Các tin tức tại MEDlatec

Trẻ bị tinh hoàn ẩn: Nguyên nhân, điều trị và cách chăm sóc

Ngày 01/11/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân

key: trẻ bị tinh hoàn ẩn

Trẻ bị tinh hoàn ẩn: Nguyên nhân, điều trị và cách chăm sóc

Trẻ bị tinh hoàn ẩn là tình trạng một hoặc cả hai tinh hoàn không nằm trong túi bìu sinh dục như bình thường. Tình trạng này có thể gây nên những trở ngại trong cuộc sống sinh hoạt, khả năng sinh sản sau này và tâm lý của trẻ. Bố mẹ hiểu về nguyên nhân, điều trị và cách chăm sóc sẽ hỗ trợ trẻ phát triển một cách khỏe mạnh, tự tin hơn trong quá trình trưởng thành.

1. Nguyên nhân của tình trạng trẻ bị tinh hoàn ẩn

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị tinh hoàn ẩn:

1.1. Trẻ bị tinh hoàn ẩn do rối loạn vùng hạ đồi, tuyến yên và tuyến sinh dục

Sự suy tuyến yên (hypogonadism) là một tình trạng mà tuyến yên, một tuyến nội tiết ở não, không sản xuất đủ lượng hormone giúp kiểm soát hoạt động tình dục, đặc biệt là gonadotropin. Gonadotropin bao gồm hai hormone quan trọng là luteinizing hormone (LH) và follicle-stimulating hormone (FSH), và chúng đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự phát triển và hoạt động của tinh hoàn.

Khi có sự suy giảm hoạt động của tuyến yên và giảm sản xuất gonadotropin, dẫn đến tình trạng trẻ bị tinh hoàn ẩn.

1.2 Sai lệch tổng hợp testosterone khiến trẻ bị tinh hoàn ẩn

Các enzyme như 17α-hydroxylase và 5α-reductase đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp và chuyển đổi hormone tình dục, đặc biệt là testosterone. Khi có sự thiếu hụt hoặc sai lệch trong các enzyme này có thể xảy ra tình trạng tinh hoàn ẩn.

1.3 Hội chứng giảm khả năng cảm nhận của các thụ thể androgen gây tinh hoàn ẩn

Hội chứng giảm khả năng cảm nhận của các thụ thể androgen là một tình trạng di truyền ảnh hưởng đến khả năng của cơ thể phản ứng với hormone androgen, đặc biệt là testosterone.  Do cơ thể không phản ứng đúng với testosterone, tinh hoàn có thể không rơi vào túi bìu sinh dục ở vị trí bình thường và có thể ẩn trong ổ bụng.

Tinh hoàn ẩn ở trẻ có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe sinh sản nếu không được điều trị.

1.4. Trẻ bị tinh hoàn ẩn do sự phát triển bất thường của dây chằng tinh hoàn- bìu

Nếu có bất thường trong sự phát triển của bìu có thể ảnh hưởng đến vị trí và hình dạng của tinh hoàn. Một số nguyên nhân dẫn đến sự phát triển bất thường của bìu và gây tinh hoàn ẩn như:

● Bìu quá dài hoặc ngắn: Kích thước không đồng đều của bìu có thể làm cho tinh hoàn rơi vào vị trí không bình thường, thậm chí ẩn trong ổ bụng.

● Bìu không đúng vị trí: Nếu bìu không giữ chặt tinh hoàn ở vị trí đúng, tinh hoàn có thể ẩn trong ổ bụng.

2. Cách điều trị tình trạng trẻ bị tinh hoàn ẩn

Điều trị tình trạng trẻ bị tinh hoàn ẩn được quyết định nếu như tinh hoàn không tự rơi vào vị trí bình thường khi trẻ được 6 tháng tuổi. Phẫu thuật giúp đưa tinh hoàn về đúng vị trí và giúp trẻ phát triển bình thường.

2.1. Điều trị tinh hoàn ẩn bằng cách tiêm hormone

Một trong những phương pháp điều trị cho tình trạng trẻ bị tinh hoàn ẩn là tiêm hormone để kích thích sự phát triển và giúp tinh hoàn rơi vào vị trí bình thường. Tuy nhiên, phương pháp này đã ít được sử dụng và không còn được khuyến khích nhiều do hiệu quả không đáng kể và thường cần thời gian dài để thấy rõ kết quả.

