Các tin tức tại MEDlatec

Xét nghiệm PAP trợ thủ đắc lực trong tầm soát ung thư cổ tử cung

Ngày 08/02/2020
Ung thư cổ tử cung là được ví như hung thần với sức khoẻ của nữ giới. Đây là một trong những bệnh mang tới nguy cơ tử vong cao nhất. Căn bệnh này đặc biệt nguy hiểm bởi tất cả những phụ nữ đã từng quan hệ tình dục đều nằm trong tầm ngắm. Tuy nhiên, với sự ra đời của xét nghiệm PAP, việc phát hiện và điều trị sớm là hoàn toàn có thể. Vậy xét nghiệm PAP là gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

1. Khái niệm về xét nghiệm PAP

xét nghiệm PAP (PAP smear) được giới thiệu lần đầu năm 1928 bởi bác sĩ Georgios Nikolaou Papanicolaou. Đây là phương pháp tầm soát và chẩn đoán ung thư tử cung nhờ vào việc phết tế bào âm đạo. Tên gọi của xét nghiệm này cũng được đặt theo tên của vị bác sĩ đã phát minh ra chúng.

Bản chất của phương pháp xét nghiệm này là quan sát tế bào lấy từ bề mặt cổ tử cung dưới kính hiển vi. Việc kiểm tra này giúp các bạn sĩ nhật biết được những thay đổi bất thường nếu có của tế bào. Xét nghiệm này có đóng góp rất tích cực vào quá trình chẩn đoán, điều trị ung thư cổ tử cung. Tới nay, phương pháp này đã được hoàn thiện hơn rất nhiều để mang tới kết quả chính xác nhất.

Tế bào cổ tử cung được phết lên tấm lam để quan sát

2. Đối tượng và tần suất của xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung PAP

Như đã đề cập ở đầu bài viết, mọi phụ nữ đã quan hệ tình dục đều nên tầm soát ung thư cổ tử cung. Chỉ trừ trường hợp đã cắt bỏ tử cung hoặc đã quá cao tuổi là không cần thiết làm xét nghiệm. Lời khuyên từ các bác sĩ là nữ giới trong độ tuổi sinh sản nên làm xét nghiệm định kỳ.

Duy trì thực hiện đều đặn xét nghiệm PAP sẽ giúp tầm soát ung thư cổ tử cung hiệu quả hơn. Bởi trên thực tế, mọi xét nghiệm đều có sai số, xét nghiệm này cũng vậy. Kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng bởi cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Các tế bào ung thư có thể lẩn khuất trong tế bào máu, gây việc khó khăn cho việc quan sát. Vì vậy, khi thực hiện đều đặn xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung PAP, bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác nhất.

Đối tượng của xét nghiệm PAP là ai?

Theo khuyến cáo của Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ, nữ giới nên thực hiện xét nghiệm PAP mỗi ba năm một lần trong độ tuổi từ 21 đến 29 tuổi. Đối với nữ giới trên 30 tuổi, sẽ tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm HPV định type để xác định tần suất thực hiện xét nghiệm PAP này (bộ đôi xét nghiệm này gọi chung là Co-testing). Có 2 trường hợp xảy ra như sau:

  • Nếu HPV âm tính thì nên thực hiện bộ đôi xét nghiệm này 5 năm một lần, hoặc làm PAP 3 năm/lần.

  • Nếu HPV dương tính thì thực hiện bộ đôi xét nghiệm sau 1 năm.

Tuy nhiên, những trường hợp dưới đây nên thực hiện PAP thường xuyên hơn:

  • Nhiễm HIV

  • Có thói quen hút thuốc lá

  • Xét nghiệm trước phát hiện tế bào tiền ung thư hoặc được chẩn đoán có nguy cơ cao mắc bệnh

  • Từng sử dụng corticosteroid trong thời gian dài hoặc đã trải qua ghép tạng khiến hệ miễn dịch suy giảm

  • Phơi nhiễm với diethylstilbestrol trước khi sinh

Người bệnh cần cung cấp đầy đủ về tiểu sử sử dụng thuốc của mình khi làm xét nghiệm PAP. Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ đưa ra tần suất thực hiện xét nghiệm hợp lý nhất.

