Các tin tức tại MEDlatec
Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?
- 12/11/2024 | Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh: Cách xử lý nhanh chóng và hiệu quả
- 25/11/2024 | Trào ngược dạ dày gây ho có đờm - Bệnh lý không nên chủ quan vì nguy hiểm
- 12/12/2024 | Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản: Nhận diện triệu chứng, độ nguy hiểm và cách chẩn đoán
1. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng này xảy ra khi dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Cụ thể, do cơ thắt thực quản dưới hoạt động kém hiệu quả, khiến axit dạ dày dễ dàng trào ngược lên trên, gây kích ứng niêm mạc thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng khá phổ biến ở nhiều độ tuổi
Các triệu chứng thường gặp của bệnh lý tiêu hóa phổ biến này bao gồm:
- Ợ chua: Khu vực ngực và cổ họng xuất hiện cảm giác nóng rát;
- Đau ngực: Xuất hiện vào thời điểm sau ăn hoặc khi nằm xuống;
- Khó nuốt: Cảm giác như cổ họng bị vướng thức ăn;
- Ho khan: Ho nhiều, đặc biệt về đêm;
- Khàn giọng: Dây thanh quản bị ảnh hưởng bởi axit dạ dày;
- Viêm họng mạn tính: Do kích ứng thường xuyên của axit dạ dày;
- Nôn mửa: Chủ yếu xuất hiện khi ăn no hoặc vào buổi sáng sớm.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày có thể bao gồm như sau:
- Lối sống: Ăn quá no, ăn quá nhanh, ăn các loại thức ăn cay nóng, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, căng thẳng, béo phì…;
- Thuốc: Sau khi sử dụng một số loại thuốc;
- Mang thai: Tình trạng trào ngược có thể do áp lực từ thai nhi lên dạ dày.
2. Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?
Mặc dù trào ngược dạ dày là một tình trạng phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa nhận thức đầy đủ về mức độ nguy hiểm của bệnh này.
Vậy trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không? Câu trả lời là tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu việc phát hiện và các phương pháp điều trị không được áp dụng kịp thời, cụ thể như sau:
- Viêm thực quản: Là tình trạng niêm mạc thực quản bị tổn thương do tiếp xúc với axit dạ dày;
- Hẹp thực quản: Tình trạng hẹp lòng thực quản có thể xảy ra do viêm loét mạn tính khiến việc nuốt thức ăn gặp khó khăn;
- Barrett thực quản: Xảy ra khi các tế bào lót thực quản bị thay thế bằng các tế bào biểu mô của đường ruột. Sự thay đổi tế bào này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe;
- Ung thư thực quản: Tình trạng được coi là mối nguy hàng đầu đối với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh.
Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không - câu trả lời là có nếu không được điều trị kịp thời
3. Điều trị và phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản bằng phương pháp nào?
Phương pháp điều trị
Có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng trong điều trị bệnh lý đường tiêu hóa này. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, triệu chứng và sức khỏe tổng quan của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
Điều trị bằng thuốc:
- Thuốc kháng acid: Trung hòa axit dạ dày, triệu chứng ợ chua, nóng rát được hạn chế;
- Thuốc ức chế bơm proton: Giảm đáng kể lượng axit tiết ra trong dạ dày;
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Niêm mạc dạ dày và thực quản được bảo vệ khỏi tác hại của axit;
- Thuốc alginate: Ngăn chặn dịch vị trào ngược lên trên, gây tổn thương thực quản.
Sử dụng thuốc theo chỉ định để quá trình điều trị đạt hiệu quả
Phẫu thuật:
- Phẫu thuật nội soi: Với mục đích hạn chế tình trạng axit trào ngược bằng cách tạo hình lại cơ thắt thực quản dưới;
- Phẫu thuật mở: Là phương pháp can thiệp được lựa chọn trong những trường hợp phức tạp.
Các phương pháp và phác đồ điều trị do sự chỉ định cụ thể từ bác sĩ, tùy từng trường hợp khác nhau. Việc tự ý mua thuốc điều trị có thể gây ra những hiểm họa khôn lường đối với sức khỏe.
Phương pháp phòng ngừa
Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả được nêu ra dưới đây, cụ thể:
Chế độ ăn uống hợp lý:
- Chia nhỏ bữa ăn: Giúp dạ dày không bị quá tải, hệ tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng hơn;
- Tránh các thực phẩm kích thích: Hạn chế đồ ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, rượu bia, cà phê, chocolate, các loại hạt, hành, tỏi;
- Nhai kỹ: Giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra một cách thuận lợi;
- Hạn chế tình trạng ăn no trước khi đi ngủ: Nên để dạ dày trống rỗng trước khi đi ngủ khoảng 2-3 tiếng.
Thay đổi lối sống:
- Kiểm soát cân nặng: Tình trạng thừa cân, béo phì gây áp lực lên hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày;
- Bỏ hút thuốc: Hút thuốc là một trong những tác nhân làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản;
- Hạn chế căng thẳng: Kiểm soát tình trạng căng thẳng bằng cách tập yoga, thiền định…;
- Nâng cao đầu giường: Là cách đơn giản để tạo điều kiện thuận lợi để axit dạ dày chảy xuống dưới, thay vì trào ngược lên trên.
Tập luyện:
- Tập thể dục đều đặn: Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa và giảm cân;
- Tránh tập luyện ngay sau khi ăn: Chỉ nên bắt đầu tập luyện sau một khoảng thời gian nhất định sau khi ăn.
Như vậy, câu hỏi trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không đã được giải đáp chi tiết. Nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh lý này, người dân hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đồng thời theo dõi sức khỏe một cách chặt chẽ. Nếu xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc trào ngược dạ dày nói riêng và bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa nói chung, người dân hãy liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và thăm khám kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!