Các tin tức tại MEDlatec
Viêm tai giữa - những điều bạn chưa biết
- 18/05/2022 | Viêm tai giữa cấp ở trẻ sơ sinh dấu hiệu điển hình là gì?
- 31/08/2023 | Viêm tai giữa có lây không? Làm sao để phòng tránh?
- 31/07/2023 | Người bị viêm tai giữa kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
1. Tổng quan về bệnh
Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở phần giữa tai, thường do vi khuẩn hoặc virus gây nên, khiến tai bị đau, nhức, sưng đỏ ảnh hưởng sức khỏe và cuộc sống.
Tai giữa là bộ phận rất dễ bị viêm nhiễm
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh:
- Do sự chưa trưởng thành về cấu trúc tai, vòi nhĩ ngắn và nằm ngang: Trẻ nhỏ mắc viêm tai giữa nhiều hơn so với người lớn do cấu trúc tai chưa phát triển hết, hệ miễn dịch còn non yếu. Ngoài ra, vòi nhĩ ở trẻ còn ngắn và nằm ngang hơn so với người lớn, điều này làm cho dịch và vi khuẩn dễ dàng di chuyển từ họng vào tai giữa, dẫn đến viêm.
- Do bị cảm cúm, viêm họng lâu ngày không khỏi: Khi người bệnh bị cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng cũng có thể dẫn đến viêm tai giữa do virus từ đường hô hấp xâm nhập vào tai giữa.
- Do virus: Virus là một trong những tác nhân gây bệnh phổ biến ở viêm tai giữa. Virus có thể xâm nhập vào tai giữa thông qua ống nối giữa tai giữa và họng gây viêm.
- Do viêm mũi, viêm xoang: Viêm mũi, viêm xoang dẫn đến ứ dịch mũi làm tắc nghẽn vòi nhĩ gây viêm tai.
- Do sự thay đổi môi trường, áp suất: Môi trường thay đổi, áp suất không khí thay đổi đột ngột như đi bơi lặn, hoặc đi máy bay có thể làm áp suất trong tai thay đổi theo dẫn đến đau tai và viêm.
Tỷ lệ trẻ em bị viêm tai giữa cao hơn so với người lớn
Biểu hiện của viêm tai giữa:
- Đau tai: Nhắc đến viêm tai giữa thì không thể tránh khỏi việc đau tai. Tùy vào mức độ viêm mà tai có thể đau từ nhẹ đến nặng gây nên cảm giác khó chịu.
- Sốt: Sốt là một trong những biểu hiện của bệnh viêm tai, có thể sốt cao hoặc nhẹ tùy theo thể trạng mỗi người.
- Tai chảy dịch mủ: dịch mủ chảy từ tai ra ngoài là dấu hiệu điển hình của viêm tai. Tuy nhiên khi dịch mủ chảy thì đồng nghĩa với việc bạn đã bị viêm tai giữa nặng.
- Gây cảm giác khó chịu, quấy khóc: Trẻ bị viêm tai giữa sẽ có biểu hiện quấy khóc, khó chịu hơn bình thường.
Các dạng viêm tai giữa:
- Viêm tai giữa cấp tính: Xuất hiện trong thời gian ngắn, từ vài ngày đến vài tuần. Đây là dạng viêm tai giữa phổ biến nhất và thường xảy ra sau khi bị cảm lạnh hoặc viêm họng.
- Viêm tai giữa mạn tính: Là hiện tượng tai bị viêm lâu ngày không khỏi, cứ tái đi tái lại. Vì vậy, nếu bị viêm tai giữa mạn tính cần phải được điều trị chuyên sâu để hạn chế những biến chứng cũng như tổn thương ở tai.
- Viêm tai giữa thanh dịch: Đây là tình trạng dịch tích tụ trong tai giữa mà không có biểu hiện viêm, nhiễm trùng rõ rệt như sốt, đau tai, nhưng có thể gây ra cảm giác đầy tai, giảm thính lực.
2. Điều trị viêm tai giữa
Viêm tai giữa là một bệnh có thể chữa khỏi dứt điểm. Tuy nhiên, không phải ai bị viêm tai cũng điều trị giống nhau. Tùy thuộc vào dạng viêm và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mà mỗi người sẽ có những phác đồ khác nhau.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Sử dụng thuốc kháng sinh là phương pháp phổ biến nhất hiện nay khi điều trị viêm tai giữa nhằm mục đích kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và giảm đau nhức.
Sử dụng thuốc kháng sinh là phương pháp phổ biến nhất hiện nay khi điều trị viêm tai giữa
Nếu bệnh nhân sốt cao thì dùng giảm đau, hạ sốt
Trường hợp người bệnh bị sốt cao hoặc cơn đau kéo dài gây khó chịu thì có thể sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt như Paracetamol hoặc Ibuprofen.
Điều trị bằng phẫu thuật
Điều trị bằng phẫu thuật là phương án điều trị cuối cùng khi bệnh nhân đã điều trị bằng thuốc kháng sinh trong thời gian dài vẫn không có tiến triển. Khi đó, các bác sĩ sẽ cân nhắc cho làm phẫu thuật đặt ống dẫn lưu trong tai để giúp thoát dịch và giảm nguy cơ gây viêm nhiễm.
Viêm tai giữa có thời gian điều trị lâu, kéo dài từ 10 – 12 ngày 1 lần điều trị, phụ thuộc vào mức độ và tình trạng. Nếu bạn bị viêm tai đi kèm với các bệnh về đường hô hấp thì cần được điều trị dứt điểm các bệnh nền liên quan.
3. Một số cách phòng ngừa bệnh
Viêm tai giữa là một bệnh lý phổ biến, nhất là với trẻ nhỏ. Để con yêu luôn khỏe mạnh, bạn hãy thực hiện các phương pháp dưới đây để phòng ngừa:
Tiêm phòng đầy đủ
Một số vắc xin có thể phòng viêm tai giữa có thể kể đến như vắc xin phế cầu, vắc xin cúm,… Để con có một sức đề kháng tốt, cơ thể khỏe mạnh, ba mẹ hãy cho con tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch.
Cha mẹ nên cho con đi tiêm vắc xin phế cầu để phòng bệnh viêm tai giữa
Giữ vệ sinh tai
Tuyệt đối không dùng vật dụng nhọn, bông tăm để làm sạch tai cho trẻ vì việc tai có thể gây tổn thương và viêm tai.
Không tiếp xúc với khói thuốc
Khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp cũng như là viêm tai giữa ở trẻ. Vì vậy, nên cho trẻ ở môi trường xanh, sạch, tránh xa khói thuốc.
Bảo vệ con không bị cảm cúm, sổ mũi, viêm họng
Khi trẻ bị các bệnh về đường hô hấp, cảm cúm, viêm họng cần được điều trị ngay và dứt điểm để ngăn ngừa sự phát triển của viêm tai giữa.
Trên đây là một vài thông tin tổng quan về bệnh viêm tai giữa các bạn có thể tham khảo. Bằng những biện pháp phòng ngừa trên, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ và bảo vệ sức khỏe con yêu. Nếu bạn thấy con có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ bị viêm tai giữa, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Hiện nay, cha mẹ có thể đưa con đến khám và điều trị các bệnh lý về tai mũi họng nói chung và viêm tai giữa nói riêng tại Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tại đây, với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, tận tình và luôn có trách nhiệm trong thăm khám sẽ đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị hiệu quả cho trẻ. Cha mẹ hãy gọi ngay đến số hotline 1900 56 56 56 để được đặt lịch và tư vấn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!