Tin tức

5 bài tập yoga chữa đau thần kinh tọa giúp cải thiện cơn đau hiệu quả

Ngày 23/03/2022
Tham vấn y khoa: ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Đau thần kinh tọa trong những năm gần đây trở thành bệnh khá phổ biến và gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Đây là bệnh mạn tính cần được điều trị thời gian dài vì thế việc kết hợp tập luyện sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị. 

1. Đau thần kinh tọa là bệnh gì?

Đau thần kinh tọa thường là những cơn đau xuất hiện từ vùng lưng, có thể lan xuống hông và chân khi dây thần kinh tại khu vực này bị tổn thương. Thường các bệnh nhân đau thần kinh tọa thường bị ảnh hưởng một phía của cơ thể. Những cơn đau này sẽ xuất hiện đầu tiên tại vùng lưng dưới và lan dần qua hông và đến phần chân. Đối với những trường hợp đau thần kinh tọa nếu không được điều trị đúng cách sẽ dễ dẫn đến biến chứng teo cơ.

Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa là gì?

Bệnh đau thần kinh tọa thường xuất phát do tình trạng thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng. Chính vì thế khi bệnh nhân đau thần kinh tọa thường được chẩn đoán kèm theo thoát vị đĩa đệm. Khi các đốt sống và đĩa đệm của lưng dưới bị tách ra và không còn độ liên kết như ban đầu gây chèn ép dây thần kinh tại vùng thắt lưng dưới. Từ đó những dây thần kinh này và chùm dây thần kinh liên quan sẽ bị viêm gây đau và tê 1 bên phần thắt lưng trở xuống.

2. Nguyên nhân đau thần kinh tọa

  • Độ tuổi từ 40 trở lên là thời gian xuất hiện triệu chứng đau dây thần kinh tọa do sức khỏe xương đang giai đoạn đầu lão hóa chính vì thế cũng dễ gặp nhiều tổn thương.

  • Cân nặng: đối với những người tăng cân đột ngột hoặc thừa cân béo phì thường gây áp lực lớn lên cột sống từ đó dễ gặp các chấn thương chèn ép dây thần kinh gây đau thần kinh tọa.

  • Phụ nữ khi mang thai cũng dễ mắc bệnh đau thần kinh tọa do trong quá trình mang thai tăng cân đột ngột cũng như tư thế mang thai cũng dễ khiến dây thần kinh bị chèn ép. Điều này nguy hiểm hơn đối với người mang thai vì tình trạng này chỉ có thể cải thiện và điều trị chuyên sâu sau khi sinh.

  • Thói quen ngồi làm việc thường xuyên: đối với những nhân viên văn phòng thì bệnh đau thần kinh tọa là bệnh khá phổ biến bởi tính chất công việc đòi hỏi ngồi lâu nhiều giờ liên tục khiến cho đĩa đệm bị tổn thương.

3. Tác dụng của bài tập yoga chữa đau thần kinh tọa

Điều trị đau thần kinh tọa cần thời gian khá lâu để hồi phục do các nhóm dây thần kinh bị tổn thương. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc kháng viêm hoặc giảm đau để điều trị bệnh thì việc kết hợp vận động, tập thể dục là biện pháp hiệu quả để giúp bệnh nhân hồi phục tránh tái lại. Trong đó yoga là bộ môn thể dục phù hợp và có hiệu quả nhất đối với các bệnh nhân đau thần kinh tọa.

Các động tác nhẹ nhàng, dễ thực hiện của bài tập yoga chữa đau thần kinh sẽ giúp giãn cơ, giải phóng sức ép lên các dây thần kinh. Chèn ép dây thần kinh khiến cho máu không có khả năng tuần hoàn đều và động tác yoga sẽ giúp lưu thông máu huyết. 

Bài tập yoga chữa đau thần kinh tọa giúp cho cột sống dẻo dai cũng như hạn chế được các chấn thương trong quá trình vận động sinh hoạt hàng ngày. Phần lưng dưới cũng được giảm áp lực nên giúp phục hồi dây thần kinh vùng này nhanh hơn. 

Giới thiệu một số bài tập yoga chữa đau thần kinh tọa

Giới thiệu một số bài tập yoga chữa đau thần kinh tọa

4. 5 bài tập yoga chữa đau thần kinh tọa giúp hỗ trợ điều trị 

4.1. Tư thế ngồi cơ bản

Đây là tư thế khởi động. Động tác này phù hợp với những người mới bắt đầu giúp thả lỏng vùng lưng từ đó hạn chế sức ép lên dây thần kinh. Đối với động tác này nếu bệnh nhân có triệu chứng đau cổ tay thì không nên thực hiện để tránh chấn thương.

