Các tin tức tại MEDlatec
Triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu và cách điều trị
- 07/05/2025 | Phác đồ tầm soát ung thư cổ tử cung và những thông tin chị em cần lưu ý
- 08/05/2025 | Bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 3: Triệu chứng gặp phải và phương pháp điều trị
- 09/05/2025 | Các giai đoạn ung thư cổ tử cung, triệu chứng cảnh báo và phương pháp chẩn đoán
- 10/05/2025 | Tầm soát ung thư cổ tử cung giá bao nhiêu? Làm sao để tiết kiệm chi phí?
- 13/05/2025 | Siêu âm ung thư cổ tử cung có vai trò gì không?
1. Khái quát về ung thư tử cung giai đoạn đầu
ung thư cổ tử cung ở nữ giới tiến triển theo 4 giai đoạn chính. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời trong giai đoạn đầu, chị em có thể duy trì cuộc sống bình thường, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Theo Liên đoàn Sản phụ khoa Quốc tế, sự phát triển của ung thư cổ tử cung trong giai đoạn đầu hay giai đoạn 1 được phân loại như sau:
- Giai đoạn IA: Khối u mới hình thành, kích thước còn nhỏ, khó quan sát bằng mắt thường. Bệnh lý lúc này tiến triển theo 2 giai đoạn nhỏ, cụ thể là:
- Giai đoạn IA1: Chiều sâu của tổn thương là trên 3mm.
- Giai đoạn IA2: Chiều sâu của tổn thương là từ 3mm đến 5mm.
- Giai đoạn IB: Kích thước khối u bắt đầu tăng nhưng chưa xâm lấn đến các cơ quan khác mà vẫn phát triển bên trong tử cung. Tiến trình tiến triển của bệnh lý trong giai đoạn này bao gồm 3 giai đoạn nhỏ, cụ thể như:
- Giai đoạn IB1: Chiều sâu của tổn thương trên 5mm, chiều rộng dưới 20mm.
- Giai đoạn IB2: Chiều sâu của tổn thương lớn hơn 5mm, chiều rộng dao động trong khoảng 20mm đến 50mm.
- Giai đoạn IB3: Chiều sâu của tổn thương lớn hơn 5mm, chiều rộng trên 40mm.
Ở giai đoạn đầu của bệnh, khối u chưa phát triển lớn
2. Các triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu, tế bào ác tính mới chỉ tập trung trên bề mặt, chưa có dấu hiệu xâm lấn đến phần mô. Triệu chứng khi đó chưa thực sự rõ ràng, khiến người bệnh khó phát hiện. Trong đó, một số triệu chứng Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có thể kể đến là:
- Chảy máu âm đạo: Nếu đã đến tuổi mãn kinh nhưng đột nhiên bị chảy máu âm đạo, chị em nên đi kiểm tra, đặc biệt là khi triệu chứng này thường không kèm theo tình trạng đau lưng, đau bụng.
- Dịch âm đạo tiết nhiều: Ngoài tiết nhiều hơn bình thường, dịch âm đạo còn xuất hiện mùi hôi, màu sắc thay đổi.
- Đau tại vùng chậu và vùng lưng: Các cơn đau xuất phát từ vùng chậu, sau đó lan xuống đùi khiến 2 chân sưng phù.
- Rối loạn kinh nguyệt: Kỳ kinh kéo dài, đến chậm, hành kinh chuyển sang màu đen thẫm.
- Chuột rút: Người bệnh thường cảm thấy đau nhức tại vùng chậu, cơn chuột rút xuất hiện đột ngột.
- Sự thay đổi của màu sắc nước tiểu và thói quen đi tiểu: Nước tiểu lẫn máu, khó đi tiểu, tiểu buốt.
Chảy máu âm đạo là một trong những triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu chị em có thể nhận biết
3. Một số phương pháp sàng lọc
Theo Bộ Y tế Việt Nam, các xét nghiệm sau đây sẽ được chỉ định cho nữ giới từ 21 - 65 tuổi (đã quan hệ tình dục) và ưu tiên cho nhóm từ 30 đến 49 tuổi:
- Xét nghiệm HPV DNA đầu tay đơn lẻ.
- Xét nghiệm HPV mRNA
- Xét nghiệm tế bào cổ tử cung
- Xét nghiệm VIA (chỉ áp dụng cho nữ giới quan sát được vùng tiếp cổ tử cung).
- Xét nghiệm HPV nguy cơ cao kết hợp tế bào học (co-testing).
Chu kỳ sàng lọc như sau:
- Với xét nghiệm HPV DNA hoặc mRNA nguy cơ cao, đối tượng trên 25 tuổi: 5 năm/lần.
- Với xét nghiệm tế bào cổ tử cung hoặc VIA, VILI, đối tượng trên 21 tuổi: 3 năm/lần.
- Với những người trên 65 tuổi: Có thể ngừng sàng lọc trong trường hợp 2 lần xét nghiệm liên tiếp đúng chu kỳ trước đều âm tính.
