Các tin tức tại MEDlatec

Trị táo bón cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi như thế nào hiệu quả?

Ngày 01/03/2024

Bài viết lặp 23%, CTV sửa bài

Trị táo bón cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi như thế nào hiệu quả?

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị táo bón sẽ khiến cha mẹ hoang mang, trăn trở tìm cách giúp con đại tiện bình thường. Vậy trị táo bón cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi như thế nào để hiệu quả mà vẫn an toàn cho bé, lời giải đáp sẽ có trong chia sẻ sau đây.

1. Dấu hiệu táo bón thường gặp ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Thời điểm 1 tháng đầu sau sinh, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn trong giai đoạn chưa hoàn thiện. Vì vậy, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, trong đó táo bón là một biểu hiện thường gặp, thể hiện qua các dấu hiệu:

Số lần đi ngoài ít là một trong các dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

- Số lần đi ngoài ít hơn bình thường

Trung bình, trẻ sơ sinh đi ngoài 2 - 3 lần/ngày tùy vào trẻ bú mẹ hay sữa công thức. Trường hợp trẻ đi ngoài < 3 lần/tuần thì có thể đang bị táo bón.

- Phân cứng, vón cục

Thông thường, kết cấu phân của trẻ 1 tháng tuổi tương đối mềm, vàng hoặc hơi xanh, dân gian gọi là phân hoa cà hoa cải. Trường hợp bé đi ngoài phân vón cục, cứng, có thêm máu hoặc dịch nhầy thì chứng tỏ bé đang bị táo bón.

- Trẻ quấy khóc, bỏ bú

Táo bón khiến trẻ phải dùng nhiều sức rặn để đẩy phân ra ngoài. Quá trình này có thể gây tổn thương cho hậu môn và khiến trẻ bị đau rát nên quấy khóc, bỏ bú. Càng kéo dài tình trạng này thì trẻ dễ bị sụt cân hoặc chậm tăng cân.

- Trẻ bị chướng bụng

Tích tụ phân lâu ngày không được đào thải ra ngoài sẽ khiến trẻ bị chướng bụng. Lúc này, sờ vào bụng của con, cha mẹ sẽ thấy tình trạng cứng và có vẻ to hơn. Nếu trẻ xì hơi thường sẽ có mùi nặng.

2. Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị táo bón?

Muốn trị táo bón cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hiệu quả thì cha mẹ cần biết lý do vì sao con gặp phải tình trạng này:

2.1. Do chế độ ăn của mẹ

Mẹ cho con bú nếu ăn uống không khoa học như: nghèo chất xơ, hay ăn đồ cay nóng, đồ chiên xào,... thì chất lượng sữa mẹ có thể bị ảnh hưởng nên khi bú mẹ trẻ sẽ bị táo bón.

Chế độ ăn của mẹ nghèo chất xơ có thể khiến trẻ bị táo bón

2.2. Trẻ dùng sữa công thức không phù hợp

Nếu trẻ dùng sữa công thức thì việc lựa chọn sữa và cách pha sữa cũng là yếu tố tiềm ẩn nguy cơ khiến cho trẻ bị táo bón. Dùng sữa công thức chứa hàm lượng đạm lớn hay thành phần đạm khó tiêu, tỷ lệ sữa được pha không đúng tỷ lệ được khuyến cáo,... đều tiềm ẩn nguy cơ làm cho trẻ bị táo bón.

2.3. Trẻ bị mất nước       

Trẻ bú mẹ hay dùng sữa công thức nếu bị mất nước thì đều có thể gây táo bón. Khi cơ thể trẻ bị sốt, thời tiết nóng bức,... chất lỏng hấp thu vượt mức bình thường và tăng hấp thu chất lỏng ở trực tràng. Những yếu tố này sẽ làm cho phân của trẻ khô cứng nên khó đẩy ra ngoài và dần dần gây nên tình trạng táo bón.