3. Quy trình thực hiện

Kỹ thuật xét nghiệm PAP tương đối đơn giản. Toàn bộ quá trình lấy mẫu xét nghiệm chỉ diễn ra trong vòng vài phút và thường không cảm giác gây đau đớn gì. Khi tiến hành xét nghiệm, người bệnh nên ở trong tư thế hoàn toàn thoải mái và thả lỏng. Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ chuyên dụng gọi là mỏ vịt để cố định thành âm đạo. Chúng sẽ giúp bác sĩ dễ dàng kiểm tra trực quan cổ tử cung. Sau đó, bác sĩ sẽ thu thập tế bào từ cổ trong và ngoài của cổ tử cung. Mẫu tế bào lấy được sẽ gửi tới phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích.

4. Lưu ý khi xét nghiệm PAP

Để xét nghiệm PAP nhanh chóng, dễ chịu và chính xác nhất, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

4.1. Không quan hệ tình dục, thụt rửa hoặc đặt thuốc trong âm đạo trong vòng 2 ngày trước khi làm xét nghiệm

Những tác động tới tử cung trong vòng 24 tiếng có thể làm mờ hoặc rửa trôi bớt các tế bào bất thường. Điều này sẽ tác động trực tiếp tới độ chính xác của xét nghiệm.

Không quan hệ tình dục trong vòng 2 ngày trước khi làm xét nghiệm

4.2. Đi tiểu trước khi làm xét nghiệm

Thủ thuật lấy mẫu xét nghiệm có thể khiến bạn cảm thấy hơi tức bụng và khó chịu. Nếu bạn xả sạch bàng quang trước khi làm xét nghiệm, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.

4.3. Không làm xét nghiệm trong ngày “đèn đỏ”

Máu trong kỳ kinh nguyệt có thể làm cản trở việc quan sát các tế bào cổ tử cung. Thời điểm thích hợp nhất để làm xét nghiệm này là 10 - 20 ngày sau ngày đầu của chu kì.

4.4. Thông báo với bác kĩ kết quả PAP lần trước

Kết quả xét nghiệm PAP lần trước có thể là cơ sở giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.

5. Dịch vụ xét nghiệm PAP tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Xét nghiệm PAP có vai trò hết sức quan trọng trong tầm soát ung thư cổ tử cung. Bạn nên tìm hiểu kĩ các cơ sở y tế trước khi quyết định thăm khám. Nơi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung PAP cần đáp ứng đầy đủ yếu tố về chuyên môn, kỹ thuật và cơ sở vật chất.

Một trong những ứng cử viên sáng giá để bạn chọn mặt gửi vàng là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là bệnh viện rất có uy tín trong chuyên khoa sản lẫn tầm soát ung thư. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã đi vào hoạt động hơn 24 năm. Nơi đây hội tụ rất nhiều bác sĩ chuyên khoa hàng đầu của ngành y tế.

Bệnh viện còn được biết đến với các trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh hiện đại nhất hiện nay. Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện đạt chuẩn ISO 15189:2012. Đặc biệt đối với xét nghiệm PAP, bệnh viện đang sử dụng kĩ thuật tiên tiến nhất là xét nghiệm ThinPrep PAP. Kỹ thuật này sẽ cho hình ảnh tế bào tốt hơn xét nghiệm kiểu truyền thống. Nhờ vậy, ThinPrep PAP sẽ cho kết quả chính xác với tỉ lệ lên tới 80 - 90%.

Mới đây Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn bắt đầu tiếp nhận bảo lãnh viện phí. Dịch vụ này được bệnh viện liên kết với các công ty bảo hiểm để thực hiện. Chương trình này hiện đang áp dụng tại 2 cơ sở của bệnh viện tại Hà Nội. Hai cơ sở này có địa chỉ tại: 42 - 44 Nghĩa Dũng, Ba Đình và 99 Trích Sài, Tây Hồ. Nếu bạn cần thêm thông tin, hãy liên hệ với tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn. Dưới đây là một vài đối tác nổi bật của bệnh viện trong chương trình tiếp nhận bảo lãnh viện phí:

  • Bảo hiểm bưu điện PTI

  • Bảo hiểm BIDV (BIC)

  • Bảo hiểm Bảo Minh

  • Bảo hiểm liên hiệp Việt Nam (UIC)

  • Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life,...

Bảo lãnh viện phí tại MEDLATEC

Hy vọng bài viết trên đã mang tới bạn những thông tin hữu ích về xét nghiệm PAP. Đây là một trong những bước đầu tiên quan trọng nhằm ngăn chặn sớm ung thư cổ tử cung. Nếu bạn là nữ giới trong độ tuổi từ 21 - 69, hãy thực hiện xét nghiệm này định kì càng sớm càng tốt. Sức khỏe luôn là tài sản lớn nhất của mỗi người phải không nào.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.