Các tin tức tại MEDlatec
Tổn thương thần kinh quay: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
- 21/10/2024 | Tìm hiểu về dây thần kinh quay và bệnh lý liên quan
- 03/11/2024 | Fluoxetine: Thuốc điều trị trầm cảm, rối loạn ám ảnh và các bệnh lý thần kinh khác
- 08/11/2024 | Có khả năng phục hồi dây thần kinh thị giác được không?
- 24/11/2024 | Đau dây thần kinh chẩm - nguồn cơn của những trận “đau đầu công sở”
- 27/11/2024 | Có nên dùng cây thuốc chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật không?
1. Tìm hiểu về hệ thần kinh quay
Dây thần kinh quay được biết đến như nhánh thần kinh lớn nhất trong hệ thống đám rối của dây thần kinh tại cánh tay. Nhánh dây thần kinh này gồm tập hợp nhiều sợi thần kinh. Một trong những chức năng của thần kinh quay là tham gia vào quá trình điều phối hoạt động co duỗi, ngửa tay tại vùng cánh tay, vùng cẳng tay, lan truyền cảm giác đến vùng phía sau cánh tay, vùng cẳng tay, nửa bên ngoài mu bàn tay.
Dây thần kinh quay tập trung tại cánh tay
Ngoài ra, hệ thống dây thần kinh quay còn truyền dẫn thông tin đến não bộ về cảm giác từng xuất hiện tại cực trên. Đồng thời, cung cấp thông tin đến cơ, chi trên. Tình trạng tổn thương dây thần kinh quay dễ dẫn đến suy giảm chức năng cơ bắp, ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận cảm giác.
2. Tình trạng tổn thương thần kinh quay do những nguyên nhân nào?
Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng tổn thương tại dây thần kinh quay, chẳng hạn như:
- Cánh tay bị chèn ép khi ngủ.
- Gãy xương cánh tay, đặc biệt là gãy 1/3 giữa xương cánh tay, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tổn thương thần kinh quay.
- Thói quen sử dụng nạng sai cách.
- Chấn thương do bị ngã hoặc bị va chạm mạnh,…
Trong đó, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tổn thương thần kinh quay là gãy xương cánh tay. Phụ thuộc theo tình trạng tổn thương, dây thần kinh đôi khi sẽ bị rách toàn bộ.
Nằm ngủ không đúng tư thế có thể gây chèn ép lên cánh tay gây tổn thương dây thần kinh quay
Bên cạnh đó, nhiễm độc chì cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Theo thời gian, tình trạng nhiễm độc có khả năng tác động đến tất cả hệ thần kinh. Bệnh lý liệt thần kinh quay được cho là liên hệ đến tổn thương dây thần kinh quay.
Bệnh nhân bị đái tháo đường, chức năng thận suy giảm,... là những đối tượng có nguy cơ cao bị tổn thương thần kinh quay.
3. Triệu chứng ở người bị tổn thương dây thần kinh quay
Người bị tổn thương dây thần kinh quay sẽ biểu hiện triệu chứng tại mu bàn tay; khó chịu tại đầu ngón tay cái, ngón tay trỏ và ngón tay giữa, cụ thể:
- Cảm thấy đau nhói, xuất hiện cảm giác khó chịu tại đầu ngón tay. Cụ thể là tại ngón tay cái.
- Bàn tay có dấu hiệu “bàn tay rũ cổ cò”.
- Tình trạng teo cơ, phía tay bên liệt so với bên lành trong giai đoạn muộn của bệnh.
- Mất hoặc giảm cảm giác mặt sau cánh tay, cẳng tay và mặt ngoài mu tay.
- Xuất hiện cơn đau gây tê mỗi khi điều chỉnh duỗi thẳng tay.
- Khó mở rộng hoặc duỗi thẳng cánh tay, ngón tay.
Đau nhói đầu ngón tay là một trong những dấu hiệu cho thấy dây thần kinh quay bị tổn thương
Khi bị chấn thương hoặc nhận thấy triệu chứng bất thường, bạn hãy thận trọng theo dõi, đi kiểm tra để được hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp, hạn chế tổn thương nghiêm trọng hơn.
