Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm Demodex trong việc phát hiện viêm da do ký sinh trùng
1. Thông tin về ký sinh trùng Demodex
Demodex thuộc họ ve mạt, là loại ký sinh nhỏ nhất trong ngành chân khớp, hình dạng bao gồm đầu ngực và đuôi. Trong đó có hai loại sinh sống và ký sinh trên da người là:
-
Demodex brevis: Loại này ký sinh ở tuyến bã và có kích thước từ 0,15mm đến 0,2mm.
-
Demodex folliculorum: Loại này ký sinh ở nang lông như tóc, lông mày, lông mi,... và có kích thước từ 0,3 đến 0,4mm.
Như chúng ta đã thấy kích thước của hai loại ký sinh trên da người này hết sức nhỏ bé, vì vậy bệnh viêm da do demodex chỉ được chẩn đoán chính xác khi nhận thấy sự xuất hiện của ký sinh trùng dưới kính hiển vi.
Vòng đời của loại ký sinh trùng này như sau:
-
Giai đoạn trứng, ấu trùng, tiền nhộng mất thời gian phát triển khoảng 3 đến 4 ngày.
-
Giai đoạn nhộng đến khi trưởng thành mất khoảng 7 ngày.
-
Vòng đời từ 18 đến 24 ngày trên cơ thể người.
-
Loại ký sinh trùng Demodex sống thành đôi và mỗi con cái sẽ đẻ từ 20 đến 24 trứng ở nang tóc.
Ký sinh trùng Demodex
2. Bệnh do ký sinh trùng Demodex gây ra
Ký sinh trùng Demodex gây nên gây bệnh chủ yếu tại vùng da mặt ở lứa tuổi trung niên. Loại ký sinh trùng này phát triển mạnh trong tình trạng hệ miễn dịch của bệnh nhân bị suy yếu, và nó cũng là một nguyên nhân khiến bệnh trứng cá ngày càng trầm trọng. Ngoài ra Demodex còn gây nên một số bệnh lý về mắt như viêm nang lông, viêm bờ mi.
Trong điều kiện cơ địa như da có nhiều bã nhờn, có vết thương hở hoặc bị dị ứng các loại mỹ phẩm thì Demodex phát triển càng mạnh hơn nữa.
Demodex lây nhiễm dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp, khói bụi (có thể là do bụi có chứa trứng bám vào da hoặc sử dụng đồ dùng chung: chăn, gối, khăn mặt,...). Đặc biệt loại ký sinh trùng này rất khó tiêu diệt và có tốc độ sinh sản rất cao. Vào thời điểm ban ngày Demodex ở ẩn sâu bên trong da của vật ký chủ và chỉ hoạt động vào ban đêm.
Bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng Demodex
Cơ chế gây bệnh của ký sinh trùng Demodex:
-
Demodex sinh sống trong nang lông và các tuyến bã nhờn, ở đây chúng sẽ hút hết các chất dinh dưỡng và làm ảnh hưởng hư hại tế bào.
-
Sau khi tế bào bị tổn hại sẽ gây nên hiện tượng tắc nghẽn nang lông, làm cho việc bài tiết và đào thải bã nhờn gặp khó khăn khiến cho da bị đóng vảy.
-
Cơ thể sẽ đưa ra hình thức tự vệ với chất chitin có trong xương của Demodex bằng tạo thành những khối u.
-
Sau khi kết thúc vòng đời, xác của Demodex sẽ hóa lỏng ngay trong da và phân hủy thành chất gây nên dị ứng.
3. Triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng do Demodex
Kể cả trong trường hợp người có sức khỏe bình thường nhưng sử dụng corticoid trong một thời gian dài thì Demodex sẽ nhanh chóng phát triển và gây nên tình trạng viêm. Corticoid là một loại chất có trong những thuốc điều trị nám da hoặc mụn trứng cá.
Triệu chứng thường gặp như lên mụn mủ, sần đỏ các triệu chứng thường gặp còn gây nhầm lẫn với lên mụn trứng cá ở tuổi vị thành niên. Ngoài ra phải kể đến những triệu chứng tiêu biểu sau đây của bệnh:
-
Cảm giác kiến bò trên mặt vào thời gian ban đêm. Cảm giác này xuất hiện tại các vị trí như trán, mũi và má.
