Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm axit uric có ý nghĩa như thế nào?
- 24/11/2020 | Nên làm gì để ngăn ngừa tình trạng bất thường của chỉ số axit uric
- 03/03/2023 | Góc tư vấn: Giá xét nghiệm máu tổng quát là bao nhiêu?
- 28/02/2023 | Chỉ số chức năng thận khi xét nghiệm và những lưu ý quan trọng
- 25/02/2023 | Xét nghiệm máu có thể ra những bệnh gì? Nên thực hiện ở đâu?
1. Mục đích của xét nghiệm axit uric là gì?
- Trước khi tìm hiểu về xét nghiệm axit uric, bạn cần biết axit uric là gì. Đây chính là sản phẩm được tạo từ quá trình thoái giáng nhân purin. Sau đó, hợp chất này sẽ được tan trong máu. Tiếp đó đi theo máu qua thận và cuối cùng sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể qua đường tiểu là chủ yếu và một số ít được đào thải qua đường tiêu hóa.
Xét nghiệm axit uric là xét nghiệm rất phổ biến
Những nguồn tạo ra hợp chất axit uric trong cơ thể có thể kể đến như sau:
+ Những loại thực phẩm giàu nhân purin gồm có thịt động vật, nội tạng động vật, rượu, bia,...
+ Nguồn axit uric nội sinh: Chính là những tế bào già hóa trong cơ thể. Cụ thể là khi những tế bào này chết đi, nó sẽ bị phá hủy và tạo thành axit uric.
Nếu quá trình đào thải axit uric trong máu diễn ra theo đúng quy trình thì chỉ số hợp chất này trong máu sẽ ở mức cho phép. Ngược lại, khi quá trình đào thải gặp nhiều vấn đề, có thể khiến cho axit uric lắng đọng lại trong các mô và khớp, mà không thải hết ra bên ngoài.
- Mục đích xét nghiệm axit uric chính là xác định nồng độ của hợp chất này có trong máu. Từ sự biến đổi, tăng giảm về nồng độ axit uric, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và theo dõi quá trình điều trị dễ dàng hơn.
Trên thực tế, đây là loại xét nghiệm rất phổ biến để chẩn đoán và theo dõi những trường hợp mắc bệnh gout và đánh giá những phương pháp điều trị đang được áp dụng với người bệnh liệu đã hiệu quả hay chưa. Bên cạnh đó, những trường hợp đang hóa trị, xạ trị hoặc mắc các bệnh lý về thận cũng cần kiểm tra nồng độ của axit uric trong máu.
- Chỉ số axit bình thường là từ 210 - 420 umol/L(ở nam giới), từ 150 - 350 umol/L(ở nữ). Để có được kết quả xét nghiệm chính xác, cần nhịn ăn từ 4 đến 8 tiếng trước khi xét nghiệm. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng chất kích thích, một số loại thực phẩm chức năng trước khi xét nghiệm.
2. Những nguyên nhân khiến axit uric trong máu tăng cao
Hiện tượng axit uric trong máu tăng cao có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể kể đến như sau:
- Do di truyền: Những đặc điểm về gen di truyền cũng là nguyên nhân gây ra những vấn đề trong quá trình trao đổi chất và có thể là nguồn gốc của tình trạng tăng axit uric trong máu.
Theo một số nghiên cứu, hội chứng Lesch-Nyhan xảy ra do khiếm khuyết ở gen dẫn tới sự trao đổi purin gặp nhiều vấn đề và làm tăng nguy cơ lắng đọng axit uric trong máu. Từ đó, gây ra những bệnh lý như gout, bệnh thận, bàng quang hay một số tổn thương về thần kinh.
Người mắc bệnh gout có chỉ số axit uric tăng cao
- Một số trường hợp mắc bệnh ung thư đã xảy ra di căn hay những trường hợp mắc bệnh bạch cầu cũng có thể bị tăng axit uric trong máu do khối u phân tách và phát triển mạnh.
Với những bệnh nhân ung thư đang trong quá trình hóa trị, xạ trị: Các phương pháp này có thể tiêu diệt khối u ung thư nhanh chóng nhưng có thể giải phóng nội chất tế bào vào máu và làm tăng lượng axit uric trong máu.
- Do giảm khả năng đào thải axit uric: Nếu quá trình đào thải hợp chất này có vấn đề thì axit uric sẽ tồn đọng nhiều trong máu. Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính.
Nguyên nhân là do khi thận bị suy giảm chức năng trong một thời gian dài, khả năng đào thải các chất ra khỏi cơ thể sẽ kém dần và khiến axit uric có cơ hội tồn đọng trong máu nhiều hơn. Bên cạnh đó, những bệnh về trao đổi chất và các bệnh nội tiết cũng có thể làm giảm khả năng bài tiết axit uric.
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm có chứa purin như nội tạng động vật, các loại thịt đỏ và thường xuyên uống bia rượu thì sẽ có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng tăng axit uric trong máu.
Bên cạnh đó, những người thường xuyên ăn kiêng quá mức nhưng lại tập thể dục với cường độ cao cũng có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng giảm bài tiết và tăng axit uric.
Axit uric trong máu tăng cao có thể do các vấn đề về thận
- Ngoài những nguyên nhân kể trên, một số nguyên nhân khác cũng khiến lượng axit uric trong máu tăng cao bất thường có thể kể đến như sau:
+ Do chỉ số đường huyết cao.
+ Bệnh suy giáp.
+ Do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị, đặc biệt là thuốc điều trị các bệnh lý về tim mạch.
+ Do tình trạng thừa cân, béo phì.
+ Do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, thuốc trừ sâu.
3. Phải làm sao để ngăn ngừa axit uric trong máu tăng cao?
Để phòng tránh axit uric trong máu tăng cao, có thể tham khảo một số phương pháp sau:
- Không nên ăn quá nhiều đạm, chẳng hạn như các loại hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật.
- Không nên ăn những thực phẩm có thể tăng nguy cơ sỏi thận như hoa quả chua, dưa muối, canh chua,...
Nên ăn thực phẩm giàu chất xơ để tránh nguy cơ tăng axit uric
- Nên ăn những thực phẩm có nhiều chất xơ và không có chứa nhiều purin như cà rốt, dưa leo,… Tác dụng của các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ là làm chậm quá trình hấp thu đạm và từ đó giảm nguy cơ hình thành axit uric.
- Không nên dùng các loại đồ uống có chứa chất kích thích, đặc biệt là bia rượu, cà phê. Những người mắc bệnh lý về tim mạch thì càng phải cẩn trọng với những loại đồ uống này.
- Nếu đang dùng thuốc điều trị cần uống nhiều nước.
- Nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe, thực hiện xét nghiệm axit uric để sớm phát hiện những bất thường về nồng độ axit uric và khắc phục bệnh sớm, phòng tránh những hậu quả nghiêm trọng.
Nếu có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm axit uric, hãy lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC. Ngoài dịch vụ thăm khám trực tiếp, bệnh viện còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi giúp khách hàng có thể kiểm tra sức khỏe mà không mất quá nhiều thời gian. Mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC, đội ngũ tổng đài viên sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!