Các tin tức tại MEDlatec
Viêm amidan: mọi vấn đề cơ bản để nhận diện và điều trị bệnh
- 26/08/2024 | Viêm amidan cấp: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị và phòng ngừa
- 06/09/2024 | Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Điều trị và phòng ngừa như thế nào?
- 06/09/2024 | Viêm amidan mạn tính: Tìm hiểu triệu chứng, biến chứng và cách điều trị
1. Viêm amidan: nguyên nhân và triệu chứng
1.1. Như thế nào là viêm amidan?
Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại amidan - hai khối mô hình bầu dục nằm ở hai bên thành họng. Amidan đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập các tác nhân vi khuẩn, virus qua đường miệng và mũi. Khi amidan bị tấn công bởi những tác nhân này sẽ trở nên sưng, viêm, gây ra các triệu chứng khó chịu như đau họng, khó nuốt và sốt.
Viêm amidan có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh có thể xuất hiện đột ngột và kéo dài trong một vài ngày hoặc kéo dài hơn trong các trường hợp mạn tính.
Dù hầu hết các trường hợp bị viêm amidan không nguy hiểm nhưng bệnh vẫn cần được chẩn đoán để có biện pháp điều trị phù hợp, tránh biến chứng.
Hình ảnh giúp nhận diện sự khác biệt giữa viêm amidan và amidan bình thường
1.2. Nguyên nhân khiến amidan bị viêm
- Nhiễm khuẩn
Vi khuẩn là nguyên nhân thường gặp nhất khiến bệnh viêm amidan hình thành. Trong số này, vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là Streptococcus và Haemophilus influenzae,...
- Nhiễm virus
Virus cũng có thể gây viêm amidan, điển hình là rhinovirus, influenza, adenovirus, Epstein-Barr,...
- Yếu tố môi trường
Tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi, hóa chất và chất kích thích cũng có thể gây ra viêm amidan.
- Hệ miễn dịch yếu
Những người có hệ miễn dịch suy yếu, như bệnh nhân HIV/AIDS hoặc người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, dễ bị viêm amidan hơn bình thường.
1.3. Triệu chứng bệnh viêm amidan
Viêm amidan thường đi kèm với một loạt các triệu chứng khó chịu như:
- Đau họng: triệu chứng phổ biến nhất, có thể gây khó chịu và đau đớn khi nuốt.
- Sưng amidan: amidan sưng to, đỏ hoặc có màu trắng, nếu bị nhiễm khuẩn sẽ có mủ.
- Sốt: nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên gây ra sốt, nhất là trường hợp viêm amidan do vi khuẩn gây ra.
- Hơi thở có mùi hôi: là kết quả của nhiễm trùng.
- Khó nuốt: sưng amidan có thể gây đau đớn và khó khăn khi nuốt.
- Đau tai: có thể lan từ cổ họng đến tai, gây ra cảm giác khó chịu.
- Sưng hạch bạch huyết vùng cổ.
- Mệt mỏi và khó chịu.
Biểu hiện viêm amidan
2. Chẩn đoán và điều trị viêm amidan như thế nào?
2.1. Khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ?
Khi nghi ngờ viêm amidan và có các triệu chứng sau, người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay:
- Sốt cao không có dấu hiệu giảm sau 2 - 3 ngày.
- Amidan sưng lớn gây khó thở hoặc ngạt thở.
- Gặp khó khăn nghiêm trọng khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn.
Những triệu chứng viêm amidan này sẽ tái phát nhiều lần. Thậm chí có trường hợp nhiễm trùng lan rộng khiến người bệnh cảm thấy đau nhức ở tai, có mủ trong cổ họng, sưng hạch bạch huyết.
2.2. Chẩn đoán viêm amidan
Để chẩn đoán viêm amidan một cách chính xác, các phương pháp sau đây thường được sử dụng:
- Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cổ họng, amidan và các hạch bạch huyết ở vùng cổ để đánh giá mức độ sưng và viêm.
- Test nhanh các tác nhân vi khuẩn thường gây viêm amidan.
- Nuôi cấy vi khuẩn: mẫu dịch từ cổ họng có thể được lấy và nuôi cấy trong phòng xét nghiệm để xác định loại vi khuẩn gây bệnh.
- Xét nghiệm máu: kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng và tình trạng miễn dịch của bệnh nhân.
- Chẩn đoán hình ảnh: bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như:
+ Nội soi tai mũi họng bằng ống nội soi chuyên dụng có gắn camera siêu nhỏ và đèn soi sáng ở đầu để đưa vào bên trong vòm họng, quan sát tổn thương, phát hiện viêm amidan.
+ Chụp CT vùng cổ có tiêm thuốc cản quang để loại trừ biến chứng bệnh Lemierre, áp xe và viêm nắp thanh thiệt.
Bác sĩ đang thực hiện soi họng cho khách hàng để đánh giá tình trạng amidan
2.3. Điều trị viêm amidan
Đối với viêm amidan, phương pháp điều trị thích hợp thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:
- Điều trị bằng thuốc
Trường hợp viêm amidan do vi khuẩn gây ra, bác sĩ thường sẽ kê đơn kháng sinh. Việc hoàn thành toàn bộ đợt điều trị sẽ giúp ngăn ngừa sự tái phát của bệnh và phòng tránh kháng thuốc. Để giảm đau, hạ sốt, người bệnh có thể dùng thuốc Acetaminophen hoặc ibuprofen.
Trong những trường hợp nghiêm trọng và tái phát, phẫu thuật cắt bỏ amidan có thể được xem xét. Phẫu thuật này thường được thực hiện khi viêm amidan tái phát nhiều lần hoặc khi sưng amidan gây ra các vấn đề về hô hấp hoặc nuốt.
Đối với mỗi trường hợp, việc chẩn đoán chính xác và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và giảm bớt các biến chứng có thể xảy ra. Trong quá trình điều trị, luôn quan trọng để tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ.
Viêm amidan là một bệnh lý phổ biến có thể gây ra khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Tuy nhiên, khi đã biết được nguyên nhân và triệu chứng, có phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh có thể đẩy lùi bệnh lý này.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý để vừa giảm đau vừa thường xuyên làm sạch cổ họng.
- Giữ ấm cổ họng.
Qua những thông tin được chia sẻ trên đây, hy vọng quý khách hàng đã biết được vấn đề cơ bản liên quan đến bệnh viêm amidan để chủ động thăm khám, điều trị hiệu quả. Mọi nhu cầu đặt lịch khám, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được xác nhận nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!