Các tin tức tại MEDlatec
Viêm giáp bán cấp: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách phòng ngừa
- 22/09/2024 | Những điều cần biết về điều trị viêm giáp Hashimoto
- 26/09/2024 | Viêm giáp Hashimoto có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
- 28/04/2025 | Viêm giáp bán cấp: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách phòng ngừa
- 07/03/2025 | Đau mắt đi khám, người phụ nữ phải nhập viện vì biến chứng nguy hiểm của bệnh lý tuyến giáp
- 03/04/2025 | Bị tuyến giáp có uống được đông trùng hạ thảo không? Liều lượng sử dụng như thế nào?
1. Viêm giáp bán cấp là gì?
Viêm giáp bán cấp (hay viêm tuyến giáp bán cấp) là tình trạng viêm của tuyến giáp thường do virus gây ra. Bệnh lành tính, không lây lan và có thể tự khỏi sau vài tuần đến vài tháng, thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trung niên 40 - 50 tuổi, người có tiền sử bệnh tuyến giáp hoặc gia đình có người mắc bệnh nội tiết, người vừa khỏi cúm, quai bị…
Với hầu hết các trường hợp mắc bệnh, người bệnh có thể bị sưng tuyến giáp, đau và rối loạn chức năng tuyến giáp, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành suy giáp tạm thời hoặc lâu dài. Khi ấy, việc điều trị khỏi hoàn toàn sẽ khó khăn hơn nhiều và để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh.
2. Dấu hiệu nhận biết viêm tuyến giáp bán cấp
Triệu chứng viêm tuyến giáp bán cấp thường dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm hoặc viêm họng. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh điển hình mà bạn cần chú ý:
- Đau vùng trước cổ, có thể đau lan lên hàm hoặc vai.
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao, kèm cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi.
- tuyến giáp sưng, cứng, đau khi chạm vào, khi nói hoặc khi nuốt.
- Giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân.
- Mạch nhanh, đổ mồ hôi, hồi hộp.
Các triệu chứng viêm giáp bán cấp có thể mất dần sau vài tuần đến vài tháng khởi phát, hoặc có thể kéo dài trong các trường hợp bệnh tái phát hoặc tiềm ẩn biến chứng khác. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra chứng rối loạn nhịp tim, suy giáp tạm thời hoặc kéo dài, phụ thuộc corticoid (do lạm dụng thuốc kháng viêm) và ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.
3. Nguyên nhân viêm tuyến giáp bán cấp
Nguyên nhân viêm tuyến giáp bán cấp chủ yếu là do virus, bao gồm các loại như: virus cúm mùa, virus sởi, quai bị,... Về cơ chế, khi cơ thể bị nhiễm virus, hệ miễn dịch hoạt động quá mức để tiêu diệt virus. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, miễn dịch hoạt động quá mức và tấn công nhầm vào tuyến giáp, gây nên tình trạng viêm giáp bán cấp. Một số trường hợp không rõ nguyên nhân.
Ngoài ra, viêm tuyến giáp bán cấp cũng liên quan đến một số yếu tố về di truyền, suy giảm hệ miễn dịch, căng thẳng quá mức trong thời gian dài. Dưới đây là thông tin chi tiết:
- Suy giảm hệ miễn dịch: Suy giảm hay rối loạn hệ miễn dịch sẽ làm tăng nguy cơ virus tấn công và gây viêm tuyến giáp bán cấp.
- Căng thẳng quá mức trong thời gian dài: Stress kéo dài, thiếu ngủ, ăn uống không lành mạnh, làm việc quá sức,.. làm hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện cho virus tấn công và làm tăng nguy cơ phản ứng viêm bất thường sau nhiễm bệnh.
- Yếu tố di truyền: Nếu bạn có tiền sử mắc bệnh tuyến giáp hoặc gia đình có người mắc các bệnh nội tiết khác, nguy cơ bị viêm tuyến giáp bán cấp sẽ cao hơn người bình thường. Tuy nhiên, yếu tố này thường ít gặp hơn.
4. Cách phòng ngừa viêm giáp bán cấp
Thực tế, chúng ta không thể ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ gây viêm tuyến giáp bán cấp. Tuy nhiên, vẫn có thể phòng ngừa tối đa bằng một số cách sau:
- Tăng cường sức đề kháng: Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường bổ sung vitamin C, E, kẽm, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần luôn thoải mái sẽ giúp bạn có hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus.
- Phòng tránh nhiễm virus: Để phòng tránh sự xâm nhập của virus vào cơ thể, bạn cần: tiêm phòng vắc xin đầy đủ, giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra ngoài,...
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Hãy thăm khám sức khỏe định kỳ 3 - 6 tháng/lần để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có hướng điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
5. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp một trong các triệu chứng sau:
- Đau vùng cổ kéo dài, không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi.
- Sốt cao không rõ nguyên nhân, người mệt mỏi, kiệt sức.
- Tuyến giáp sưng to và không có dấu hiệu giảm sưng, đau khi nói hoặc nuốt.
- Cảm giác tim đập nhanh, hồi hộp kéo dài.
- Sụt cân bất thường, rối loạn kinh nguyệt, khó hoặc mất ngủ.
Thăm khám sớm sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp, tránh biến chứng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Bài viết trên đây là nội dung chi tiết về triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh viêm giáp bán cấp. Đây là tình trạng viêm tạm thời thường do virus gây ra, hay gặp ở phụ nữ độ tuổi trung niên 40 - 50 tuổi. Bệnh lành tính và có thể khỏi hoàn toàn sau vài tuần đến vài tháng khởi phát nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Nếu bạn gặp một trong các triệu chứng như đau vùng cổ kéo dài, sốt cao không rõ nguyên nhân, tuyến giáp sưng to bất thường, sụt cân nhanh chóng, cảm giác tim đập nhanh, hãy đến thăm khám bác sĩ ngay để có hướng xử lý kịp thời.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan về bệnh viêm tuyến giáp bán cấp, hãy liên hệ Tổng đài MEDLATEC-1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!