Các tin tức tại MEDlatec
Viêm gan B ở trẻ em: Triệu chứng và các trường hợp cần điều trị
- 20/06/2022 | Góc giải đáp: Phải làm sao nếu xét nghiệm viêm gan B dương tính?
- 18/06/2022 | Xét nghiệm viêm gan B tại nhà nhanh chóng, thuận tiện cùng MEDLATEC
- 15/06/2022 | Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không? Nên xét nghiệm ở bệnh viện nào?
1. Vì sao trẻ mắc viêm gan B?
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B gây ra, có 3 con đường lây nhiễm chính gồm: đường máu, đường tình dục là đường truyền từ mẹ sang con. Trong đó, trẻ nhỏ mắc viêm gan B chủ yếu do lây truyền từ mẹ nhiễm bệnh.
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus
Các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng có tỉ lệ mắc viêm gan B khá cao do kiến thức về bệnh còn hạn chế, tỷ lệ tiêm phòng bệnh chưa cao. Nhiều trường hợp trẻ vừa sinh ra nhiễm viêm gan B do mẹ mắc bệnh không được phát hiện khi mang thai và có biện pháp ngừa lây nhiễm. Theo thống kê, có khoảng 10% phụ nữ mang thai ở nước ta nhiễm viêm gan B, tỷ lệ lây truyền sang con là rất cao.
Nguy cơ lây nhiễm cho con khi mẹ mắc viêm gan B ở mỗi giai đoạn của thai kỳ là khác nhau, cụ thể như sau:
-
Mẹ mắc viêm gan B ở thời kỳ đầu mang thai, tỷ lệ lây truyền mầm bệnh cho con chỉ khoảng 1%.
-
Mẹ mắc viêm gan B ở thời kỳ giữa, có khoảng 10% trẻ sinh ra mang theo mầm bệnh.
-
Mẹ mắc viêm gan B ở 3 tháng cuối của thai kỳ, tỉ lệ lây nhiễm bệnh rất cao lên tới 60 - 70%.
Trẻ nhiễm virus viêm gan B có thể gặp nhiều biến chứng do miễn dịch yếu
Trẻ sơ sinh có virus viêm gan B trong máu gặp phải những triệu chứng, biến chứng bệnh phức tạp hơn nhiều so với người lớn do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị viêm gan B mạn tính, gây hậu quả nặng nề cho sức khỏe và sự phát triển trong tương lai, không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Những trẻ mắc viêm gan B lây nhiễm từ mẹ có nguy cơ biến chứng thành xơ gan, ung thư gan khi trưởng thành là rất cao. Phát hiện sớm phụ nữ mang thai bị viêm gan B và điều trị tích cực có thể giảm nguy cơ lây nhiễm sang thai. Biện pháp phòng ngừa lâu dài và hiệu quả hơn vẫn là tăng tỷ lệ tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho phụ nữ độ tuổi sinh sản nói riêng và tất cả người dân nói chung.
2. Bác sĩ chỉ rõ triệu chứng viêm gan B ở trẻ em
Khi cơ thể mang virus viêm gan B, ở giai đoạn sớm của bệnh trẻ thường không có triệu chứng gì, vẫn có thể sinh hoạt học tập bình thường. Đây là giai đoạn ủ bệnh khi virus ở thể không hoạt động, tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi như sức khỏe giảm sút, nhiễm trùng,... thì virus sẽ phát triển mạnh, gây các đợt viêm gan cấp.
Đợt viêm gan B cấp gây triệu chứng giống cúm cho trẻ
Ở đợt viêm gan cấp, trẻ sẽ có triệu chứng giả cúm như: sốt, mệt mỏi, chán, ăn, chảy nước mũi, buồn nôn, táo bón, đầy bụng, tiêu chảy,... Các triệu chứng này thường kéo dài từ 7 - 10 ngày, sau đó triệu chứng vàng da sẽ xuất hiện, ngoài ra gan trẻ bị viêm tăng kích thước, có thể gây đau tức hạ sườn phải, nước tiểu sẫm màu.
