Các tin tức tại MEDlatec
Vai trò của hệ vi khuẩn chí đường ruột đối với cơ thể
1. Hệ vi khuẩn chí đường ruột là gì?
Đường tiêu hóa của chúng ta chứa một hệ vi sinh phức tạp và phong phú.
Ở trẻ lúc mới sinh sẽ không có vi khuẩn, sau 8h vi khuẩn sẽ xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa, môi trường sống,... Chúng sinh sống và phát triển dần. Sau 1 đến 2 năm hệ vi khuẩn này dần đa dạng và phong phú về cả số lượng lẫn chủng loại và sẽ dần đạt đến sự cân bằng như người trưởng thành.
Mối quan hệ giữa cơ thể với một số vi khuẩn không còn đơn giản là mối quan hệ tương đồng (một sự tồn tại không có hại) mà là một mới quan hệ cộng sinh.
Số lượng vi khuẩn trong hệ vi khuẩn chí đường ruột lớn hơn rất nhiều so với tổng tế bào trong cơ thể chúng ta do vậy cơ thể có thêm hơn 3 triệu gen (nhiều hơn 150 lần số gen người) và đồng thời tổng khối lượng vi khuẩn này trong cơ thể người trưởng thành có thể lên đến 1 - 2 kg.
Hệ vi khuẩn chí đường ruột sẽ khác nhau về số lượng và số loài tùy theo sự phát triển trong hệ miễn dịch, sinh lý ở từng cá thể vật chủ.
Khi có mặt của hệ vi khuẩn đường ruột, hệ miễn dịch của cơ thể được kích thích tạo ra hàng rào miễn dịch để bảo vệ cơ thể.
Theo các nghiên cứu cho thấy trong hệ vi khuẩn này có khoảng 85% lợi khuẩn (vi sinh vật có lợi) và 15% các vi sinh vật gây bệnh. Các vi sinh vật có lợi này giúp phân cắt thức ăn, phân giải các chất dinh dưỡng mà hệ thống tiêu hóa không thực hiện được.
Hình 1: Hệ vi khuẩn chí đường ruột đối với cơ thể
Ở trạng thái cân bằng khỏe mạnh hệ vi khuẩn chí đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe vật chủ như hỗ trợ cho quá trình hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, thậm chí nó còn ảnh hưởng đến hệ thống nào bộ và hành vi của con người.
Nhiều bệnh lý khác nhau có thể gây ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ vi khuẩn chí đường ruột và sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn này do bất kỳ nguyên nhân nào cũng sẽ gây ra các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Hệ vi khuẩn chí đường ruột có tầm quan trọng như thế nào?
Hệ vi khuẩn chí đường ruột là một phần không thể thiếu trong cơ thể con người. Sự mất cân bằng của nó luôn đi cùng với nhiều bệnh lý trong cơ thể. Hệ vi khuẩn quan trọng này có ảnh hưởng nhiều nhất tới 4 lĩnh vực trong cơ thể:
2.1. Ảnh hưởng đến dinh dưỡng
Một số loại vi khuẩn đường ruột như Lactobacilli, Bifidobacteria, Bacillus clausii, Saccharomyces cerevisiae, L. Plantarum, Leuconostoc mesenteroides, Aspergillus oryzae,... có khả năng giải quyết phần còn lại sau khi dạ dày đã xử lý, phân cắt các phân tử phức tạp, các phân tử mà dạ dày không giải quyết được thành các phân tử nhỏ hơn, các phân tử mà cơ thể hấp thu được.
Các vi khuẩn đường ruột còn tổng hợp các vitamin cần thiết cho cơ thể như B1, B3, B6, B12, acid folic, các acid béo chuỗi ngắn có lợi cho hệ tiêu hóa như butyrate, propionate hay acetate,...
Chế độ dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và chủng loại của hệ vi khuẩn chí đường ruột. Những người có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ có hệ vi khuẩn phong phú, đa dạng hơn so với những người ăn chế độ ăn chay hay ăn kiêng.
Hình 2: Vi khuẩn có lợi trong cơ thể
2.2. Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
Ngay sau khi trẻ tiếp nhận các vi khuẩn từ thức ăn, sữa mẹ, môi trường xung quanh,... thì hệ vi khuẩn này cũng sẽ tác động lên hệ miễn dịch của cơ thể để tạo ra các kháng thể chống lại các vi khuẩn đó nhằm bảo vệ cơ thể.
Đồng thời trong quá trình hoàn thiện, phát triển và cân bằng hệ vi khuẩn chí đường ruột cũng giúp huấn luyện và cân bằng hệ miễn dịch trong cơ thể tạo nền tảng cho sự trưởng thành của hệ miễn dịch của trẻ nhỏ và là tiền đề cho sự phát triển, dung nạp đường ruột. Ngoài ra hệ vi khuẩn chí đường ruột cũng có liên quan đến một số bệnh lý tự miễn và dị ứng ở người.
2.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần
Các tế bào thần kinh được phân bố khắp các cơ thể trong đó có đường ruột. Các tế bào thần kinh ở đường ruột có nhiệm vụ kết nối thông tin 2 chiều giữa não bộ và đường ruột. Ruột được ví như bộ não thứ 2 của cơ thể, nó có liên quan chặt chẽ đến não bộ.
Hình 3: Trạng thái stress có liên quan đến tình trạng đường ruột
Khi đường ruột có vấn đề có thể kích thích hệ thần kinh gây nên trạng thái stress. Đó là lý do ở những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa như dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột,... thường có những có những trạng thái lo âu, căng thẳng, trầm cảm,... Và ta cũng thấy rằng stress cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, ruột,....
Một số nghiên cứu cũng cho thấy sự rối loạn của hệ vi khuẩn chí đường ruột cũng gây nên các rối loạn tâm lý như trầm cảm hay rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
2.4. Ảnh hưởng khác của hệ vi khuẩn chí đường ruột
Hệ vi khuẩn chí cũng có liên quan đến một số bệnh liên quan đến chuyển hóa khác như đái tháo đường, béo phì, suy dinh dưỡng,...
Đây là sự cân bằng giữa các vi khuẩn có lợi và có hại trong hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Khi ở trạng thái cân bằng nó giúp ích trong việc chuyển hóa, hấp thu dinh dưỡng, bảo vệ hệ tiêu hóa, cân bằng hệ miễn dịch,... trong cơ thể, nhưng nếu như phát sinh yếu tố phá vỡ sự cân bằng này thì nó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của hệ tiêu hóa cơ thể.
Tóm lại khi thấy sự bất thường trong cơ thể của bạn hay của trẻ hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
3. Cơ sở nào khám chữa bệnh uy tín?
Với phương châm “Dịch vụ tốt, công nghệ cao”, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn cố gắng phát triển đem đến cho khách hàng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất và luôn nhận được những phản hồi tích cực của khách hàng.
Bệnh viện tổ chức thăm khám với nhiều chuyên khoa lâm sàng như Nội, Ngoại, Sản, Nhi,... cùng các khoa cận lâm sàng như chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm,... cung cấp nhiều dịch vụ khám chữa bệnh tiện ích.
Gọi ngay đến tổng đài 1900 565656 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám với các chuyên gia đầu ngành một cách nhanh chóng, chính xác.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!