4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị tổn thương dây thần kinh quay
4.1. Chẩn đoán
Để đánh giá tình trạng có tổn thương thần kinh quay hay không. Cần thực hiện các cận lâm sàng sau:
- Chụp X-quang: giúp phát hiện gãy xương, can xương hoặc u xương gây chèn ép thần kinh quay.
- MRI: trong một số trường hợp, MRI giúp phát hiện một số tổ chức không cản quang gây chèn ép thần kinh quay (u mỡ, u hạch, phình mạch,…)
- Khảo sát chẩn đoán điện: điện cơ đồ (EMG) và khảo sát dẫn truyền thần kinh giúp xác định thần kinh bị tổn thương, định khu vị trí tổn thương và giúp theo dõi quá trình hồi phục của thần kinh quay. Thường kết quả khảo sát chẩn đoán điện vẫn bình thường trong giai đoạn sớm của bệnh.
4.2. Điều trị
Tổn thương thần kinh quay được chia thành 3 mức độ theo Seddon. Thái độ xử trí phụ thuộc nhiều vào mức độ tổn thương. Trong đó
- Độ 1: Điều trị bảo tồn.
- Độ 2: Điều trị bảo tồn là lựa chọn ban đầu. Nếu không có dấu hiệu phục hồi thần kinh sau một thời gian điều trị thì nghĩ đến phẫu thuật thăm dò và điều trị. Thường bệnh nhân hồi phục không hoàn toàn.
- Độ 3: Phẫu thuật là bắt buộc. Thần kinh sẽ không hồi phục nếu không được phẫu thuật nối thần kinh. Quá trình phục hồi phụ thuộc nhiều vào phương pháp phẫu thuật và khả năng tái phân phối thần kinh sau phẫu thuật.
Nếu tình trạng tổn thương chưa nặng, người bệnh có thể dùng thuốc
Bên cạnh dùng thuốc, bác sĩ đôi khi sẽ chỉ định phương pháp điều trị kết hợp khác như:
- Nẹp cố định: Giúp cố định dây thần kinh, tạo điều kiện cho dây thần kinh phục hồi nhanh hơn.
- Vật lý trị liệu: Giúp cải thiện hoặc duy trì khả năng sức mạnh cơ bắp, giúp tăng cơ hồi phục hồi tổn thương nhanh hơn.
- Massage: Đây cũng là một phương pháp hỗ trợ điều trị cho người bị tổn thương hệ thống dây thần kinh quay. Thông qua hoạt động massage, mô sẹo sẽ dễ bị phá vỡ hơn, kích thích khả năng phản ứng của dây thần kinh.
Với điều trị không phẫu thuật, tổn thương thường phục hồi sau khoảng 12 tuần điều trị. So với người lớn, trẻ em sẽ phục hồi nhanh hơn. Tất nhiên, thời gian phục hồi còn tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh lý thực tế.
Để phòng ngừa tổn thương tại dây thần kinh quay, bạn cần tránh tạo áp lực thường xuyên lên vùng cánh tay. Theo đó trong khi ngủ, ngồi làm việc, bạn hãy điều chỉnh tư thế sao cho vùng cánh tay không chịu áp lực mạnh.
Trường hợp cảm nhận thấy vùng cánh tay, ngón tay xuất hiện triệu chứng khác thường, bạn không nên chủ quan. Khi đó, bạn cần thận trọng theo dõi triệu chứng tìm đến cơ sở y tế thăm khám kịp thời. Một trong những địa chỉ bạn có thể tin tưởng lựa chọn lúc này là Chuyên khoa Thần kinh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC.
MEDLATEC sở hữu thế mạnh nổi bật như đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi cùng Trung tâm Xét nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, chứng chỉ CAP cấp bởi Hội Bệnh học Hoa Kỳ.
Ngoài ra, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh như máy chụp X-quang, máy siêu âm, máy chụp cộng hưởng từ MRI, máy chụp CT,... nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Đức, Thụy Sĩ sẽ hỗ trợ tốt việc chẩn đoán, xác định bệnh lý.
Nếu nghi ngờ bị tổn thương thần kinh quay hoặc bất kỳ bệnh lý nào khác, bạn hãy tin tưởng tìm đến MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra chi tiết hơn. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ với MEDLATEC theo số tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!