Các tin tức tại MEDlatec
Tìm hiểu về các dấu hiệu đau dạ dày để biết cách xử lý
- 16/02/2022 | Cảnh báo các dấu hiệu viêm dạ dày cấp chớ nên bỏ qua!
- 16/02/2022 | Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Biện pháp điều trị là gì?
- 16/02/2022 | Nắm vững các triệu chứng đau dạ dày tá tràng để kịp thời xử lý
1. Thủ phạm gây nên các cơn đau dạ dày là gì?
Chúng ta chắc không còn ai xa lạ gì về các bệnh lý liên quan tới dạ dày, tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguyên nhân nào dẫn tới cơn đau dạ dày. Dưới đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ gây nên triệu chứng khó chịu này:
-
Vi khuẩn HP: trên thực tế có tới 75% các trường hợp bị đau dạ dày là do vi khuẩn HP. Sau một thời gian trú ngụ trong dạ dày, HP sẽ tạo ra những tổn thương cho niêm mạc và hình thành nên các ổ viêm loét tại đây;
-
Thói quen thường xuyên hút thuốc lá hoặc sinh hoạt lâu ngày trong môi trường tràn ngập khói thuốc: trong thuốc lá chứa vô vàn các chất độc hại, tăng tiết pepsin và axit trong dịch vị làm bào mòn lớp niêm mạc dạ dày dẫn tới các cơn đau cho người bệnh;
-
Chế độ ăn uống không đảm bảo: vấn đề sinh hoạt và ăn uống không phù hợp như ưa chuộng đồ chua, cay, nóng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm,... cũng là căn nguyên dẫn tới những rối loạn hoạt động của hệ tiêu hóa, cụ thể là ở dạ dày;
Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày
-
Lạm dụng bia rượu, chất kích thích và đồ uống có cồn: rượu bia chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các bệnh về đường tiêu hóa. Trong rượu chứa những chất có hại cho niêm mạc dạ dày, tạo nên các vết loét và nếu để lâu ngày sẽ gây chảy máu, thậm chí là thủng dạ dày;
-
Do áp lực, stress: sức khỏe tinh thần cũng có ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe thể chất. Nếu một người bị căng thẳng lâu ngày sẽ kích thích co bóp dạ dày và tăng nhu động ruột, từ đó làm nghiêm trọng hơn bệnh đau dạ dày.
2. Các dấu hiệu đau dạ dày
Bên cạnh nguyên nhân, vậy đâu là dấu hiệu đau dạ dày đặc trưng?
Theo các chuyên gia y tế thì hầu hết những người bị đau dạ dày sẽ xuất hiện 5 dấu hiệu điển hình kèm theo như sau:
-
Đau bụng vùng thượng vị;
-
Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi;
-
Đầy bụng, khó tiêu;
-
Đại tiện ra máu;
-
Buồn nôn hoặc nôn mửa.
Chúng ta sẽ đi vào phân tích chi tiết hơn từng dấu hiệu đau dạ dày nêu trên:
Vị trí khởi phát cơn đau dạ dày:
Phần lớn những người bị đau dạ dày thường bắt đầu với cơn đau xuất phát ở vùng bụng, vị trí trên rốn (vùng thượng vị). Mức độ của cơn đau có thể là bụng đau âm ỉ hay đau liên tục, dữ dội trong một khoảng thời gian nhất định.
Cơn đau đặc biệt tăng nặng với tần suất dày đặc khi người bệnh ăn quá no hoặc khi quá đói.
Ợ hơi, ợ chua:
Khi thức ăn lên men do ứ trệ ở trong dạ dày lâu ngày sẽ sinh ra các triệu chứng khó chịu như ợ chua, ợ hơi, hoặc ợ nóng. Nếu tình trạng này kéo dài thì tốt nhất bạn nên đi khám vì axit trong dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản nhiều lần sẽ làm tổn thương niêm mạc tại đây gây ho và viêm họng.