2.4. Ảnh hưởng của bệnh lý

Trẻ mắc các bệnh lý như: khuyết tật ruột non bẩm sinh, đái tháo đường, phình hoặc giãn đại tràng, suy giáp,... có thể bị táo bón từ 1 tháng tuổi.

3. Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Để trị táo bón cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp khắc phục sau:

3.1. Thay đổi chế độ ăn của mẹ

Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ vừa giúp chất lượng sữa mẹ được cải thiện vừa giảm dần tình trạng táo bón ở trẻ. Vì thế, mẹ hãy tăng cường chất xơ từ rau củ và các loại trái cây vào bữa ăn hàng ngày, uống nhiều nước, tránh dùng đồ cay nóng, chất kích thích để không ảnh hưởng đến nguồn sữa cho bé bú.

3.2. Cho trẻ bú đủ cữ sữa

Khi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, nếu trẻ bị táo bón thì mẹ nên tăng thêm cữ bú cho con. Đây là biện pháp bù nước và điện giải rất tốt cho bé. Nguồn dưỡng chất và lượng nước có trong sữa mẹ được tăng lên sẽ giúp trẻ cải thiện táo bón và đảm bảo sự phát triển tối ưu của cơ thể.

3.3. Massage hỗ trợ trị táo bón cho trẻ

Động tác massage bụng vừa giảm đầy hơi vừa kích thích hoạt động đường ruột để việc đi ngoài của trẻ trở nên dễ dàng hơn. Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi an toàn tại nhà mà mẹ có thể áp dụng là lựa chọn một trong các động tác massage sau:

- Động tác đạp xe: mẹ dùng tay của mình giữ lấy hai cổ chân của trẻ sau đó từ từ di chuyển chân theo động tác đạp xe trong khoảng 10 phút. Việc làm này vừa kích thích đi ngoài dễ hơn vừa cải thiện khả năng vận động của trẻ.

- Co duỗi gối: mẹ dùng tay của mình giữ lấy 2 cổ chân của trẻ rồi đẩy thẳng về phía bụng sao cho hai đầu gối trẻ gập lại rồi dừng trong vài giây sau đó nhẹ nhàng duỗi thẳng chân trẻ về như bình thường.

3.4. Điều trị bệnh lý gây ra táo bón

Với trường hợp trẻ bị táo bón xuất phát từ bệnh lý mắc phải thì biện pháp trị táo bón tốt nhất là cho trẻ đến khám bác sĩ Nhi khoa. Dựa trên các kết quả kiểm tra cần thiết, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây táo bón và đề xuất phác đồ trị táo bón cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi.

3.5. Ngâm hậu môn với nước ấm

Cho bé ngâm hậu môn trong chậu nước ấm khoảng 5 - 10 phút sẽ  kích thích cơ vòng hậu môn. Kết quả là phân được tống xuất ra ngoài dễ hơn, tình trạng táo bón được cải thiện.

3.6. Khám bác sĩ chuyên khoa

Trong trường hợp đã áp dụng các mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tại nhà mà không có hiệu quả hoặc tình trạng táo bón ở trẻ kéo dài > 2 tuần, trẻ có các dấu hiệu: nôn, sốt cao, có máu trong phân, đau nứt hậu môn,... thì cha mẹ nên cho con khám bác sĩ Nhi khoa ngay. Sau khi thăm khám, kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân vì sao trẻ bị táo bón và tư vấn hướng khắc phục an toàn.

Hy vọng, với những thông tin trong bài viết trên, bố mẹ đã có thêm kiến thức để trị táo bón cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đúng cách và hiệu quả. Nếu cần đặt lịch khám cho trẻ cùng bác sĩ Chuyên khoa Tiêu hóa - Hệ thống Y tế MEDLATEC, cha mẹ có thể liên hệ trực tiếp tổng đài 1900 56 56 56 để được xác nhận nhanh chóng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.