Các tin tức tại MEDlatec
Tìm hiểu về thuốc tiểu đường và các biện pháp hỗ trợ điều trị
- 30/04/2020 | Xét nghiệm C - peptide giúp phân loại bệnh tiểu đường
- 27/03/2020 | Cẩm nang thông tin cần biết về bệnh tiểu đường
- 08/04/2020 | 3 bước để kiểm soát dễ dàng bệnh tiểu đường trọn đời
1. Bệnh Tiểu đường là gì?
Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là căn bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính thường gặp trong cuộc sống. Có nghĩa là lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và cơ thể mất đi khả năng điều chỉnh lượng đường cơ thể về mức bình thường. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể cụ thể là mắt, thận, hệ thần kinh và tim mạch loét và nhiễm trùng khó liền, tổn thương cơ xương khớp, đặc biệt là bàn chân. Bệnh nhân mắc bệnh sẽ được duy trì dùng thuốc tiểu đường để kiểm soát đường máu ổn định, phòng ngừa biến chứng.
Đái tháo đường là căn bệnh mãn tính thường gặp
Thông qua việc chẩn đoán Bệnh tiểu đường bằng xét nghiệm nồng độ glucose trong máu sẽ chia thành ba loại thường gặp: tiểu đường loại một, tiểu đường loại 2, tiểu đường thai kỳ.
2. Triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường
2.1. Một số triệu chứng chung
Trước khi tìm hiểu về thuốc tiểu đường, chúng ta sẽ điểm qua một số triệu chứng của bệnh. Thông thường, những dấu hiệu của bệnh tiểu đường có thể gặp như cảm giác mệt mỏi nhiều, luôn đói và ăn nhiều, khát nước, tiểu nhiều, nhìn mờ, trường hợp nặng có thể lơ mơ, hôn mê, hơi thở mùi táo thối khi bị biến chứng nhiễm toan ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu. Tuy nhiên đa phần các bệnh nhân tiểu đường typ 2 ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, nên cần đi kiểm tra xét nghiệm đường máu thường xuyên để phát hiện sớm bệnh tiểu đường.
Đối với tiểu đường loại 1, dấu hiệu thường diễn ra nhanh chóng chỉ từ vài ngày hoặc vài tuần. Một số triệu chứng chung cảnh báo cho bệnh nhân:
-
Đói và mệt: cơ thể làm nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn thành glucozo mà các tế bào dùng chúng để lấy năng lượng. Tuy nhiên các tế bào ấy cũng cần insulin nhằm hấp thụ glucose. Nếu như cơ thể không tạo đủ hoặc hoàn toàn không sản xuất được insulin, hoặc tế bào cơ thể chống lại insulin cơ thể tạo ra dẫn đến glucose không đi từ máu vào tế bào để tạo năng lượng được. Chính vì thế mà cơ thể bạn sẽ mệt và đói hơn bình thường.
-
Đi tiểu nhiều hơn và khát nước nhiều hơn: cơ thể một người bình thường đi tiểu trung bình từ 4 - 7 lần trong 1 ngày nhưng bệnh nhân tiểu đường sẽ đi tiểu nhiều hơn. Bình thường cơ thể chúng ta tái hấp thụ glucose khi chúng đi qua thận. Nhưng cơ thể người mắc tiểu đường sẽ đẩy lượng đường trong nước tiểu lên cao, thận có thể sẽ không đưa tất cả trở lại. Từ đó khiến cơ thể bệnh nhân tạo ra nhiều nước tiểu và mất nước khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn bình thường. Khi bệnh nhân đi tiểu nhiều sẽ rất khát. Và khi uống nhiều sẽ lại đi tiểu nhiều hơn.
-
Khô miệng và ngứa da: Nguyên nhân do cơ thể bệnh nhân sử dụng chất lỏng để đi tiểu thế nên độ ẩm cung cấp cho hoạt động khác sẽ ít hơn. Do đó, bệnh nhân bị mất nước và miệng sẽ cảm thấy khô. Da khô sẽ khiến bạn bị ngứa.