Đầy bụng, khó tiêu:
Khi chức năng co bóp của dạ dày bị suy giảm sẽ dẫn tới hiện tượng thức ăn bị ùn ứ trong dạ dày, lâu tiêu, vì thế mà người bệnh luôn cảm thấy ậm ạch, đau bụng;
Buồn nôn và nôn ói:
Đối với những trường hợp bị đau dạ dày giai đoạn đầu, mức độ nhẹ thì người bệnh có thể bộc lộ cả triệu chứng buồn nôn hay thậm chí là nôn mửa. Tình trạng này nếu tái diễn nhiều lần và không có tín hiệu thuyên giảm thì bệnh nhân nên đi kiểm tra, tránh nguy cơ thức ăn bị trào ngược ra ngoài gây tổn thương thực quản kèm theo những biến chứng nghiêm trọng khác.
Các dấu hiệu đau dạ dày khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi
Đi ngoài ra máu:
Đau dạ dày kết hợp với hiện tượng đi ngoài ra máu, có khi nôn ra máu, cơ thể mệt mỏi và hay bị chóng mặt là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ xuất huyết dạ dày, hoặc bệnh đã tiến triển thành viêm loét, nghiêm trọng hơn là ung thư dạ dày.
3. Chế độ ăn uống giúp phòng ngừa đau dạ dày
Cần đối phó như thế nào với các dấu hiệu đau dạ dày? Nên bổ sung những thực phẩm gì để giúp kiểm soát tốt bệnh lý về dạ dày là thắc mắc của rất nhiều người. MEDLATEC có một vài lời khuyên dành cho bạn:
-
Nên tự thiết lập cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và hợp vệ sinh để hạn chế sự lây nhiễm, sinh sôi phát triển của vi khuẩn HP trong dạ dày và ngăn chặn những tác động xấu do thức ăn ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày;
-
Không ăn thực phẩm chua cay nóng như tiêu, ớt, chanh, dưa muối,...;
-
Tránh dùng nhiều các thức uống như rượu bia, nước ngọt có gas,...;
-
Nên ăn các loại thực phẩm như bột ngũ cốc, sữa, trứng, rau xanh và tăng cường bổ sung nước lọc mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh hơn.
2. Cách chữa đau dạ dày theo kinh nghiệm dân gian
Dùng tinh bột nghệ để đẩy lùi các dấu hiệu đau dạ dày hiệu quả:
Trong nghệ vàng có chứa một loại chất tên là curcumin có khả năng chống lại quá trình oxy hóa, kháng viêm giúp vết thương mau lành. Nhờ vậy, những người mắc bệnh liên quan tới dạ dày có thể pha 2 muỗng cafe bột nghệ trong 250 ml nước ấm, uống 3 cốc/ngày sau khi ăn. Cách này có thể đem lại hiệu quả sau khoảng 1 - 2 tháng áp dụng.
Giảm thiểu các dấu hiệu đau dạ dày bằng lá tía tô:
Chất Tanin và glucosid có trong lá tía tô có công dụng làm se lành các vết viêm loét, gia tăng khả năng liền sẹo và giảm tiết axit trong dạ dày.
Hướng dẫn cách chế biến: rửa sạch lá tía tô tươi (hoặc có thể dùng lá đã phơi khô), đem đun với nước, tới khi sôi thì bắc ra để nguội uống hàng ngày giúp giảm đau dạ dày rõ rệt.
Lá tía tô có thể giúp đẩy lùi cơn đau dạ dày
2 bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi có kết luận về bệnh lý thì bệnh nhân nên đi thăm khám sức khỏe để được bác sĩ tư vấn chi tiết hơn.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm là một địa chỉ thăm khám bệnh uy tín hàng đầu hiện nay. Bên cạnh đó, bệnh viện đầu tư hệ thống các máy móc hiện đại hỗ trợ quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh kịp thời, chính xác. Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC đã được trao 2 chứng chỉ công nhận năng lực xét nghiệm xuất sắc đó là ISO 15189:2012 và CAP được công nhận chất lượng xét nghiệm ở nhiều nước trên thế giới.
Liên hệ ngay với Tổng đài 1900 56 56 56 để được chúng tôi tư vấn và đặt lịch bạn nhé!
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!