Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm huyết thống cần gì để đảm bảo kết quả chính xác
- 19/10/2021 | Những điều nên biết về xét nghiệm ADN huyết thống không xâm lấn
- 24/10/2020 | Chồng đi xét nghiệm ADN huyết thống có thể sử dụng những mẫu gì?
- 23/09/2020 | Xét nghiệm ADN huyết thống cha con ở đâu uy tín chất lượng?
- 30/08/2019 | Có nên làm xét nghiệm huyết thống tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC không
1. Xét nghiệm ADN là gì?
Acid Deoxyribonucleic viết tắt là ADN, là những chuỗi vật chất di truyền tồn tại chủ yếu trong nhân tế bào và được tổ chức thành các nhiễm sắc thể, trên mỗi ADN có các đoạn gen quy định các tính trạng khác nhau và được di truyền qua các thế hệ. Dựa vào loại xét nghiệm này, chúng ta có thể nhận biết được 2 cá thế có cùng quan hệ huyết thống không?
Xét nghiệm ADN giúp xác định huyết thống
Nếu kết quả phân tích giữa 2 cá thể khớp nhau trong từng gen thì đồng nghĩa rằng họ có quan hệ huyết thống. Nếu 2 cá thể này có kết quả phân tích không khớp nhau từ 2 gen trở lên thì có nghĩa là họ không có cùng huyết thống.
2. Xét nghiệm huyết thống cần gì?
Để xét nghiệm ADN, cần phải chuẩn bị mẫu xét nghiệm. Đây là một loại xét nghiệm mà có thể đa dạng mẫu xét nghiệm và các mẫu này đều có thể cho ra kết quả chính xác cao. Cụ thể, một số mẫu xét nghiệm có thể sử dụng đó là mẫu máu, chân tóc, móng tay, mẫu mô, xương, răng, tế bào niêm mạc hoặc cuống rốn,…
Theo các chuyên gia, xét nghiệm ADN hay còn gọi là xét nghiệm huyết thống có thể được thực hiện ngay cả với thai nhi đang còn trong bụng mẹ bằng cách lấy mẫu tế bào từ dịch ối thai nhi. Bên cạnh đó, xét nghiệm ADN cũng có thể thực hiện ở bất cứ đối tượng nào, lứa tuổi nào vì ngay từ khi thụ thai, hệ gen của chúng ta đã được thiết lập và sau đó sẽ được duy trì bền vững.
Xét nghiệm máu để xác định huyết thống
Dưới đây là giải đáp chi tiết cho câu hỏi xét nghiệm huyết thống cần gì:
Xét nghiệm huyết thống được thực hiện trên mẫu máu
Đây là phương pháp thực hiện đơn giản và phổ biến nhất hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là cho ra kết quả nhanh, hơn nữa AND trong máu có tính ổn định cao nên độ chính xác cũng cao.
+ Thực hiện lấy máu ở 2 cá thể: Trước khi thực hiện, cả hai cá thể cần rửa sạch tay, đồng thời chuẩn bị đầu bấm tiệt trùng, bút bấm lấy mẫu máu và giấy lấy mẫu. Sau đó, viết rõ tên người bệnh lên thẻ lấy mẫu máu.
+ Với người lớn có thể lấy máu ở ngón tay giữa, đối với trẻ nhỏ, có thể lấy mẫu máu ở gót chân. Trước khi lấy máu, cần dùng cồn để lau sạch ngón tay giữa và gót chân.
+ Lắp đầu bút bấm và tháo vỏ bảo vệ. Sau đó, bấm nút để lấy máu. Khi tiến hành lấy máu, nên bóp nhẹ đầu ngón tay cho đến khi lấy đủ 1 giọt máu.
+ Sau đó, áp ngón tay vào phần vòng tròn của giấy thu mẫu để máu thấm vào giấy.
+ Sau khi lấy máu thì cần dùng bông đã được tẩm cồn để lau đầu ngón tay, giữ chặt để máu không bị thấm ra ngoài.
