Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm ADN khi mới mang thai có những phương pháp nào?
- 17/09/2020 | Xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh có những phương pháp phổ biến nào?
- 17/09/2020 | Bác sĩ trả lời: Xét nghiệm ADN có chính xác không?
- 17/09/2020 | Có những phương pháp xét nghiệm ADN từ trong bụng mẹ nào?
1. Có xét nghiệm ADN khi mới mang thai được không?
Y học thế giới đang phát triển từng ngày và xét nghiệm ADN những năm qua cũng có nhiều tiến bộ vượt bậc. Có xét nghiệm ADN khi mới mang thai được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể và thực hiện được ngay tại Việt Nam, tại một số trung tâm xét nghiệm trên cả nước.
Có thể xét nghiệm ADN sớm khi mang thai
Không chỉ có duy nhất một phương pháp mà mẹ bầu có thể cân nhắc lựa chọn một trong 3 phương pháp xét nghiệm ADN khi đang mang thai gồm: chọc ối, sinh thiết gai nhau hay xét nghiệm NIPT không xâm lấn. MEDLATEC sẽ phân tích rõ hơn ưu nhược điểm của 3 phương pháp này ở phần sau.
Mặc dù có thể thực hiện được, nhưng tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ xem xét rủi ro và các yếu tố ảnh hưởng khác của đứa trẻ để quyết định có xét nghiệm ADN huyết thống hay không.
Đặc biệt các trường hợp xét nghiệm ADN chỉ vì mục đích xác nhận quan hệ huyết thống thì sẽ cần cân nhắc. Kết quả xét nghiệm có thể ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý mẹ, đôi khi còn ảnh hưởng sức khỏe thai nhi. Vì thế, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thực hiện sau khi trẻ được sinh ra.
Bác sĩ sẽ xem xét trước khi quyết định có xét nghiệm ADN cho thai nhi không
2. Lợi ích và rủi ro khi xét nghiệm ADN khi mới mang thai
Tùy vào phương pháp xét nghiệm, lợi ích và rủi ro là khác nhau.
2.1. Lợi ích
Xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai có nhiều lợi ích như:
Thiết lập mối quan hệ huyết thống
Xét nghiệm ADN khi mới mang thai có độ chính xác rất cao, từ 99 - 100% với trường hợp có quan hệ huyết thống. Với nhiều trường hợp, xét nghiệm chỉ ra một người chắc chắn là cha đẻ của đứa trẻ là niềm vui lớn cho mọi người mong chờ.
Tạo tâm lý yên tâm cho mẹ bầu
Với phụ nữ mang thai, tâm lý thoải mái, yên tâm vô cùng quan trọng. Bất cứ sự lo lắng, căng thẳng nào cũng ảnh hưởng ít nhiều tới đứa trẻ. Kết quả xét nghiệm ADN có thể giúp thai phụ yên tâm, giảm căng thẳng lo lắng.
Xét nghiệm ADN huyết thống cho thai nhi bằng phương pháp không xâm lấn rất an toàn với mẹ và bé
An toàn với sức khỏe
Xét nghiệm ADN không xâm lấn dựa trên mẫu máu tĩnh mạch mẹ, nên rất an toàn với sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi. Những phương pháp chọc ối và sinh thiết gai nhau đều là phương pháp xâm lấn, có nguy cơ gây sảy thai, nhiễm trùng với tỷ lệ là 1/500.
Chi phí phù hợp
Hiện nay, chi phí xét nghiệm ADN phương pháp xâm lấn có chi phí thấp hơn, khoảng 10 - 12 triệu đồng cho một trường hợp. Cha mẹ có thể xét nghiệm ADN vừa để xác định mối quan hệ huyết thống cha con vừa sàng lọc trước sinh để giảm chi phí.
Phương pháp xét nghiệm ADN không xâm lấn hiện có mức giá khá cao, từ 15- 25 triệu đồng cho mỗi trường hợp. Hiện các y bác sĩ thường không tư vấn chọc ối hay sinh thiết gai nhau chỉ để kiểm tra huyết thống bởi có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
Có thể xét nghiệm ADN huyết thống từ rất sớm
Thai phụ có thể xét nghiệm ADN trước sinh từ tuần thai thứ 10 trở đi với phương pháp không xâm lấn, hoặc muộn hơn từ tuần thai 16 - 17 với hai phương pháp còn lại. Bác sĩ thường sẽ dựa trên hình ảnh siêu âm để dự đoán chính xác tuần thai, từ đó tư vấn phương pháp xét nghiệm phù hợp.
Xét nghiệm ADN huyết thống không xâm lấn phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ sau đó so sánh với dữ liệu ADN của người cha giả định. Phương pháp xét nghiệm đạt độ chính xác cao, an toàn nên được nhiều người lựa chọn.
Xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn có nguy cơ gây sảy thai
2.2. Rủi ro khi xét nghiệm ADN khi mới mang thai
Rủi ro lớn nhất khi xét nghiệm ADN khi mang thai đó là nguy cơ ảnh hưởng khi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm. Với phương pháp xét nghiệm trước sinh không xâm lấn thì không có rủi ro nào với mẹ và trẻ bởi chỉ cần phân tích lấy mẫu máu tĩnh mạch của thai phụ.
Còn phương pháp chọc dịch ối hay sinh thiết gai nhau, đều can thiệp trực tiếp hay gián tiếp đến thai nhi nên có nguy cơ gây nhiễm trùng, dò dịch ối, sảy thai,… Chưa kể những ảnh hưởng tâm lý với mẹ bầu khi thực hiện những thủ thuật này.
Như vậy, với những ưu nhược điểm trên, hãy cân nhắc có nên thực hiện xét nghiệm ADN khi mới mang thai không, cũng như chọn phương pháp phù hợp.
3. Làm gì để kết quả xét nghiệm ADN thai nhi có giá trị pháp luật?
Nhiều trường hợp ngoài mục đích cá nhân, cần sử dụng kết quả xét nghiệm ADN khi mới mang thai cho các mục đích hành chính như sử dụng trong các vấn đề liên quan đến pháp luật, tố tụng,… thì cần lưu ý một số vấn đề sau.
Kết quả xét nghiệm ADN có thể giải quyết các vấn đề liên quan tới quyền nuôi dưỡng trẻ
-
Kết quả xét nghiệm được công nhận trước hết cần thực hiện ở Trung tâm Xét nghiệm được cơ quan Pháp luật chấp nhận, thực hiện theo đúng quy trình xét nghiệm. Kết quả sẽ thiết lập mối quan hệ cha con hợp pháp.
-
Nếu lấy mẫu ADN của người cha giả định mà đối tượng không biết, cũng không tuân theo quy trình thì kết quả có thể sẽ không được chấp nhận.
-
Nếu người mẹ cần xét nghiệm để yêu cầu tòa án xử hỗ trợ nuôi con thì tòa án sẽ có thể bắt buộc người cha giả định tham gia xét nghiệm.
Như vậy, xét nghiệm ADN cho thai nhi ngoài mục đích cá nhân để tìm ra người cha thực sự, còn có ý nghĩa đặc biệt đảm bảo cho tương lai và sự nuôi dưỡng của trẻ. Hãy trình bày lí do, nguyện vọng và những vấn đề liên quan khác để được bác sĩ tư vấn, lựa chọn phương pháp xét nghiệm phù hợp.
Nếu cần tư vấn, hỗ trợ về dịch vụ xét nghiệm, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp từ các chuyên gia trong ngành.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!