-
Trên mặt bệnh nhân có những vết trầy xước mà họ không nhận ra.
-
Lông mi, lông mày hay tóc rụng bất thường.
-
Các bệnh liên quan đến viêm bờ mi như ngứa cốm, có mụn nước, chảy nước mắt nhiều,...
-
Trầy xước da đầu, nếu có chấy hoặc gầu thì nên loại bỏ để việc điều trị dễ dàng hơn.
Các triệu chứng của bệnh viêm da Demodex là cảm giác kiến bò trên mặt
4. Điều trị bệnh như thế nào?
Nếu gặp những hiện tượng như chúng tôi đã liệt kê ra ở mục 3 thì rất có thể bạn đã bị viêm da dị ứng do Demodex. Do đó cần đến những trung tâm y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa về da liễu để thực hiện xét nghiệm.
Bác sĩ sẽ thực hiện lấy một lớp vẩy da có chứa lớp sừng và một phần sâu của lớp nang lông hoặc/ và chất bã nhờn trên các vị trí: chính giữa 2 cung mày, 2 cánh mũi, cằm, lưng, ngực...).
Nguyên tắc điều trị bệnh:
-
Loại bỏ Demodex càng sớm càng tốt. Chỉ ngừng điều trị khi kết quả xét nghiệm không còn tìm thấy Demodex.
Sử dụng một số loại thuốc để điều trị:
-
Sử dụng thuốc Metronidazol bôi kết hợp với uống theo chỉ định và liều lượng của bác sĩ.
-
Thuốc mỡ Metrogyl.
-
Dung dịch benzyl benzoat 10%.
Sử dụng thuốc điều trị theo đúng liều lượng của bác sĩ
Các bước phòng tránh bệnh viêm da Demodex:
-
Giữ cho mình một làn da khỏe mạnh, không nên để da tích tụ quá nhiều bã nhờn. Đây là cách hủy hoại môi trường sống của loại ký sinh trùng Demodex khiến chúng không thể phát triển được nữa.
-
Rửa mặt sạch sẽ một ngày 2 lần, tẩy tế bào chết thường xuyên cho da mặt.
-
Chăn màn gối chiếu giặt giũ và phơi nắng thường xuyên.
-
Mỹ phẩm trang điểm khi sử dụng cho da thì phải dùng những loại sản phẩm có kiểm định và rõ nguồn gốc. Đặc biệt chỉ sử dụng những loại mỹ phẩm hợp với cơ địa của bản thân.
-
Thường xuyên bổ xung các loại vitamin bổ dưỡng cho làn da như vitamin C, vitamin E,...
Nên vệ sinh da mặt thường xuyên và đúng cách
5. Xét nghiệm Demodex ở đâu uy tín hiện nay?
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC quy tụ các chuyên gia về da liễu hàng đầu Việt Nam hiện nay. Nếu bạn có những triệu chứng viêm da, hãy đến với MEDLATEC để được tư vấn từ các bác sỹ da liễu và tiến hành xét nghiệm Demodex soi tươi nếu cần thiết.
Viêm da do Demodex tuy không khó chẩn đoán và điều trị, nhưng vì đặc điểm lâm sàng đa dạng nên chúng ta dễ nhầm lẫn với bệnh viêm da tiếp xúc, trứng cá đỏ hoặc viêm da quanh miệng khác, do vậy thực hiện xét nghiệm Demodex là cách xác định tình trạng bệnh tốt nhất. Nếu kết quả xét nghiệm là nhiễm loại ký sinh trùng này thì còn có phương pháp điều trị và phòng tránh hiệu quả, không để Demodex lây lan.
MEDLATEC là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xét nghiệm. Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tự tin mang đến kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.
Nếu có vấn đề thắc mắc về việc xét nghiệm Demodex thì hãy liên hệ với chúng tôi hoặc trực tiếp đến các trung tâm của MEDLATEC để được tư vấn và khám chữa bệnh.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!