Các tin tức tại MEDlatec
Xơ gan giai đoạn cuối có chữa được không?
- 21/09/2019 | Xơ gan biến chứng phù chân có nguy hiểm không đang ở giai đoạn mấy
- 11/09/2019 | Các giai đoạn của xơ gan và xơ gan giai đoạn 3 sống được bao lâu
- 02/09/2019 | Xơ gan giai đoạn đầu sống được bao lâu và dấu hiệu của bệnh
1. Xơ gan là gì? Các giai đoạn tiến triển của bệnh xơ gan
Xơ gan là gì, nguyên nhân do đâu?
Xơ gan là hiện tượng gan bị xơ hoá do các tế bào hình sao sản sinh quá nhiều mô sợi, mà nguyên nhân sâu xa chính là do sự tác động của các tác nhân độc hại. Xơ gan khiến cho các tế bào gan và nhu mô gan không thực hiện được chức năng của mình, làm suy giảm chức năng gan (giải độc, chuyển hóa, điều hoà, miễn dịch). Xơ gan các giai đoạn đầu rất khó phát hiện, đến khi bước vào xơ gan giai đoạn cuối thì bệnh tình đã trầm trọng và khó cứu chữa, các tế bào gan lúc này gần như mất hoàn toàn chức năng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh xơ gan, có thể kể đến như: viêm gan B, C không được điều trị đúng cách; ăn phải nguồn thức ăn mất vệ sinh, gây sán lá gan, tăng nguy cơ bị xơ gan; người mắc các bệnh di truyền như Hemochromatosis, Wilson; bị nhiễm hóa chất độc hại như thạch tín, thủy ngân trong thời gian dài; Người lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá... Các nguyên nhân khác cũng có thể gây xơ gan như béo phì, dùng quá, nghẽn ống dẫn mật,…
Các giai đoạn tiến triển của bệnh xơ gan:
Xơ gan trải qua nhiều giai đoạn với các tiến triển và biểu hiện khác nhau. Xơ gan thường trải qua bốn giai đoạn sau:
Xơ gan giai đoạn 1 (còn gọi là xơ gan cấp độ 1):
Ở giai đoạn này, gan bắt đầu bị tổn thương, các mô xơ bắt đầu hình thành nhưng chưa biểu hiện rõ. Người bệnh ở giai đoạn này hầu như chưa nhận thức được những thay đổi của cơ thể, chỉ xuất hiện một số triệu chứng không rõ ràng như: cơ thể mệt mỏi, sút cân nhẹ, thỉnh thoảng rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, chán ăn,… Chính vì sự xuất hiện không rõ ràng của các triệu chứng này nên người bệnh chủ quan và nghĩ rằng chỉ là những thay đổi bình thường của cơ thể, vì thế vô tình đã bỏ qua những dấu hiệu này và để bệnh xơ gan tiến triển sang một giai đoạn mới hơn - xơ gan cấp độ 2.
Xơ gan giai đoạn 2 (còn gọi là xơ gan cấp độ 2)
Bước qua giai đoạn này, gan đã xuất hiện nhiều hơn các mô xơ, mô sẹo. Các tế bào gan bị tổn thương xuất hiện này càng nhiều. Do đó chức năng gan cũng bắt đầu suy giảm rõ rệt. Các triệu chứng xuất hiện rõ hơn, dễ nhận biết hơn. Các triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn này đó là: mệt mỏi, chán ăn, có thể sốt nhẹ, rối loạn tiêu hoá, mà trong đó điển hình là triệu chứng vàng da (do các tế bào gan bị tổn thương nhiều gây ảnh hưởng đến chức năng bài tiết và chuyển hóa sắc tố mật, các sắc số này ngấm vào máu gây nên hiện tượng vàng da).
