Tin tức
Hỏi đáp: Bệnh polyp dạ dày là gì, có dễ chữa trị không?
- 23/10/2020 | Đừng chủ quan với căn bệnh polyp lòng tử cung
- 23/10/2020 | Tìm hiểu về polyp thực quản và cách phòng ngừa
- 23/10/2020 | Những thông tin tổng quan về Polyp amidan
1. Triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh
Đây là căn bệnh khá hiếm gặp, hầu như ít được quan tâm do các biểu hiện không rõ ràng. Bệnh thường chỉ được phát hiện một cách tình cờ, khi khối polyp gây ra một số triệu chứng tác động xấu khiến bệnh nhân không thể chịu đựng lâu như:
-
Đau bụng thường xuyên.
-
Buồn nôn hoặc nôn.
-
Xuất huyết tiêu hóa, phân có lẫn máu (bệnh nhân có thể bị thiếu máu nếu triệu chứng kéo dài).
-
Tắc nghẽn từ dạ dày đến ruột (hiếm gặp).
Hình ảnh nội soi thăm dò polyp ở dạ dày
2. Polyp dạ dày có bao nhiêu thể loại?
Dựa theo sự tiến triển của polyp dạ dày có thể chia thành hai loại gồm polyp lành tính, có khả năng chữa khỏi cao và ung thư (nếu sự tăng sinh tế bào trở nên mất kiểm soát). Trong đó, trường hợp mắc polyp biểu mô phổ biến nhất trong ca bệnh polyp dạ dày. Thể này được chia thành 3 loại bao gồm:
Polyp tuyến
Bệnh còn có tên là u nang tuyến Elster, được hình thành ở lớp lót niêm mạc của dạ dày. Khi nội soi sẽ thấy các khối polyp trông giống như những nốt mụn nhỏ, phẳng mịn. Thể loại này thường có xu hướng phát triển lành tính, hiếm khi trở thành ung thư.
Polyp tăng sản
Các khối polyp xuất hiện thành từng chùm, nằm rải rác khắp dạ dày hoặc được tìm thấy gần vị trí các vết loét. Bệnh có mối liên quan mật thiết đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, có biểu hiện viêm hoặc gây kích thích dạ dày. Polyp tăng sản có nguy cơ dẫn đến ung thư cao nếu bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính. Đây là loại polyp thường gặp nhiều nhất trong dạ dày.
Polyp u tuyến
Thường được phát hiện ở phần hang vị của dạ dày. Đây thường là dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày hoặc các khối u ở những vị trí khác trong cơ thể. Thể loại này thường phát sinh ở người có mắc các bệnh lý nền liên quan đến dạ dày. Để nhận được kết quả chính xác, bệnh nhân sẽ cần làm thêm các xét nghiệm khác để tăng giá trị chẩn đoán.
Phương pháp nội soi qua đường miệng giúp chẩn đoán chính xác nhất
3. Những ai có nguy cơ mắc bệnh cao?
-
Tuổi: nam giới từ độ tuổi trưởng thành trở lên và nữ giới ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đối với thể polyp tuyến thường gặp ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
-
Có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý liên quan về dạ dày hoặc do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
-
Di truyền: hội chứng đa polyp có thể di truyền với các thành viên trong gia đình, có khả năng gây ra các khối u trong dạ dày, tăng nguy cơ ung thư.
-
Tác dụng phụ của thuốc: các loại thuốc ức chế bơm proton (esomeprazole, omeprazole, lansoprazole,…), thuốc điều trị chứng trào ngược dạ dày,...
4. Các phương pháp điều trị nào thường được lựa chọn?
Vì polyp dạ dày là bệnh lý lành tính, vài trường hợp do có kích thước nhỏ, các triệu chứng không quá nghiêm trọng nên không cần phải điều trị. Tuy nhiên, vẫn cần theo dõi thường xuyên, định kỳ bằng kỹ thuật nội soi để kiểm tra sự tiến triển của bệnh. Nếu các khối polyp phát triển lớn, bác sĩ sẽ cân nhắc, đưa ra lựa chọn các phác đồ điều trị thích hợp hơn. Một số phương pháp thường được áp dụng như sau:
Điều trị viêm nhiễm bởi vi khuẩn
Nguyên nhân lây nhiễm được nghi ngờ do có tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm hoặc các dịch tiết của người mang mầm bệnh (nước bọt, chất nôn,…). Các bác sĩ thường sẽ chỉ định cho bệnh nhân một số loại kháng sinh (tetracyclin, amoxicillin, clarithromycin,…) để điều trị Helicobacter pylori gây viêm nhiễm dạ dày, nhằm loại bỏ nguy cơ hình thành polyp tăng sản, song song với việc điều trị để ngăn ngừa tái phát.
Helicobacter pylori có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn
Phẫu thuật nội soi
Biện pháp này thường được áp dụng với các khối polyp lớn (đường kính khoảng 1cm), giúp phòng tránh nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư hoặc các biến chứng khác. Nếu được chăm sóc tốt, bệnh nhân có thể phục hồi nhanh và được xuất hiện sớm.
5. Một số vấn đề lưu ý trong quá trình chăm sóc sau mổ
-
Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi nhiều nhằm tránh các tác động ảnh hưởng đến vết thương. Nên giữ cho không gian phòng bệnh yên tĩnh, thoáng mát. Đảm bảo sự êm ái, khô thoáng của chăn gối, ga trải giường nhằm hạn chế sự hình thành của các vết loét.
-
Ưu tiên ăn những thức ăn lỏng, mềm và dễ tiêu. Bệnh nhân có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày sẽ có lợi hơn cho quá trình hấp thu.
-
Cần cung cấp đủ các dưỡng chất cho bệnh nhân. Tuy nhiên, không nên ăn những thực phẩm cứng (ngũ cốc, các loại hạt,…), gây khó tiêu, có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi như thức ăn cay nóng, các thực phẩm được lên men (cà muối, dưa muối,…). Tránh xa các thức ăn giàu chất béo (thực phẩm chiên xào, phô mai, bơ,…). Mặc dù chất xơ (rau, bông cải xanh,…) có tác dụng nhuận tràng tốt nhưng lại khiến bệnh nhân phải đi vệ sinh nhiều, gây ảnh hưởng đến vết mổ.
-
Bổ sung đủ nước để giảm nguy cơ táo bón, bạn có thể sử dụng nước trái cây giúp làm tăng khẩu vị, cung cấp các vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuyệt đối không sử dụng thức uống có gas, các chất kích thích như cà phê, rượu, bia,…
-
Bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận để kịp thời ngăn chặn, xử trí bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
-
Sự thăm hỏi, động viên của người thân sẽ là nguồn động lực giúp người bệnh lạc quan, kiên trì và yên tâm hợp tác với bác sĩ trong quá trình điều trị. Không nên để bệnh nhân gặp stress, áp lực tâm lý từ công việc, gia đình,…
Bệnh nhân cần được tạo tâm lý thoải mái giúp hiệu quả phục hồi tốt hơn
Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh polyp dạ dày, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, áp dụng những thực đơn dinh dưỡng và có lợi đối với sức khỏe. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần hoặc thực hiện tầm soát ung thư 1 năm/lần để kịp thời chữa trị nếu phát hiện các dấu hiệu ban đầu của bệnh. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cam kết sẽ giúp bạn an tâm, hài lòng với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe an toàn, hiệu quả nhất.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.56.56.56 để được tư vấn, giải đáp mọi thông tin liên quan đến vấn đề bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!