Các tin tức tại MEDlatec

Tìm hiểu các cách lấy dị vật trong họng an toàn

Ngày 21/04/2023
Khi bị mắc dị vật trong họng, chúng ta thường cảm thấy khó chịu, đau đớn. Nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ liệt kê các cách lấy dị vật trong họng nhanh chóng và an toàn.

1. Dị vật họng là gì?

Trước khi tìm hiểu cách lấy dị vật trong họng, chúng ta cùng sơ lược dị vật họng là gì. Theo đó, đây chính là sự cố có thể xảy ra ở bất cứ người nào, nhưng thường gặp nhất là trẻ em và người già. Lúc này, ở họng miệng sẽ xuất hiện những dị vật nhỏ, sắc, nhọn, khiến người mắc bị khó chịu và đau đớn.

Những dị vật có thể là xương cá, đầu tăm, hạt cơm, hạt bắp, thịt,… Chúng mắc lại Amydal khẩu cái, dưới đáy lưỡi, rãnh lưỡi hoặc đôi khi, bị sặc lên vòm họng. Còn những dị vật lớn hơn như cúc áo, đồng xu, đồ chơi hay răng giả thì có thể mắc lại ở hạ họng và đáy xoang lê.

Hình ảnh mô phỏng dị vật đang nằm trong họng

2. Nguyên nhân và triệu chứng bị mắc dị vật trong họng

Việc xác định nguyên nhân và triệu chứng sẽ giúp chúng ta có cách lấy dị vật trong họng phù hợp.

Nguyên nhân gây ra dị vật họng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố mắc dị vật trong họng, có thể kể đến như:

  • Quá trình chế biến món ăn, băm chặt xương quá nhỏ, khiến món ăn có nhiều xương vụn.

  • Khi ăn không để ý, ăn nhanh, ăn vội hoặc nói chuyện, cười đùa khi ăn.

  • Người già và trẻ em có hàm răng yếu, nhai không kỹ, vô tình nuốt phải xương hoặc thức ăn to, cứng.

  • Bệnh nhân tâm thần, không ý thức được khi cho đồ ăn, đồ chơi vào miệng và nuốt.

Triệu chứng bị mắc dị vật trong họng

Tùy vào từng tình huống bị mắc dị vật trong họng mà sẽ có những triệu chứng khác nhau. Đối với trẻ em, dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất là bé đột nhiên khóc to, mặt đỏ hoặc tím tái, kèm theo tiếng ho ói sặc sụa. Nghiêm trọng hơn là bé có thể đái dầm, bất tỉnh và ngưng thở.

Còn đối với người lớn chúng ta thì khi bị mắc dị vật họng sẽ cảm thấy khó khăn khi nuốt. Đặc biệt, khi ăn uống thì cảm giác đau sẽ tăng lên và ngày càng nghiêm trọng. Và triệu chứng càng trở nên rõ ràng nếu trước đó bạn đã ăn cá, xương giò hoặc vô tình ngậm nuốt vật cứng nào đó.

Triệu chứng nhận biết mắc dị vật họng là cảm giác đau đớn và khó chịu ở vùng cổ họng, nhất là khi ăn uống

3. Cách lấy dị vật trong họng như thế nào?

Thực tế, cách lấy dị vật trong họng như thế nào còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Có trường hợp người bệnh cho rằng mình bị mắc dị vật trong họng nhưng khi thăm khám thì không phát hiện dị vật. Đây có thể là do dị vật nhỏ, đã tự trôi khi uống nước hoặc nói chuyện. Lúc này, dị vật gây trầy xước niêm mạc, khiến người bệnh đau và khó chịu.

Có trường hợp khác là dị vật ngắn và nhỏ. Việc chẩn đoán và lấy ra sẽ khó khăn hơn nếu sau khi bị mắc dị vật, người bệnh vẫn ăn uống bình thường. Hoặc liên tục sờ, ngoáy, móc họng để lấy dị vật ra.