Vàng da - biểu hiện điển hình của xơ gan
Xơ gan giai đoạn 3 (xơ gan cấp độ nặng)
Bước qua giai đoạn này, các mô xơ phát triển quá nhiều, thay thế cho phần lớn các tế bào gan khỏe mạnh. Các tế bào gan bị tổn thương chiếm phần lớn và không còn giữ được chức năng của mình. Các tế bào gan khỏe mạnh phải hoạt động bù dẫn đến quá tải, suy kiệt, tích tụ chất độc, phá huỷ càng nhiều tế bào gan hơn. Giai đoạn này tiến triển khá nhanh do tốc độ các tế bào gan tổn thương xuất hiện càng nhanh chóng. Chính vì sự tổn thương hàng loạt các tế bào gan khỏe mạnh nên ở giai đoạn này, người bệnh có triệu chứng rõ rệt: có xuất hiện các cơn đau bụng ở vùng gan, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, phù nề toàn thân hoặc có thể ở tay chân,…
Xơ gan giai đoạn 4 (xơ gan giai đoạn cuối)
Mô xơ thay thế gần như hoàn toàn tế bào gan khỏe mạnh. Chính vì thế gan không còn thực hiện được các chức năng của mình. Sức khỏe người bệnh trở nên nghiêm trọng, người bệnh phải đối diện với các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Hình ảnh minh họa cho các giai đoạn của xơ gan
2. Các triệu chứng của xơ gan giai đoạn cuối
Không khó để nhận biết người bệnh bị xơ gan giai đoạn cuối. Giai đoạn này là giai đoạn nghiêm trọng nhất (còn được gọi là xơ gan cổ trướng), chức năng gan bị mất hoàn toàn và không thể phục hồi được. Các triệu chứng điển hình của giai đoạn này gồm có:
-
Bệnh nhân xuất hiện vàng da, vàng mắt, vàng niêm mạc: các tế bào gan bị tổn thương trầm trọng ảnh hưởng đến quá trình bài tiết và chuyển hóa sắc tố mật. Các sắc tố này là bilirubin, chúng tồn tại trong máu dưới dạng kết hợp. Khi các tế bào gan bị tổn thương thì các bilirubin không được chuyển hoá, chúng ngấm vào máu và tồn tại trong máu dưới dạng tự do, đi khắp cơ thể và biểu hiện ra ngoài là vàng da, vàng niêm mạc.
-
Bệnh nhân xuất hiện tích dịch xoang bụng (gọi là hiện tượng cổ trướng): khi chức năng gan không còn, sự sản xuất các protein huyết tương cũng mất đi làm thay đổi áp suất keo của máu khiến nước không giữ được trong lòng mạch và đi ra ngoài, kéo theo các phân tử khác có trong huyết tương. Điều này lý giải cho hiện tượng tích dịch xoang bụng ở các bệnh nhân bị bệnh gan nói chung, khiến vùng bụng phình to ra, căng bóng và nổi rõ mạch máu.
-
Bệnh nhân trải qua các cơn đau quằn quại: sự tăng sinh của các mô xơ xay thế nhu mô gan, sự hình thành các khối u, thành lá gan bị giãn nở đột ngột trong thời gian ngắn,… sẽ tạo ra các cơn đau có thể ngắt quãng hoặc liên tục khiến bệnh nhân đau đớn, quằn quại.
-
Thiếu máu, suy giảm miễn dịch, cơ thể mệt mỏi: Gan là kho dự trữ máu của cơ thể và cũng là nơi tạo miễn dịch cho cơ thể nhờ sự sản xuất các protein huyết tương. Một khi chức năng gan không còn, cơ thể sẽ mất đi chức năng miễn dịch và sản xuất máu.
-
Xuất huyết đường tiêu hoá: Giai đoạn này, gan bị xơ hoá hoàn toàn làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa, gây giãn vỡ các tĩnh mạch lân cận (tĩnh mạch thực quản, tĩnh mạch ruột,…) gây xuất huyết đường tiêu hóa khiến cho bệnh nhân nôn ra máu, đi phân ra máu,…
Bụng phình to do tích dịch xoang bụng
3. Xơ gan giai đoạn cuối có chữa được không?
Như đã nói, xơ gan là một căn bệnh mãn tĩnh, khi bước sang giai đoạn cuối thì không thể cứu chữa được. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát các biến chứng của xơ gan giai đoạn cuối nhờ sự can thiệp của y học và với chế độ sinh hoạt phù hợp:
-
Ghép gan: Người bệnh sẽ được chỉ định ghép gan khi có người hiến tặng tương thích với cơ thể mình. Tuy nhiên không phải nguồn tạng lúc nào cũng sẵn sàng.
-
Cấy tế bào gốc: Sử dụng các tế bào gốc tủy để nuôi cấy và đưa vào cơ thể người bệnh giúp tái tạo các tế bào gan mới.
-
Thực hiện chế độ sinh hoạt theo chỉ định của bác sĩ: kiêng rượu, bia, các chất kích thích, ăn nhiều rau xanh, tập thể dục,… Cũng là một cách giúp bạn duy trì được sức khoẻ của mình.
Xơ gan giai đoạn cuối là một giai đoạn nguy hiểm, người bệnh có tỉ lệ sống không cao nếu không có sự can thiệp tích cực từ y học. Tuy nhiên người bệnh không được bi quan và nản chí, hãy luôn sống lạc quan và vui vẻ để đẩy lùi bệnh tật.
Với các thông tin cung cấp về bệnh xơ gan giai đoạn cuối, mong rằng chúng tôi đã giải đáp các thắc mắc của bạn về căn bệnh nguy hiểm này. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với MEDLATEC chúng tôi thông qua hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp thắc mắc và tư vấn miễn phí. Phục vụ sức khỏe của bạn là sứ mạng của MEDLATEC chúng tôi.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!