Tin tức
4 cách làm giảm huyết áp ai cũng thực hiện được
- 01/11/2024 | Tư vấn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
- 27/11/2024 | Huyết áp 160/90 có cao hay không, làm cách nào để ổn định?
- 09/12/2024 | Biến chứng tăng huyết áp có nguy hiểm không? Làm cách nào để phòng ngừa?
1. Tăng huyết áp: Khái quát nguyên nhân và triệu chứng
Huyết áp gồm 2 chỉ số: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. huyết áp là tình trạng chỉ số huyết áp tăng cao bất thường suốt một thời gian dài. Người bệnh được kết luận là tăng huyết áp khi chỉ số này vượt ngưỡng 140/90 mmHg.
Các yếu tố sau góp phần thúc đẩy nguy cơ tăng huyết áp:
- Di truyền từ gia đình đã có người mắc bệnh huyết áp.
- Chế độ ăn nhiều muối duy trì thời gian dài khiến áp lực trong mạch máu bị tăng lên.
- Lối sống vận động ít gây tích lũy mỡ thừa, béo phì.
- Hút thuốc lá quá và uống rượu bia quá nhiều khiến mạch máu bị tổn thương, suy giảm chức năng tim, góp phần làm tăng huyết áp.
- Tuổi tác cao làm giảm độ đàn hồi của mạch máu.
- Phải trải qua áp lực tâm lý trong thời gian dài khiến cơ thể sản sinh hormone làm mạch máu bị co thắt.
Huyết áp cao ở giai đoạn đầu tiến triển âm thầm, thường không thể hiện triệu chứng. Đến giai đoạn bệnh trở nên nghiêm trọng, các triệu chứng sau thường sẽ xuất hiện ở hầu hết bệnh nhân:
- Đau đầu sau khi ngủ dậy hoặc vào buổi sáng.
- Hoa mắt, chóng mặt, mất cân bằng, khó tập trung và thậm chí bị mất ý thức tạm thời.
- Khó thở, thường gặp khi người bệnh làm việc hoặc cố gắng làm gì đó quá sức. Nếu bệnh đã trở nặng, người bệnh sẽ bị khó thở ngay cả khi đang nghỉ ngơi.
- Tim đập nhanh, có cảm giác hồi hộp, đau tức ngực hoặc lồng ngực như bị đè nặng.
- Cơ thể bị suy nhược, thiếu năng lượng nên người bệnh luôn mệt mỏi, suy kiệt.
- Có thể bị chảy máu cam bất thường.
- Mắt nhìn mờ.
Huyết áp cao khi vượt ngưỡng 140/90 mmHg
2. Vì sao cần tìm cách giảm huyết áp?
Người bệnh cần biết huyết áp vì tăng huyết áp tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu đối với sức khỏe và sự sống:
- Đột quỵ
Đây là một trong những biến chứng rất dễ gặp ở bệnh nhân huyết áp. Tăng áp lực máu trong thời gian dài nếu không có biện pháp can thiệp rất dễ làm vỡ hoặc tắc nghẽn mạch máu não, gây tổn thương não.
- Tổn thương tim
Tim phải làm việc quá sức do huyết áp cao sẽ dẫn đến phì đại hoặc suy tim. Chính những tình trạng này sẽ khiến người bệnh đứng trước nguy cơ bị bệnh mạch vành, đau thắt ngực hoặc bị nhồi máu cơ tim.
- Suy thận
Các mạch máu nhỏ trong thận dễ bị tổn thương khi huyết áp cao trong thời gian dài từ đó gây suy giảm chức năng thận hoặc suy thận mạn tính.
- Giảm thị lực
Bệnh nhân tăng huyết áp có thể bị tổn thương mạch máu nhỏ trong mắt gây nên bệnh võng mạc làm mờ mắt, thậm chí có thể mất thị lực nếu không được điều trị kịp thời.
- Biến chứng khác
Ngoài những hệ lụy như đã đề cập người bệnh còn có thể bị tổn thương mạch máu ở nhiều hệ cơ quan như: phổi, gan, các động mạch lớn,... dẫn đến phình động mạch hoặc vỡ mạch. Nếu biết huyết áp, người bệnh sẽ chủ động bảo vệ mình trước các biến chứng nguy hiểm nêu trên.
3. Bốn cách làm giảm huyết áp dễ dàng thực hiện hàng ngày
Để kiểm soát, giảm huyết áp, người bệnh cần:
3.1. Điều chỉnh dinh dưỡng hợp lý
Bệnh nhân tăng huyết áp cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng theo hướng:
- Giảm thiểu muối trong bữa ăn, chỉ nên duy trì lượng muối tiêu thụ <5g/ ngày.
- Bổ sung thực phẩm giàu kali như: Chuối, cam, bơ, rau bina để cân bằng điện giải và hạ huyết áp.
- Ăn ít chất béo bão hòa từ thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh và các loại thực phẩm chế biến sẵn để giảm áp lực lên tim mạch.
- Bổ sung rau xanh và trái cây để cung cấp chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ thành mạch máu và ổn định huyết áp.
Chế độ ăn khoa học được xem là cách làm giảm huyết áp tương đối hiệu quả
3.2. Thường xuyên vận động
Vận động thường xuyên là một cách làm giảm huyết áp đơn giản mà hiệu quả. Vì thế, người bệnh hãy:
- Đi bộ, tập yoga, bơi lội khoảng 30 - 60 phút/ngày để giảm căng thẳng và cải thiện tuần hoàn máu.
- Trường hợp không có thời gian tập thể dục, hãy hoạt động nhẹ nhàng bằng các hoạt động như: Làm vườn, leo cầu thang,...
3.3. Kiểm soát các yếu tố gây căng thẳng
Các bài tập hít thở sâu hoặc thiền định là cách rất tốt để thư giãn, giảm hormone căng thẳng và ổn định huyết áp. Ngoài ra, nếu có sở thích đọc sách, nghe nhạc,... thì người bệnh cũng nên tạo dựng thói quen này. Đây chính là cách làm giảm huyết áp an toàn và vẫn đạt mục tiêu cải thiện tâm trạng hiệu quả.
3.4. Dừng hút thuốc và bia rượu
Thuốc lá gây co thắt mạch máu, tăng nguy cơ huyết áp. Uống quá nhiều đồ uống có cồn không chỉ tạo áp lực cho tim mạch mà còn dễ làm tăng huyết áp tăng. Vì thế, người bệnh huyết áp nên từ bỏ những thói quen này.
Bệnh nhân cao huyết áp cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi định kỳ
Ngoài những cách làm giảm huyết áp dễ dàng thực hiện trên đây, người bệnh cũng cần chủ động kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà để kịp thời phát hiện bất thường. Nếu huyết áp đột ngột tăng cao hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng như nhức đầu, hoa mắt,... thì người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa kiểm tra ngay.
Biết cách làm giảm huyết áp tức là người bệnh đã tự bảo vệ mình trước các nguy cơ xấu cho tim mạch nói riêng và sức khỏe nói chung. Để đạt được mục đích này một cách tốt nhất, người bệnh nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa và thực hiện theo đúng chỉ dẫn dùng thuốc, chăm sóc sức khỏe tại nhà do bác sĩ hướng dẫn.
Quý khách hàng đang gặp vấn đề về huyết áp cần được chẩn đoán đúng để kiểm soát tốt chỉ số này hãy liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa Tim mạch - Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!