+ Khi đã tiến hành xong, bạn giữ giấy khô trong 10 phút và cho vào phong bì có chữ ký.
Xét nghiệm huyết thống được thực hiện trên mẫu tế bào niêm mạc miệng
Phương pháp này có thể được thực hiện tại nhà hoặc có thể thực hiện ở các cơ sở y tế. Cách thực hiện như sau:
+ Khi bạn có thông báo lấy mẫu xét nghiệm, cần lưu ý trước 4 giờ thực hiện không nên ăn uống quá nhiều, đặc biệt tránh cách loại đồ uống như cà phê, trà, sữa và không nên hút thuốc.
+ Trước khi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, cần đảm bảo súc miệng sạch và rửa tay sạch, có thể dùng nước ấm để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.
+ Để lấy mẫu xét nghiệm, dùng tăm bông khử trùng quét đầu bông vào khắp các bề mặt bên trong má khoảng 30 lần để thu thập các tế bào của má.
+ Mỗi người cần lấy khoảng 3 mẫu tế bào niêm mạc miệng trên 3 mẫu bông tăm.
+ Lưu ý để mẫu xét nghiệm khô tự nhiên trong khoảng 15 phút và trong thời gian này không được để đầu của bông tăm chạm vào các vật thể khác.
+ Sau đó cho bông tăm vào bao bì chuyên đựng mẫu xét nghiệm và ghi thông tin rõ ràng, chính xác trên bao bì mẫu xét nghiệm của từng người. Gửi mẫu xét nghiệm đi phân tích huyết thống và chờ đợi kết quả.
Xét nghiệm huyết thống được thực hiện trên mẫu tóc
Xét nghiệm huyết thống được thực hiện trên mẫu tóc
+ Xét nghiệm huyết thống dựa trên mẫu tóc cũng có thể mang lại kết quả chính xác.
+ Hơn nữa, phương pháp lấy mẫu xét nghiệm cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần nhổ khoảng 5 đến 7 sợi tóc, lưu ý những sợi tóc này cần được giữ nguyên chân tóc, sau đó đặt tóc lên giấy a4 sạch, chân tóc có thể dễ dàng dính trên bề mặt giấy. Gói cẩn thận lại trong phong bì, ở ngoài phong bì nhớ ghi rõ họ tên đầy đủ và sau đó có thể gửi đi thực hiện xét nghiệm.
+ Đối với trẻ sơ sinh, phương pháp này thường khó thực hiện vì tóc của trẻ thường rất mỏng và rất khó để nhổ cả chân tóc.
Xét nghiệm huyết thống được thực hiện trên mẫu móng tay, chân
+ Với thắc mắc xét nghiệm huyết thống cần gì, thì mẫu móng tay, móng chân cũng là câu trả lời chính xác.
+ Phương pháp thực hiện rất đơn giản như sau: Rửa sạch móng tay và móng chân trước khi lấy mẫu, sau đó cắt sao cho đủ 40mg móng tay, chân. Gói mẫu móng tay, móng chân vào phong bì và ghi rõ thông tin cá nhân. Gửi đi xét nghiệm và chờ đợi kết quả.
Thực hiện xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Xét nghiệm huyết thống được thực hiện trên mẫu nước ối, sinh thiết gai nhau
Loại xét nghiệm này cần áp dụng thủ thuật đặc biệt và cần thực hiện bởi các bác sĩ. Tuy nhiên, đây là phương pháp xét nghiệm huyết thống không được khuyến khích bởi nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Thông thường, những trường hợp sàng lọc dị tật thai nhi mới được chỉ định thực hiện chọc ối, sinh thiết gai nhau.
Bên cạnh những phương pháp trên, lấy mẫu cuống rốn cũng là một cách giúp xác định huyết thống, tuy nhiên phương pháp này không phổ biến. Trên đây là thông tin giải đáp chi tiết cho thắc mắc xét nghiệm huyết thống cần gì? Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, có thể gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để các chuyên gia tư vấn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!