Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm HPV là gì? Vai trò của xét nghiệm này ra sao?
- 15/07/2020 | Những lợi ích khi làm xét nghiệm HPV
- 25/12/2019 | Trả lời câu hỏi xét nghiệm HPV ở đâu Hà Nội và những thông tin về HPV
- 30/05/2020 | Virus HPV là gì và con đường lây nhiễm chính
1. HPV là gì?
HPV là viết tắt của Human Papilloma Virus - một tác nhân gây ra u nhú trên cơ thể người và là thủ phạm gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Trên thực tế virus này có nhiều chủng khác nhau thế nhưng không phải tất cả các chủng đều gây ra bệnh.
HPV là virus gây ra bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong tổng số 100 chủng virus được phát hiện thì chỉ có 40 loại có khả năng gây bệnh ở hậu môn và cơ quan sinh dục. Cụ thể, chủng virus số 16 và số 18 chính là 2 loại có khả năng gây ra ung thư cổ tử cung cao nhất (chiếm tỷ lệ 70% trong các nguyên nhân được xác định). Bên cạnh đó HPV có khả năng gây ung thư ở hậu môn, âm đạo/âm vật ở nữ và dương vật ở nam.
Các bạn nữ trẻ tuổi đã từng sinh hoạt tình dục hay quan hệ tình dục với nhiều đối tượng khác nhau rất dễ nhiễm phải virus HPV. Do loại virus này thường lây bệnh bằng đường quan hệ tình dục thông thường, quan hệ bằng miệng và hậu môn. Trong đó lây từ mẹ sang con vẫn xảy ra nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp.
2. xét nghiệm HPV là gì?
Nhiều người hiện nay vẫn chưa biết được xét nghiệm HPV là gì và được thực hiện như thế nào. Đây là xét nghiệm có khả năng tầm soát và tìm ra virus HPV ở nữ giới có độ tuổi từ 30. Có 2 loại xét nghiệm HPV thường được áp dụng để tìm ra virus chính là:
-
Xét nghiệm Pap: Các bác sĩ sẽ soi tế bào cổ tử cung của bệnh nhân bên dưới kính hiển vi. Nếu có tế bào rỗng xuất hiện báo hiệu bạn đã nhiễm virus HPV.
-
Xét nghiệm HPV: xét nghiệm này có thể thực hiện kết hợp với xét nghiệm Pap. Kết quả xét nghiệm này cho bạn biết được có bị nhiễm virus hay không và nhiễm type nào của virus HPV.
Bạn có biết xét nghiệm HPV là gì hay chưa?
Các xét nghiệm này sẽ được thực hiện dựa trên chỉ định của các bác sĩ để chẩn đoán được tình trạng lây bệnh và gọi tên được chủng virus HPV gây bệnh. Bên cạnh phương pháp xét nghiệm, người bệnh có thể tiến hành thêm các phương pháp khác như siêu âm hay nội soi cổ tử cung,…
3. Xét nghiệm HPV có vai trò như thế nào?
Kết quả xét nghiệm HPV không thể kết luận được bệnh nhân có bị ung thư hay không nhưng nhờ vào kết quả này mà các bác sĩ sẽ nhận định được nguy cơ ung thư cổ tử cung người bệnh đang mắc phải. Xét nghiệm HPV sẽ giúp tìm ra được chủng virus gây ra ung thư cổ tử cung đã có mặt trong cơ thể hay chưa.
Xét nghiệm HPV được khuyến khích thực hiện đối với phụ nữ trên 31 tuổi
Thế nhưng nhiễm trùng HPV có khả năng tự hết. Việc tuân thủ theo liệu trình chăm sóc sức khỏe của các bác sĩ đưa ra có khả năng hạn chế diễn tiến quá trình tạo ra ung thư cổ tử cung.
4. Các kết quả xét nghiệm HPV
Kết quả xét nghiệm sẽ là âm tính hoặc dương tính và nhờ vào đó các bác sĩ sẽ đưa ra định hướng chữa trị thích hợp và chỉ định thêm một vài xét nghiệm khác cần thiết.