Dưới đây là một số phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung thường được chỉ định:
- Xét nghiệm tế bào cổ tử cung: Mẫu bệnh phẩm sử dụng trong kỹ thuật phân tích này là mẫu tế bào tử cung. Thông qua quá trình phân tích, bác sĩ có thể phát hiện tế bào bất thường, dấu hiệu của tiền ung thư.
- Xét nghiệm HPV: Xét nghiệm HPV có thể giúp phát hiện các tuýp HPV có nguy cơ cao gây ung thư và được sử dụng trong lâm sàng với vai trò là phương pháp sàng lọc đầu tay độc lập hoặc kết hợp với phương pháp khác. Một số kỹ thuật xét nghiệm HPV nguy cơ cao có thể được chỉ định cho người bệnh là xét nghiệm định tính, xét nghiệm HPV DNA định tuýp phân tầng nguy cơ, xét nghiệm HPV mRNA nguy cơ cao.
- Quan sát cổ tử cung với Acid Acetic (VIA): Đúng như tên gọi, đây là phương pháp giúp quan sát cổ tử cung với Acid Acetic. Phương pháp này dễ thực hiện, có thể thực hiện ở tất cả các tuyến y tế.
Bác sĩ chuẩn bị lấy mẫu tế bào tử cung để đem đi phân tích
4. Hướng điều trị cho người bị ung thư cổ tử cung
Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung được chỉ định dựa theo tình hình tiến triển của bệnh lý, thể trạng sức khỏe của người bệnh. Cụ thể:
4.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật thích hợp chỉ định trong giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung. Các phương pháp phẫu thuật phổ biến là:
- Khoét chóp cổ tử cung: Chủ yếu chỉ định khi bệnh lý mới tiến triển ở giai đoạn IA1 với phụ nữ trẻ, mong muốn sinh con, giúp chị em bảo toàn chức năng sinh sản. Với kỹ thuật điều trị này, bác sĩ sẽ khoét đi một phần mô tử cung chứa tế bào ác tính. Trường hợp tế bào gây bệnh vẫn còn sót lại, bệnh nhân cần điều trị bổ sung.
- Cắt tử cung toàn bộ kết hợp 2 phần phụ và vét hạch chậu hai bên: Phương pháp phẫu thuật này thường chỉ định với giai đoạn I, IIA và cho bệnh nhân không có nhu cầu sinh con. Bởi sau khi phẫu thuật, chị em sẽ không còn khả năng sinh sản.
Phẫu thuật có thể được chỉ định cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung có giai đoạn đầu
4.2. Hóa trị
Phương pháp này thường được chỉ định với giai đoạn IIB, III, IV hoặc bệnh nhân từ chối phẫu thuật, xạ trị. Hóa trị thường kết hợp cùng xạ trị, nhằm loại bỏ tế bào gây bệnh. Trong một số trường hợp, hóa trị sẽ được chỉ định sau phẫu thuật để phòng ngừa nguy cơ tái phát.
4.3. Xạ trị
Xạ trị có nhiều cách thực hiện, có thể độc lập hoặc kết hợp với phẫu thuật, hóa chất, tùy từng trường hợp, cụ thể:
- Xạ trị triệt căn đơn thuần: Thường được chỉ định với các giai đoạn như O, I, IIA, IIB.
- Xạ trị áp sát đơn thuần: Được chỉ định cho các giai đoạn như O, IA1, IA2.
- Xạ trị tiền phẫu: Được chỉ định cho giai đoạn IB, IIA.
- Xạ trị hậu phẫu: Xạ trị sẽ được chỉ định sau phẫu thuật, kết quả mô bệnh học của hạch, diện cắt dây chằng rộng, âm đạo dương tính.
4.4. Điều trị miễn dịch
Vào tháng 6 năm 2018, FDA đã phê duyệt phương pháp pembrolizumab có thể ứng dụng điều trị cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung có bộc lộ PD-L1 tái phát, di căn hoặc tiến triển bệnh trong hoặc sau khi hóa trị.
5. Gợi ý cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Hiện nay, cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 45 là tiêm vắc xin phòng HPV. Cụ thể ở đây là vắc xin Gardasil 9 giúp phòng ngừa 9 chủng HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58 và Gardasil 4 giúp phòng ngừa 4 chủng HPV 16, 18, 6, 11.
Nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 45 nên tiêm vắc xin Gardasil 9 phòng HPV
Bên cạnh tiêm vắc xin theo khuyến cáo của Bộ Y tế, chị em nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:
- Không quan hệ tình dục khi chưa đến tuổi trưởng thành.
- Không quan hệ tình dục với nhiều bạn tình.
- Hạn chế lạm dụng thuốc tránh thai.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày.
- Không sử dụng thuốc lá.
- Ăn uống điều độ, đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Tích cực luyện tập thể dục thể thao.
Bên cạnh đó, bạn hãy duy trì khám phụ khoa định kỳ, làm xét nghiệm sàng lọc cần thiết để phát hiện sớm bệnh lý, chủ động điều trị. Ngoài ra, việc thăm khám cũng nên thực hiện ngay khi chị em nhận thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu. Nếu đang băn khoăn chưa biết nên khám phụ khoa ở đâu, bạn có thể lựa chọn chuyên khoa Sản - Phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!