Các tin tức tại MEDlatec
Vì sao viêm loét dạ dày trở thành căn bệnh phổ biến hiện nay?
- 02/10/2020 | Những nguyên nhân gây ra viêm dạ dày mà bạn không thể ngờ
- 30/10/2020 | Hỏi đáp: Bệnh polyp dạ dày là gì, có dễ chữa trị không?
- 18/10/2020 | Cách chữa trào ngược dạ dày và 1 số thông tin xoay quanh căn bệnh này
1. Tổng quan về bệnh viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày hình thành do sự tác động bởi nhiều các yếu tố gây hại khác nhau, khiến tình trạng niêm mạc dạ dày bị bào mòn, tổn thương. Tùy vào mức độ mà các vết loét sẽ có kích thước và độ sâu khác nhau. Trong các trường hợp xấu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như rò/thủng, xuất huyết dạ dày,… hay thậm chí là ung thư.
Triệu chứng điển hình nhất của bệnh chính là những cơn đau bụng ở vùng thượng vị. Ban đầu tính chất đau chỉ âm ỉ sau có thể đau tăng dần lên, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, có một số dấu hiệu khác có thể có mối liên quan đến các tổn thương ở dạ dày như ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi,…
Niêm mạc dạ dày bị tổn thương khiến bệnh nhân thường xuyên bị đau bụng
2. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là gì?
Cuộc sống hiện đại, bận rộn khiến nhiều người không có đủ thời gian chăm lo sức khỏe bản thân. Trong khi đó, cơ thể phải chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các tác nhân gây hại, dẫn đến tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Một số nguyên nhân phổ biến như sau:
Vi khuẩn Helicobacter Pylori
Hơn một nửa tổng số bệnh nhân gặp các tổn thương niêm mạc dạ dày đều có sự hiện diện của Helicobacter pylori. Chất enzyme urease được tiết ra từ vi khuẩn có thể làm trung hòa nồng độ acid, giúp chúng có thể phát triển tốt tại môi trường khắc nghiệt cao như dạ dày. Gây nên các hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe như kích thích dịch vị, rối loạn chức năng tiêu hóa,…
Viêm loét dạ dày có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe mỗi người
Chế độ ăn không phù hợp
Các bữa ăn không có thời gian cố định, thói quen thường xuyên bỏ bữa, các món ăn không đảm bảo dinh dưỡng (cay nóng, nhiều dầu mỡ, thiếu chất xơ,…) và vệ sinh,… đều có thể là yếu tố góp phần nên căn bệnh viêm loét dạ dày. Tình trạng này còn có thể khiến cơ thể suy nhược kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như hiệu quả công việc.
Ngoài ra, thói quen ăn uống vội vàng, bữa ăn quá gần với giờ nghỉ ngơi hoặc ăn quá nhiều trong một bữa có thể khiến dạ dày làm việc quá mức, gây nên các tổn thương nghiêm trọng.
Ảnh hưởng từ các chất kích thích
Sử dụng quá nhiều các chất kích thích đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, điển hình chính là sự tổn thương ở dạ dày, điển hình như:
-
Cà phê: đối với những người có tiền sử hay đang mắc bệnh, cà phê có thể kích thích tiết dịch vị, làm tăng nồng độ acid trong dạ dày. Ngoài ra còn gây nên tình trạng ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn,…
-
Rượu bia: các thành phần của rượu bia có thể bào mòn và phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, tình trạng kéo dài hình thành nên các ổ loét.
-
Thuốc lá: làm sản sinh cortisol, endothelin,… ảnh hưởng đến cơ chế sinh lý bình thường của hệ tiêu hóa, giảm lượng máu cung cấp, ức chế hoạt động sản sinh dịch vị và chất nhầy bên trong dạ dày,… gây nguy cơ mắc bệnh cao.
Rượu bia là tác nhân gây hại đối với niêm mạc dạ dày của bạn
Yếu tố tâm lý
Thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, buồn bực, áp lực từ chuyện gia đình, công việc,… có thể gây ra những rối loạn đáng kể trong cơ chế sinh lý của dạ dày. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố gây viêm loét phát triển.
Sử dụng thuốc không đúng cách
Việc lạm dụng các loại thuốc không được kê đơn hoặc làm trái với chỉ định của bác sĩ có thể gây tổn thương dạ dày của bạn.
3. Ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh bằng cách nào?
Mặc dù là một bệnh thường gặp phổ biến nhưng việc ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh viêm loét dạ dày lại vô cùng đơn giản. Bạn nên tham khảo và lưu ý đôi điều sau đây:
-
Giữ vệ sinh thực phẩm: nhằm hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể, bạn cần luôn nhớ điều đầu tiên chính là “ăn chín uống sôi”. Ngoài ra, việc lựa chọn thực phẩm tươi sạch, vệ sinh sạch sẽ các vật dụng như chén, muỗng, dĩa,… và tránh phải sử dụng chung với người khác cũng là một biện pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
-
Điều chỉnh các bữa ăn hợp lý: nên ăn uống đúng và đủ bữa, có thể chia nhiều bữa nhỏ trong ngày. Chú ý bổ sung nhiều các món ăn có lợi cho sức khỏe như rau xanh, trái cây, các loại đậu đỗ, đạm động vật từ cá, tôm, cua,... giúp tăng cường lớp phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Tránh xa các thức ăn chiên rán, chế biến với gia vị quá kích thích gây ảnh hưởng bất lợi cho dạ dày.
-
Tinh thần: việc duy trì thái độ sống lạc quan, vui vẻ vừa tâm trạng thoải mái, các công việc được hoàn thành hiệu quả mà còn giúp đảm bảo chức năng sinh lý của các cơ quan. Bạn có thể dành 30 phút mỗi ngày thực hiện các bài tập thể dục nâng cao sức khỏe (đạp xe, bơi lội, yoga,…), khiến tinh thần được thư giãn hơn.
-
Không sử dụng thuốc lá, chỉ dùng cà phê hay rượu bia ở mức độ hợp lý để tránh gây tác động đến dạ dày. Cần uống đủ nước nhưng phải hạn chế và nước trái cây đóng chai hay nước có gas.
-
Lưu ý trong điều trị bằng thuốc: luôn tuân theo các chỉ định của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc. Đối với các loại thuốc không kê đơn cần đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhờ vậy, bạn có thể phòng tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra. Nếu gặp bất kỳ vấn đề bất thường nào cần phải được thăm khám và xử trí ngay.
Những bữa ăn dinh dưỡng, đúng giờ luôn là chìa khóa bảo vệ sức khỏe toàn diện
Nếu không may bạn mắc phải bệnh viêm loét dạ dày hay gặp các dấu hiệu bất thường trên cơ thể. Hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiệu quả và chu đáo nhất. Đảm bảo sẽ khiến bạn an tâm, hài lòng trong quá trình điều trị. Tổng đài 1900.56.56.56 của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ tư vấn thông tin chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!