm đen nếu tình trạng kéo dài và không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân ho ra máu thường đến từ nhiều bệnh lý khác nhau
2. Nguyên nhân ho ra máu là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân ho ra máu mà chúng ta không nên chủ quan. Đặc biệt, đây là có thể là dấu hiệu dự báo cơ thể bạn có tổn thương nghiêm trọng nhất định, phần lớn là liên quan đến phổi và đường hô hấp.
Tổn thương đường hô hấp
Các chứng ho do viêm amidan, viêm họng, ho lao,… diễn ra lâu ngày khiến người bệnh ho nhiều hoặc cố gắng ho để giảm bớt cảm giác khó chịu. Điều này dẫn đến tổn thương hoặc làm sưng lớp niêm mạc trong đường hô hấp. Khi bạn cho các lớp niêm mạc bị sưng sẽ chịu dồn nén và tác động mạnh cho đến khi vỡ ra, máu và mủ cứ thế đi ra ngoài. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể nặng hơn và gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản có các triệu chứng như khó thở, tức ngực, có những cơn ho kéo dài. Nếu không chữa dứt điểm, người bệnh có thể ho ra máu đỏ tươi hoặc máu cục do các mao mạch nhỏ ở phế quản bị đứt, gây viêm loét và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hô hấp của người bệnh.
Những cơn ho kéo dài khiến niêm mạc hô hấp tổn thương
Giãn phế quản
Bệnh giãn phế quản là nguyên nhân ho ra máu thường gặp nhất. Đúng với tên gọi thì bệnh giãn phế quản chính là phế quản bị giãn ra do di chứng của viêm phế quản, các bệnh về nhiễm trùng và viêm loét phế quản. Phế quản của người bệnh sẽ bị mất khả năng lọc khuẩn, lâu ngày các dịch nhầy sẽ bám trên bề mặt phế quản, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây viêm loét và dẫn đến nhiễm trùng - nguyên nhân ho ra máu thường gặp.
Bệnh lao - nguyên nhân ho ra máu
Bệnh lao là nguyên nhân phổ biến thường gây ho ra máu. Mycobacterium tuberculosis - vi khuẩn gây bệnh lao. Bệnh lao mang nhiều biểu hiện như tức ngực, khó thở, có đờm và đặc biệt là ho ra máu. Khi tình trạng bệnh lý ở mức nặng thì ho ra máu chính là biểu hiện phổ biến. Máu đỏ tươi kèm theo đờm, thỉnh thoảng xuất hiện máu đông. Nguyên nhân ho ra máu là do các cơ quan hô hấp đã bị tổn thương bởi vi khuẩn Lao tấn công.
Ung thư phổi
Biểu hiện của ung thư phổi khá giống với lao phổi, người bệnh cũng cảm thấy tức ngực, khó thở, ho đờm rỉ sắt, cân nặng bị giảm sút bất thường, ho nhiều và thường xuyên ho ra máu. Tuy nhiên, bệnh ung thư phổi khó phát hiện hơn, chỉ khi bệnh đã ở giai đoạn muộn thì mới có các biểu hiện rõ ràng.
Hút thuốc lá - nguyên nhân gián tiếp gây ho ra máu
Ngoài ra, nguyên nhân ho ra máu còn đến từ các bệnh lý khác như: viêm mạch, viêm phổi, apxe phổi, các bệnh về máu, xơ nang, suy tim,...
3. Điều trị ho ra máu như thế nào
Kỹ thuật y tế
Bước đầu tiên là chẩn đoán, bác sĩ sẽ tìm hiểu tình hình bệnh như các biểu hiện của bệnh nhân, mức độ ho nhiều hay ít, lượng máu thải ra mỗi lần ho, màu sắc máu (máu sẫm, máu tươi, máu đen). Sau đó, các xét nghiệm sẽ được tiến hành để một lần nữa kết luận bệnh mắc phải như: xét nghiệm máu, siêu âm, chụp X-quang, nội soi, siêu âm cắt lớp, xác định lượng hồng cầu và bạch cầu trong máu để đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.
Phương pháp điều trị
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và lượng máu ho mà bác sĩ có những phương pháp điều trị khác nhau. Có thể kể đến như:
-
Sử dụng kháng sinh để chống bội nhiễm.
-
Điều trị bằng các phương pháp hóa trị hoặc xạ trị nếu bị ung thư phổi.
-
Sử dụng các loại thuốc để giảm tình trạng ho, có đờm - nguyên nhân gây áp lực lên thành hô hấp.
-
Tiến hành nội soi, phẫu thuật để phát hiện và ngăn tình trạng chảy máu.
Đối với bệnh nhân
-
Không lơ là, chủ quan khi phát hiện hiện tượng có máu và dịch khi ho, quan tâm đến cân nặng, tình trạng hô hấp của cơ thể.
-
Kịp thời khám và nêu rõ tình hình bệnh tình đối với bác sĩ, tuân thủ và phối hợp các phương pháp điều trị để bệnh tình thuyên giảm và chuyển biến theo hướng tích cực.
-
Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích, thuốc lá là tác nhân gây ung thư phổi và các bệnh về phổi.
-
Xây dựng thói quen thể dục, thể thao để nâng cao sức đề kháng cơ thể trước bệnh tật. Chú ý giữ ấm cho cơ thể vào các ngày lạnh.
-
Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng. Bổ sung các chất cần thiết và cấp đủ nước hằng ngày cho cơ thể. Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc.
-
Trang bị kiến thức về sức khỏe để bảo vệ bản thân và gia đình bạn. Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ khi bị bệnh. Đây là một trong các cách hiệu quả giúp đẩy lùi và chống lại bệnh tật.
Rèn luyện bản thân mỗi ngày với các bài tập thể thao vừa sức
Một số người vẫn xem nhẹ việc ho ra máu và chủ quan. Tuy nhiên, khi cơ thể bạn ho ra máu phần lớn là đã có những tổn thương nhất định nào đó ở các cơ quan. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng có thể ngày càng nặng hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh. Với những kiến thức vừa chia sẻ, chúng tôi hy vọng bạn đọc có thể hiểu rõ và cảnh giác hơn khi gặp phải.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!