Khi triệu chứng vàng da xuất hiện nghĩa là virus gan B hoạt động mạnh tấn công làm tổn thương gan, gây suy giảm chức năng gan. Triệu chứng giai đoạn này gồm: lá lách to, gan to, ấn đau, đau tức vùng hạ sườn phải, trẻ bị trướng bụng nhẹ, ăn kém, phân có dịch nhầy như mỡ,...
Viêm gan B đợt cấp tính ở trẻ nhỏ thường kéo dài khoảng 2 - 3 tuần, sau đó các triệu chứng bệnh giảm dần. Khi đó, sức khỏe của trẻ sẽ dần hồi phục, trẻ ăn ngon hơn, nước tiểu trong. Tuy nhiên virus viêm gan B vẫn cư trú trong gan và có thể tái phát bệnh bất cứ lúc nào.
Triệu chứng viêm gan B ở trẻ sơ sinh thường không rõ ràng như trẻ lớn, đôi khi trẻ chỉ bị vàng da, bú kém gây nhầm lẫn sang tình trạng vàng da sinh lý. Rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh sức khỏe yếu, viêm gan B nặng gây suy gan, xuất huyết não,... nguy hiểm.
Viêm gan B ở trẻ dễ nhầm lẫn sang tình trạng vàng da sinh lý
Để xác định giai đoạn bệnh viêm gan B ở trẻ cũng như mức độ nguy hiểm, trẻ sẽ cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Các xét nghiệm thường chỉ định gồm: xét nghiệm HBsAg, HBeAg, xét nghiệm men gan, xét nghiệm DNA virus HBV,... Dựa trên triệu chứng cũng như kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn điều trị phù hợp giúp trẻ hồi phục sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng nặng do virus gây ra.
3. Khi nào nên điều trị viêm gan B ở trẻ em?
Trẻ em mắc viêm gan B mạn tính cần phải giám sát, kiểm tra thường xuyên tiến triển của bệnh. Bác sĩ sẽ yêu cầu cha mẹ đưa trẻ đi khám định kỳ, thực hiện khám lâm sàng cùng các xét nghiệm xác định mức độ bệnh như: xét nghiệm huyết thanh của ALT, AFP, xét nghiệm anti-HBe, xét nghiệm DNA HBV,... Ngoài ra, cũng cần xét nghiệm chức năng gan và tiểu cầu định kỳ nhằm đánh giá nguy cơ xơ gan thường gặp ở trẻ mắc viêm gan B.
Nếu thấy các dấu hiệu men gan bất thường, nghi ngờ trẻ bị xơ gan biến chứng sẽ cần sinh thiết gan để chẩn đoán khẳng định. Chỉ số men gan tăng cho thấy tình trạng tổn thương gan tăng, sẽ cần theo dõi và điều trị tích cực cho trẻ.
Trẻ bị viêm gan B cần điều trị tích cực ngăn ngừa tiến triển thành mạn tính
Các trường hợp trẻ mắc viêm gan B sau đây sẽ cần phải điều trị lâu dài do nguy cơ biến chứng nguy hiểm cao gồm:
-
Xơ gan biến chứng từ viêm gan B.
-
Suy giảm chức năng gan nhanh.
-
Viêm cầu thận do viêm gan B.
-
Nhiễm virus viêm gan B tái phát sau ghép gan.
-
Trẻ nhiễm viêm gan B có tiền sử gia đình bị ung thư tế bào gan.
-
Trẻ mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch.
Như vậy, viêm gan B ở trẻ em thường phức tạp và nguy hiểm hơn ở người lớn do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, dễ gặp biến chứng nặng. Do đó, theo dõi và điều trị tích cực là rất quan trọng với trẻ mắc viêm gan B.
Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!