 Tư thế ngồi cơ bản

Tư thế ngồi cơ bản

Các bước thực hiện động tác tư thế ngồi cơ bản

  • Ngồi thẳng lưng và chân duỗi thẳng, mũi chân hướng lên vuông góc.

  • Hai tay chống sàn, đặt dọc theo thân còn lòng bàn tay thì úp và hướng về phía chân.

  • Giữ phần dưới cơ thể chạm sàn, tránh co chân gây chấn thương.

  • Hít thở đều trong 30 giây và cảm nhận các cơ vùng lưng và chân được thư giãn.

4.2. Tư thế em bé

Đây là một bài tập yoga chữa đau thần kinh tọa quen thuộc. Bài tập này giúp tăng sự linh hoạt ở phía hông và lưng dưới nhờ tác dụng kéo căng cột sống. Tư thế em bé sẽ hạn chế đối với người có triệu chứng đau nhức đầu gối hoặc cao huyết áp, tiền đình.

Tư thế em bé

Tư thế em bé

  • Ngồi theo kiểu quỳ gối, phần mông chạm vào gót chân

  • Cúi người chậm rãi về phía trước cùng với đó duỗi thẳng 2 tay theo bề mặt sàn cho đến khi trán chạm sàn.

  • Hít thở sâu và giữ tư thế này trong khoảng 30s. 

  • Tiếp theo từ từ nâng người lên về tư thế ban đầu và thực hiện lặp lại từ 15 - 20 lần 

4.3. Tư thế con mèo

Tư thế con mèo giúp thư giãn chủ yếu ở phần cột sống đồng thời giúp cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm và tránh được áp lực lên dây thần kinh

Tư thế con mèo

Tư thế con mèo

  • Bài tập bắt đầu với tư thế quỳ gối và tay chống vuông với sàn. Lưu ý hạn chế tác chịu lực lên cổ tay mà thay vào đó sử dụng lực ở bàn tay để tránh chấn thương cổ tay.

  • Lòng bàn tay hướng xuống sàn.

  • Hai tay mở rộng bằng vai và đồng thời mở rộng đầu gối bằng với hông. 

  • Nhìn về phía trước. Hít vào và đưa cằm bạn về phái ngực tư thế cúi đầu hướng vào rốn.

  • Phần lưng uốn cong và người bệnh sẽ cảm nhận được vùng cơ đang được thư giãn. 

  • Duy tùy tư thế trong 5 lần thở.

  • Sau đó nhẹ nhàng thở ra chậm về tư thế đầu và thực hiện lặp lại.

4.4. Tư thế chim bồ câu

Tư thế chim bồ câu trong bài tập yoga chữa đau thần kinh tọa giúp giảm căng thẳng dây thần kinh. Tuy nhiên đối với động tác này có độ khó nếu là người mới bắt đầu thì nên lưu ý tư thế để không gặp chấn thương.

Hướng dẫn tập tư thế chim bồ câu

Hướng dẫn tập tư thế chim bồ câu

  • Bắt đầu bằng tư thế ngồi thả lỏng, chân phải đặt phá trước và co lại. 

  • Chân trái đặt phía sau và duỗi thẳng 

  • Hai tay duỗi thẳng ra phía sau, các đầu ngón tay chạm sàn

  • Khi thực hiện tư thế này người bệnh nên thả lỏng tay và giữ tư thế trong vòng 30 giây.

5. Những điều cần lưu ý 

  • Tập yoga chỉ là biện pháp kết hợp giúp cải thiện hiệu quả điều và không có khả năng thay thế thuốc. 

  • Chỉ nên tập khi cơ thể cảm thấy thoải mái để tránh gia tăng chấn thương cho cơ thể.

  • Dừng bài tập khi có các biểu hiện đau nhức do chấn thương.

  • Chú ý tập đúng tư thế để tăng hiệu quả và hạn chế tỷ lệ chấn thương.

  • Ngoài việc tập yoga thì thay đổi thói quen ăn uống để giảm cân, thường xuyên vận động khi ngồi lâu để tránh tình trạng đau tái đi tái lại.

  • Những người mới bắt đầu nên thực hiện các động tác cơ bản đến nâng cao để làm quen bài tập.

Nếu bạn đang có triệu chứng đau thần kinh tọa thì việc điều trị kịp thời sẽ giúp giảm tối đa các rủi ro cho sức khỏe về sau này. Việc kiểm tra sức khỏe xương khớp, thần kinh thường xuyên cũng là cách để tránh bệnh đau thần kinh tọa. Bạn đang có nhu cầu khám hoặc điều trị đau dây thần kinh thì có thể tham khảo Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hỗ trợ tốt nhất.

Hy vọng chúng tôi đã giúp bạn có thêm các thông tin tham khảo hữu hiệu. Gọi ngay đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được nhân viên bệnh viện tư vấn nhanh nhất nhé.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