Các tin tức tại MEDlatec
Vì sao bạch cầu tăng khi mang thai? Khắc phục bằng cách nào?
- 03/04/2023 | Bạch cầu tăng có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết là gì?
- 03/04/2023 | Bạch cầu tăng ở trẻ em cảnh báo bệnh lý gì?
- 30/06/2023 | Bạch cầu tăng có sao không? Khi nào thì cần điều trị?
- 01/05/2024 | Bạch cầu tăng hay giảm là do đâu?
1. Bạch cầu tăng khi mang thai có đáng lo không?
Chúng ta đều biết rằng, bạch cầu là một phần vô cùng quan trọng đối với hệ miễn dịch. Nhiệm vụ của những tế bào bạch cầu là chống lại và tiêu diệt những tác nhân có thể gây hại cho sức khỏe. Chỉ số bạch cầu trong máu cũng là một cơ sở để bác sĩ đánh giá về tình trạng sức khỏe của bạn. Bạch cầu được chia thành nhiều loại khác nhau và tương ứng với những nhiệm vụ khác nhau, chẳng hạn:
- Bạch cầu đa nhân trung tính: Đây là loại bạch cầu chiếm số lượng lớn và rất quan trọng trong việc chống lại vi khuẩn, nấm.
- Bạch cầu đơn nhân có tác dụng hút chất độc của vi khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn.
- Bạch cầu ái toan: Giúp cơ thể chống lại ký sinh trùng cũng như một số phản ứng dị ứng trong thai kỳ.
Có nhiều loại bạch cầu khác nhau với những chức năng khác nhau
- Bạch cầu ái kiềm: Thường có số lượng ít với chức năng điều chỉnh lưu lượng máu và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
- Bạch cầu lymphocytes: Tạo ra các kháng thể chống lại các tác nhân lạ.
Chỉ số bạch cầu của mẹ bầu thường dao động trong khoảng 4.500 – 11.000/nm3. Khi mang thai. Ở giai đoạn 3 tháng cuối, chỉ số này có thể tăng lên trong khoảng 12.000 – 18.000/nm3.
Số lượng bạch cầu tăng cao hơn so với chỉ số tiêu chuẩn nêu trên được gọi là tình trạng bạch cầu tăng khi mang thai. Thông thường chỉ số bạch cầu tăng khi mang thai chỉ là cách để cơ thể người mẹ đáp ứng với sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, trong những trường hợp chỉ số này tăng cao quá mức và kèm theo những biểu hiện bất thường như sốt, huyết áp cao, căng thẳng, sụt cân, chảy máu cam,... thì cần đưa mẹ bầu đến ngay các cơ sở y tế. Bạch cầu tăng cao còn có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ sinh non, em bé có thể chào đời với những dị tật, kém phát triển và hệ miễn dịch yếu,...
2. Bạch cầu tăng cao khi mang thai là do đâu?
Tình trạng bạch cầu tăng cao khi mang thai có thể do những nguyên nhân sau đây:
- Nhiễm trùng: Nếu cơ thể người mẹ đang bị nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm nhiễm âm đạo,... có thể dẫn đến tình trạng bạch cầu tăng cao.
- Cơ thể bị viêm nhiễm hoặc xảy ra các phản ứng dị ứng: Những tế bào bạch cầu sẽ cần di chuyển đến vị trí cần được bảo vệ và phát triển tại đó. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp khiến chỉ số bạch cầu trong cơ thể mẹ bầu tăng cao hơn bình thường.
- Tâm lý căng thẳng trong suốt một thời gian dài cũng chính là nguyên nhân khiến cho chỉ số bạch cầu của mẹ bầu tăng cao quá mức. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể có rất nhiều thay đổi. Mẹ bầu cũng rất nhạy cảm trong thời gian này. Hơn nữa, chị em cũng thường phải đối mặt với nhiều nỗi băn khoăn lo lắng, đặc biệt là về tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như sự phát triển của em bé. Chính vì thế, sự căng thẳng, lo lắng quá mức là điều rất khó tránh khỏi với các mẹ bầu.
Tình trạng căng thẳng ở mẹ bầu dễ gây tăng bạch cầu
- Thường xuyên đi tiểu: Thai nhi càng to lên thì áp lực của tử cung lên bàng quang càng lớn, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ. Đây là lý do khiến mẹ bầu cần đi tiểu nhiều lần hơn, có thể gây gián đoạn công việc, vì thế, nhiều chị em có tâm lý ngại tiểu, nhịn tiểu. Nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày, có thể gây kích thích bàng quang và dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu.
- Do một số nguyên nhân khác:
+ Do mắc phải một số bệnh ung thư, gồm ung thư bàng quang, ung thư thận.
+ Lạm dụng thuốc giảm đau cũng có thể là nguyên nhân khiến bạch cầu tăng cao.
+ Chế độ sinh hoạt và kiêng khem không hợp lý cũng có thể khiến cho mẹ bầu bị thiếu dưỡng chất và dẫn đến tình trạng bạch cầu tăng cao khi mang thai.
3. Xử trí bạch cầu tăng khi mang thai
Bạch cầu tăng quá cao khi mang thai có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ bầu và cả thai nhi. Chính vì thế, nếu cơ thể có biểu hiện bất thường bạn nên đi khám sớm.
Trường hợp mẹ bầu đã đi xét nghiệm và có chỉ số xét nghiệm máu cho thấy bạch cầu đang tăng cao, bạn cần chú ý lắng nghe những lời tư vấn từ bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp bạn đánh giá tình trạng này, tìm nguyên nhân khiến bạch cầu tăng cao và đưa ra phác đồ điều trị để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Mẹ bầu cần tuân thủ tuyệt đối những yêu cầu, hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Không nên tự ý mua thuốc và dùng thuốc để hạn chế gặp phải những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng.
Để phòng ngừa tình trạng bạch cầu tăng cao khi mang thai, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Cần uống nhiều nước: Mẹ bầu sẽ có nhu cầu nước cao hơn người bình thường. Do đó, khi mang thai, chị em nên uống từ 2 đến 3 lít nước/ngày để đảm bảo cho hoạt động trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.
- Mẹ bầu cũng cần cân bằng hàm lượng muối trong chế độ ăn. Cần hạn chế ăn những thực phẩm quá cay hoặc quá mặn.
- Nên bổ sung thêm sắt cho cơ thể bằng việc tăng cường ăn những loại thực phẩm như sữa, trái cây,...
Mẹ bầu nên thường xuyên đi khám để được bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe
- Nên thường xuyên khám thai để theo dõi sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu. Qua đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn về cách chăm sóc bản thân để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề vì sao bạch cầu tăng khi mang thai và làm cách nào để xử trí hiệu quả vấn đề này. Bên cạnh đó, bài viết cũng nêu ra một số mẹo nhỏ giúp bạn quản lý thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.
Nếu có nhu cầu đặt lịch kiểm tra sức khỏe, quý khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên của Hệ thống Y tế MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!