2.2. Điều trị tinh hoàn ẩn bằng cách phẫu thuật tinh hoàn

Phẫu thuật tinh hoàn được chỉ định thực hiện khi trẻ còn nhỏ, thường từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi. Phẫu thuật di chuyển tinh hoàn vào vị trí bình thường trong túi bìu sinh dục được thực hiện để đảm bảo tinh hoàn phát triển đúng cách và giảm nguy cơ các vấn đề liên quan đến hormone, sinh sản và thậm chí là nguy cơ ung thư tinh hoàn. Quy trình này có thể được thực hiện trong 1 hoặc 2 giai đoạn tùy thuộc vào vị trí ban đầu của tinh hoàn.

Mục tiêu của phẫu thuật này bao gồm:

● Đưa tinh hoàn về vị trí bình thường trong túi bì sinh dục để đảm bảo sự phát triển và hoạt động bình thường của cơ quan này. Cố định tinh hoàn ở vị trí đúng với dây chằng tinh hoàn để giữ đúng vị trí.

● Bằng cách đưa tinh hoàn về vị trí đúng sẽ giúp tăng cường khả năng sản xuất hormone và giảm các nguy cơ về sức khỏe sinh sản.

● Phẫu thuật này giúp giảm nguy cơ ung thư tinh hoàn.

3. Cách chăm sóc trước và sau phẫu thuật trẻ bị tinh hoàn ẩn

3.1. Chăm sóc trước khi phẫu thuật đối với trẻ bị tinh hoàn ẩn

Trước khi phẫu thuật, bố mẹ cần cho trẻ nhập viện ít nhất 1 ngày để tiến hành các thủ tục nhập viện, thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Các xét nghiệm này có thể xác định trẻ bị tinh hoàn ẩn có đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện phẫu thuật không.

Trước phẫu thuật tinh hoàn ẩn, bố mẹ nên cho trẻ nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi phẫu thuật.

3.2. Chăm sóc sau phẫu thuật đối với trẻ bị tinh hoàn ẩn

Việc chăm sóc trẻ sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn vô cùng quan trọng, bố mẹ nên lưu ý:

● Sau phẫu thuật, trẻ nên tránh vận động, cử động quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến vết mổ.

● Trẻ có thể được ăn sau khi về phòng bệnh khoảng 3 - 4 giờ. Tuy nhiên, bố mẹ nên ưu tiên cho trẻ ăn các thức ăn mềm như cháo, sữa,...

● Trong quá trình chăm sóc, nếu trẻ xuất hiện tình trạng đau nhiều, sưng đỏ, bố mẹ nên thông báo với bác sĩ và nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời.

● Đo nhiệt độ thường xuyên cho trẻ. Nếu trẻ xuất hiện bất cứ dấu hiệu nhiễm trùng nào cũng cần thông báo ngay lập tức đến bác sĩ.

● Thông thường, 1 tuần sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn trẻ cần phải thay băng vết mổ để đảm bảo vệ sinh. Tần suất thay bằng là 2 lần/ngày.

● Đảm bảo trẻ uống thuốc giảm đau được kê đơn đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông báo cho bác sĩ nếu thuốc giảm đau không giúp giảm đau hoặc nếu có bất kỳ phản ứng phụ nào cho trẻ.

● Hạn chế việc ngồi lâu và giữ cho vùng phẫu thuật ở vị trí cao hơn cơ thể để giảm sưng.

● Tuân thủ đúng lịch trình tái khám và theo dõi hướng dẫn của bác sĩ khi chăm sóc cho trẻ. Thường là tái khám sau 2 tuần, 6 tháng, 12 tháng.

● Việc tắm cho trẻ sau phẫu thuật cũng rất quan trọng, tránh việc tác động đến vết mổ nhất có thể.

Các bước chăm sóc trẻ sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bố mẹ đang nghi ngờ con bị tinh hoàn ẩn và có nhu cầu thăm khám thì có thể tìm hiểu về Hệ thống Y tế MEDLATEC – Đây là cơ sở y tế đáng tin cậy, sở hữu nhiều chi nhánh trên cả nước và được rất nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn trong gần 30 năm qua. Mọi thắc mắc và có nhu cầu đặt lịch khám, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.

BS Vân đã duyệt

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.