4.1. Xét nghiệm âm tính
Đối với trường hợp cho ra kết quả âm tính, bạn đừng vội cho rằng mình sẽ không bị ung thư cổ tử cung. Bởi ung thư cổ tử cung có thể do nhiều nguyên nhân gây ra hoặc có thể do xét nghiệm chỉ tìm ra được 1 phần của các chủng virus trong khi vẫn còn còn nhiều loại chủng virus khác chưa được phát hiện.
Thế nên, để sàng lọc bệnh ung thư cổ tử cung chính xác nhất các bác sĩ có khuyến cáo kết hợp 2 phương pháp xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap. Tuy xét nghiệm HPV âm tính nhưng khuyến cáo nên tiêm phòng vacxin HPV.
4.2. Xét nghiệm dương tính
Đối với trường hợp cho ra kết quả dương tính, chứng tỏ có tồn tại virus HPV trong cơ thể. Thế nhưng tùy thuộc mức độ của bệnh và những tổn thương ở cổ tử cung các bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân thực hiện thêm các kỹ thuật khác cần thiết như:
-
Kiểm tra sinh thiết tế bào cổ tử cung giúp tìm ra những tế bào bất thường.
-
Nội soi cổ tử cung giúp quan sát những tổn thương và kết hợp với miếng sinh thiết để thực hiện xét nghiệm.
-
Kết hợp với xét nghiệm Pap. Đối với phụ nữ <31 tuổi được khuyến khích kiểm tra Pap định kỳ 3 năm 1 lần. Đối với phụ nữ <31 tuổi thì tần suất xét nghiệm nên là 6 - 12 tháng/lần. Và tùy theo từng đối tượng bệnh nhân mà thời hạn xét nghiệm sẽ thay đổi để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình sàng lọc ung thư cổ tử cung.
Một số kỹ thuật kiểm tra khác sẽ được đề nghị thực hiện khi có yêu cầu của các bác sĩ
Bên cạnh yếu tố độ tuổi, tình trạng sức khỏe cá nhân, người trong nhóm nguy cơ cũng được đề nghị kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
5. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ xét nghiệm HPV uy tín
Thấu hiểu được vai trò của việc xét nghiệm HPV rất quan trọng đối với chị em phụ nữ, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã triển khai các gói xét nghiệm linh động, khoa học. Có rất nhiều gói khám với chi phí khác nhau giúp bệnh nhân lựa chọn được gói xét nghiệm thích hợp.
Hệ thống xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn được đầu tư kỹ lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ y tế. Cụ thể xét nghiệm HPV được thực hiện trên hệ thống máy QIA bằng bộ kit chuyên dụng có chức năng chẩn đoán chính xác chủng virus. Nhờ vào đó, quý khách hàng biết được tình trạng sức khỏe của mình và có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Đặc biệt, quý khách hàng hoàn toàn yên tâm với kết quả xét nghiệm tại đây bởi Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC có hơn 24 năm kinh nghiệm và đạt chứng nhận quốc tế ISO 15189:2012. Không phải bất kỳ trung tâm xét nghiệm nào cũng đạt được chứng nhận này mà chỉ có một ít cơ sở đủ điều kiện y tế được công nhận.
Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC là địa chỉ xét nghiệm HPV uy tín nhất hiện nay tại Hà Nội
Bên cạnh đó, nhằm tạo mọi điều kiện cho khách hàng có cơ hội được thăm khám và điều trị bệnh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã triển khai chính sách bảo lãnh viện phí. Với sự tham gia đông đảo của gần 40 đơn vị bảo hiểm uy tín, quý khách hàng càng có thêm cơ hội được hỗ trợ viện phí.
Nếu có nhu cầu khám bệnh bằng bảo hiểm y tế các bạn hãy đến ngay 1 trong 2 cơ sở sau đây: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 42 - 44 Nghĩa Dũng và Phòng khám Đa khoa MEDLATEC 99 Trích Sài, Tây Hồ. Ngoài ra khi có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hãy gọi ngay đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp lúc.
Như vậy qua bài viết trên đây, các bạn đã biết được Xét nghiệm HPV là gì và những thông tin cần biết liên quan đến xét nghiệm HPV. Các bạn hãy đi thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe của mình nhé.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!