-
Thị lực giảm: do đường máu cao, do biến chứng tổn thương võng mạc hoặc đục thủy tinh thể của bệnh tiểu đường.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường
-
Sút cân không rõ lý do: nếu cơ thể chúng ta không lấy năng lượng của thức ăn, chúng sẽ đốt cháy cơ bắp cùng chất béo nhằm lấy năng lượng. Bạn sẽ sút cân mặc dù chế độ ăn không thay đổi.
-
Buồn nôn và ói mửa: nếu cơ thể lấy năng lượng từ việc đốt chất béo sẽ tạo nên ketone. Khi chúng tích tụ quá nhiều trong máu sẽ gây nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng. Tình trạng này được gọi là nhiễm toan đái tháo đường cần được điều trị càng sớm càng tốt.
-
Nhiễm trùng nấm men: cả nam và nữ khi bị bệnh tiểu đường đều sẽ có dấu hiệu này. Nấm men ăn glucose thế nên nó sẽ phát triển rất mạnh. Nhiễm trùng nấm men có thể xuất hiện ở bất kỳ nếp gấp có độ ẩm và ấm nào của da như kẽ ngón tay, ngón chân, dưới ngực, bên trong hay xung quanh bộ phận sinh dục.
-
Vết loét hay vết cắt chậm lành: lượng đường trong máu sẽ tác động đến lưu lượng máu và làm tổn thương lên hệ thần kinh khiến việc chữa lành các vết thương gặp khó khăn. Đau hoặc tê ở tay, chân. Đầy được xem là 1 kết quả khác của tổn thương hệ thần kinh.
2.2. Triệu chứng báo hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ
Thông thường lượng đường trong máu tăng cao khi có thai sẽ không có dấu hiệu. Bệnh nhân chỉ cảm thấy khát nhiều và đi tiểu nhiều hơn bình thường. Bệnh nhân đi khám có thể thấy thai to, đa ối.
Tiểu đường thai kỳ thường khó nhận biết
3. Điều trị bằng thuốc tiểu đường như thế nào?
Bệnh nhân mắc tiểu đường có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Cần thiết chú trọng vào chế độ ăn uống, các hoạt động thể chất, theo dõi diễn tiến bệnh thường xuyên dù cho bệnh nhân thuộc loại tiểu đường nào.
Đối với bệnh nhân tiểu đường loại 1 cần thiết dùng insulin đến hết quãng đời bởi vì cơ thể không có khả năng tự tạo ra insulin. Đối với bệnh nhân tiểu đường loại 2, cần kiểm soát chặt chẽ tình trạng bệnh bằng cách thay đổi lối sinh hoạt, chế độ ăn uống, tập luyện. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc tiểu đường uống và/hoặc thuốc tiêm gồm có insulin theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Lưu ý: bệnh nhân không tự dùng thuốc vì mỗi người cần liều thuốc khác nhau, nếu sử dụng không đúng sẽ dẫn đến các nguy cơ tai biến, nặng nhất là tử vong.
Bệnh nhân có thể điều trị bằng cách dùng thuốc tiểu đường hoặc tiêm thuốc
Bệnh nhân tiểu đường cần phải nghiêm túc quản lý chế độ ăn uống bởi lượng đường trong máu sẽ dễ tăng cao do ăn uống không hợp lý. Thông qua việc theo dõi hàm lượng carbohydrate và hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn, không giàu chất xơ.
Bệnh tiểu đường thường không thể phòng ngừa trong các trường hợp. Đối với tiểu đường loại 1 thì không thể phòng ngừa được. Thế nhưng tiểu đường loại 2 có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng cách kiểm soát chế độ ăn hàng ngày và duy trì các hoạt động tập luyện.
Bệnh nhân tiểu đường cần phải kiểm soát chế độ ăn chặt chẽ
Bệnh nhân tiểu đường cần đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định dùng thuốc tiểu đường và phác đồ điều trị để kiểm soát bệnh hiệu quả. Bệnh nhân được chẩn đoán tiểu đường vẫn có thể tiếp tục cuộc sống bình thường. Thế nhưng cần phải gắt gao trong việc ăn uống, luyện tập hàng ngày. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bệnh lý tiểu đường, bạn hãy liên hệ ngay tới tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!