Các tin tức tại MEDlatec
Trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục
- 07/03/2023 | Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là do nguyên nhân nào?
- 11/04/2023 | Người nóng chân tay lạnh là bệnh gì ở trẻ em?
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân
Trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân là một tình trạng khá phổ biến, khiến nhiều các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng. Thực tế, tay chân của trẻ thường có nhiệt độ thấp hơn so với các bộ phận khác trong cơ thể, bởi đây là bộ phận cuối cùng mà máu lưu thông đến. Ngoài ra, đối với những trẻ hay ra mồ hôi cũng có nguy cơ khiến tay chân bị lạnh do mất nhiệt qua da.
Bên cạnh đó, tình trạng lạnh tay chân ở trẻ cũng có thể xuất phát từ một số bệnh lý, cụ thể như sau:
Viêm tĩnh mạch
Tĩnh mạch có nhiệm vụ quan trọng giúp đưa máu đến các cơ quan trong cơ thể bao gồm tay và chân. Trong trường hợp tĩnh mạch bị viêm nhiễm hoặc tổn thương khiến làm chậm tốc độ lưu thông máu đến tay chân, nếu không được can thiệp kịp thời sẽ làm giảm thân nhiệt và gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Viêm phổi cấp
Nếu trẻ bị tay chân lạnh kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, bỏ bú… thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi cấp. Khi gặp phải tình trạng này, cha mẹ cần đưa trẻ ngay đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương án chữa trị hiệu quả.
Thiếu vitamin B12
Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu tại tủy xương, hỗ trợ bảo vệ lớp vỏ bọc của dây thần kinh và tham gia vào quá trình tổng hợp các protein thiết yếu. Ngón tay và ngón chân là những khu vực tập trung nhiều dây thần kinh, do đó khi thiếu vitamin B12, các đầu ngón tay, ngón chân của trẻ sẽ cảm thấy lạnh buốt, bởi sự thiếu hụt này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các dây thần kinh.
Thiếu vitamin B12 là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân
Thiếu máu
Thiếu máu là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân do lượng máu không đủ cung cấp đến bàn tay, bàn chân của trẻ.
2. Mức độ nguy hiểm của tình trạng lạnh tay chân ở trẻ sơ sinh
Thắc mắc về mức độ nguy hiểm của tình trạng trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân luôn là mối quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Thực tế, hiện tượng tay chân lạnh ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường là điều bình thường và ít khi gây nguy hiểm.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần chú ý quan sát các dấu hiệu của trẻ để nhận biết tình trạng sức khỏe của bé. Bạn không cần quá lo lắng nếu trẻ có chân tay lạnh mà vẫn vẫn có các dấu hiệu sau:
- Da của trẻ vẫn bình thường, không có dấu hiệu tái nhợt;
- Bé ăn uống và sinh hoạt như bình thường;
- Trẻ có phản xạ tốt, khóc mạnh;
- Môi và lưỡi không khô, không có dấu hiệu tím tái hay khát nước;
- Bé tỉnh táo và dễ dàng tỉnh dậy khi được gọi.
Tuy nhiên, nếu trẻ có chân tay lạnh kèm theo những triệu chứng sau, cha mẹ cần hết sức cảnh giác và theo dõi tình trạng sức khỏe của bé:
- Bé sốt cao (trên 39°C) nhưng chân tay lại lạnh;
Cẩn trọng trước tình trạng trẻ sốt cao nhưng tay chân lạnh
- Da trẻ trở nên nhợt nhạt hoặc tím tái;
- Bé quấy khóc liên tục trong vài giờ hoặc phản ứng chậm chạp;
- Trẻ nằm im, mệt mỏi và khó đánh thức được trẻ dậy;
- Môi, lưỡi khô, mắt trũng, thóp trũng, thở khó khăn;
- Có dấu hiệu cứng cổ, mụn nước hoặc nổi mẩn khi ấn nhẹ vào da;
- Trẻ khóc liên tục, có những cơn run lạnh.
Khi gặp phải các triệu chứng này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và có phương án điều trị kịp thời.
3. Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân
Để xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân, cha mẹ nên áp dụng một số những biện pháp sau để giữ ấm cho trẻ:
- Hãy cho bé mặc áo dài tay và mang tất (vớ) để giữ ấm cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ môi trường đã đủ ấm, bạn không nên quấn chăn quá dày hoặc mặc quá nhiều lớp quần áo cho bé, vì điều này có thể khiến bé ra mồ hôi, làm ẩm ướt cơ thể và khiến tay chân bé dễ bị nhiễm lạnh nhiều hơn;
- Khi trẻ bị tay chân lạnh và ra mồ hôi, bạn có thể dùng khăn mềm lau người bé để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng tay và chân của trẻ để kích thích lưu thông máu, giúp cơ thể trẻ ấm dần lên;
- Với trẻ đã biết đi, cha mẹ nên mua những đôi dép đi trong nhà cho trẻ để hạn chế việc chân của trẻ tiếp xúc trực tiếp lên sàn nhà;
- Vào mùa đông hay khi thời tiết se lạnh, hãy chú ý giữ ấm cho bé, đặc biệt là tay và chân vì đây là những bộ phận dễ bị nhiễm lạnh;
- Cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng khoảng 30 phút mỗi ngày vào thời điểm từ 6 - 8 giờ, điều này giúp tránh nguy cơ thiếu vitamin D, dẫn tới thiếu canxi.
Tắm nắng thường xuyên cho trẻ để bổ sung lượng vitamin D từ tự nhiên
Hy vọng những thông tin được trình bày trên đây đã giúp cha mẹ hiểu hơn về lý do vì sao trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân, từ đó có hướng xử trí phù hợp. Nếu có thêm thắc mắc cần giải đáp liên quan đến tình trạng này hoặc có nhu cầu thăm khám, kiểm tra sức khỏe cho trẻ, cha mẹ hãy liên hệ tới Chuyên khoa Nhi, Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được đội ngũ y bác sĩ tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!