Lúc này, các bác sĩ sẽ dùng Lidocain 10% xịt tại chỗ, gây tê cho vùng họng. Mục đích của việc này là giúp người bệnh không bị nôn ọe. Sau đó, dùng móc đầu tù vén trụ amydale lên rồi sử dụng ống nội soi họng 70 độ để quan sát xem dị vật nằm ở đâu.

Tư thế của người bệnh khi nội soi họng là ngồi thẳng như tư thế khám nội soi thông thường. Hoặc cũng có thể nằm ngửa nếu như được chỉ định nội soi trực tiếp bằng các dụng cụ ống soi thanh quản hoặc ống soi thực quản.

Vị trí nằm của dị vật sẽ quyết định cách lấy dị vật trong họng. Nếu nằm ở vị trí dễ lấy thì bác sĩ sẽ dùng kẹp khủy, Kelly để gắp ra. Ngược lại, dị vật nằm ở “vùng sâu vùng xa”, khó lấy hơn thì sẽ được gắp ra bằng Kelly cong hoặc kềm Frankel.

Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có cách lấy dị vật trong họng phù hợp, an toàn và hiệu quả

Còn đối với dị vật to như đồ chơi, cúc áo, răng giả,… thì bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang, sau đó áp dụng các cách lấy dị vật trong họng sau:

Soi gắp dị vật trong họng bằng kìm Frankael:

  • Để bệnh nhân ở tư thế ngồi.

  • Sử dụng thuốc tê tại chỗ để gây tê phần hạ họng.

  • Tìm dị vật bằng cách nội soi trực tiếp hoặc dùng ống soi thanh quản.

  • Gắp dị vật ra khỏi họng bằng kìm Frankael.

Soi gắp dị vật bằng ống soi thanh quản hoặc ống soi thực quản cứng:

  • Để người bệnh ở tư thế nằm ngửa, dưới vai có kê gối.

  • Gây tê, tiền mê hoặc gây mê tại chỗ.

  • Tìm dị bằng cách ống soi hạ họng.

  • Gắp dị vật ra khỏi họng bằng kìm gắp dị vật hạ họng.

Sau khi đã gắp dị vật trọng họng ra thành công thì người bệnh cần được theo dõi sát sao. Trong thời gian 5 ngày đầu có thể được chỉ định dùng kháng viêm, kháng sinh để bớt đau và phòng tránh hiện tượng tràn khí và nhiễm trùng tại vòng cổ.

4. Biện pháp phòng tránh mắc dị vật họng

Nói chung, mắc dị vật họng là hiện tượng phổ biến, hầu như ai cũng có thể bị, quan trọng là mức độ nặng nhẹ như thế nào. Nếu nhẹ thì gây khó chịu, khó nuốt nhưng người bệnh có thể tự khạc, tự lấy ra được hoặc dị vật tự trôi xuống.

Trường hợp nặng có thể gây đau đớn, không thể ăn uống hay nói chuyện. Nếu không có cách lấy dị vật trong họng kịp thời có thể gây biến chứng viêm thanh quản, phù nề vùng cổ, khó thở, nhiễm trùng máu,… Với trẻ em, các bé có thể tím tái, bất tỉnh và ngưng thở.

Mắc dị vật họng có thể gây nhiều biến chứng, nhất là ở trẻ em

Các biện pháp phòng tránh mắc dị vật họng bao gồm:

  • Chế biến thức ăn cẩn thận, nhất là đồ ăn cho em bé và người già.

  • Ăn uống từ từ, cẩn thận, nhất là khi ăn các món có xương như cá, chân giò,…

  • Tuyệt đối không đùa giỡn, cười nói khi ăn uống.

  • Loại bỏ thói quen đưa đồ chơi vào trong miệng, thường gặp ở trẻ em.

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn biết được cách lấy dị vật trong họng như thế nào, làm sao để phòng tránh mắc dị vật họng,... hi vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin giá trị và hữu ích. Mọi nhu cầu khám và điều trị bệnh tại MEDLATEC, quý khách có thể gọi đến 1900 56 56 56 để được hỗ trợ đặt lịch nhanh chóng, tiện lợi.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.