Tin tức
Ăn chuối lúc đói có gây đau dạ dày và nên ăn loại chuối gì?
- 24/09/2021 | Những cách giảm đau dạ dày khi ăn cay hiệu quả
- 25/08/2021 | Những triệu chứng cảnh báo tình trạng đau dạ dày ở trẻ
- 13/07/2021 | Đau dạ dày thường xuyên là dấu hiệu của bệnh lý gì?
1. Ích lợi của quả chuối
Chuối chứa nhiều dưỡng chất có lợi:
Vitamin C: mỗi trái chuối thường chứa khoảng 10mg vitamin C có tác dụng:
-
Củng cố hệ miễn dịch cho cơ thể;
-
Tăng cường chức năng tự chữa lành của các tế bào, giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau khi luyện tập thể dục thể thao hoặc vận động mạnh;
-
Bảo vệ cơ thể khỏi những tác động xấu từ khói thuốc lá, thực phẩm không lành mạnh, thuốc trừ sâu,...
Vitamin B6:
-
Giúp ích trong sự phát triển não bộ của bào thai và trẻ nhỏ;
-
Thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể;
Kali:
-
Đây là một loại khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của tim mạch vì nó giúp làm giãn thành mạch máu, điều hoà nhịp tim, tăng sức co bóp cho cơ tim, giữ huyết áp luôn ở trạng thái ổn định, giảm thiểu nguy cơ đột quỵ;
-
Giúp cơ thể tăng đào thải natri qua nước tiểu;
-
Nhờ có kali, cơ bắp của cơ thể được gia tăng sức mạnh và hoạt động năng suất hơn;
-
Ở người già được bổ sung kali đầy đủ sẽ giúp hệ cơ xương khớp được khỏe mạnh;
Tuy nhiên nếu một người gặp vấn đề về thận như suy thận thì không nên hấp thụ quá nhiều kali bởi vì thận cũng là cơ quan tham gia hoạt động điều hòa nồng độ kali trong máu. Suy thận khiến cơ quan này giảm thải kali, dẫn tới tình trạng thừa kali máu gây biến chứng rối loạn nhịp tim rất nguy hiểm.
Nhiều chất xơ: trung bình có khoảng 3gr chất xơ/quả chuối, phục vụ 10% nhu cầu thiết yếu của cơ thể mỗi ngày. Chất xơ có vai trò thúc đẩy sự hoạt động trong đường ruột, kiểm soát tốt các chỉ số cân nặng, huyết áp, cholesterol và giảm viêm nhiễm. Do vậy rất nhiều người lựa chọn chuối là một loại quả cần phải có trong chế độ ăn kiêng.
Chuối là một loại quả giàu có về hàm lượng dưỡng chất
-
Chuối có lượng carbohydrate phù hợp: hàm lượng carbohydrate (carbs) trong chuối không nhiều nhưng vừa đủ, hợp với những bệnh nhân bị tiểu đường (mỗi lần muốn ăn nhẹ chỉ nên ăn tầm nửa quả);
-
Chuối có lợi cho hệ tiêu hoá: trong chuối còn chứa một thành phần khác là prebiotic nuôi dưỡng cho lợi khuẩn trong đường ruột phát triển. Các lợi khuẩn này có tác dụng:
-
Đẩy lùi chứng tiêu chảy;
-
Giảm thiểu hiện tượng nhiễm trùng nấm men, đường tiêu hoá và tiết niệu;
-
Cải thiện hội chứng ruột kích thích, dị ứng, không dung nạp lactose;
-
Giảm bớt triệu chứng nghiêm trọng của cúm và cảm lạnh.
2. Bệnh nhân đau dạ dày có nên ăn chuối?
Nhiều người e ngại tác dụng phụ của chuối đối với những bệnh lý về dạ dày. Tuy nhiên trên thực tế chuối lại có lợi cho bệnh nhân bị đau dạ dày vì:
-
Kali giúp nhuận tràng, giảm triệu chứng đau dạ dày, kích thích tiết ra chất nhầy bảo vệ niêm mạc cơ quan này;
-
Delphinidin trong chuối là chất chống oxy hóa ngăn ngừa việc hình thành các tế bào ung thư ở dạ dày;
-
Trong chuối có Pectin - một loại chất giúp giảm đau, cải thiện các vấn đề về dạ dày và hỗ trợ tiêu hoá;
-
Ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn HP. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên những bệnh về dạ dày.
Chuối có rất có ích đối với những người mắc bệnh đau dạ dày
Mặc dù có lợi là thế nhưng bệnh nhân cần phải biết ăn chuối đúng cách để không gặp các phản ứng ngược gây hại cho sức khỏe:
-
Chỉ nên chọn chuối chín để ăn vì chuối xanh hoặc chuối ương có nhiều nhựa gây kích thích dạ dày, dễ bị khó chịu, cồn cào;
-
Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 1 - 2 quả vừa đủ;
Ăn chuối lúc đói có gây đau dạ dày? Câu trả lời là có bởi vì:
-
Ăn chuối khi đói sẽ khiến lượng magie trong máu tăng cao đột ngột, dẫn tới sự mất cân bằng ổn định tim mạch và ảnh hưởng tới sức khoẻ;
-
Vitamin C có trong chuối sẽ làm tăng tiết axit nếu ăn chuối khi bụng vẫn còn rỗng, rất có hại cho niêm mạc dạ dày. Do vậy chúng ta chỉ nên ăn chuối sau bữa ăn khoảng 20 - 30 phút.
-
Các loại chuối nên có trong thực đơn: chuối lá, chuối cau, chuối tây, chuối ngự;
-
Hạn chế ăn chuối tiêu vì loại này dễ khiến bụng khó chịu, đầy hơi, cồn cào và đau âm ỉ.
3. Nên ăn thực phẩm gì khi bị bệnh đau dạ dày?
Trước tiên để cải thiện tình trạng bệnh, bạn cần thay đổi thói quen ăn uống sao cho hợp lý và khoa học, chẳng hạn như:
-
Không nên bỏ bữa, phải ăn đúng giờ và nhai nuốt chậm rãi;
-
Không vừa hoạt động vừa ăn (xem tivi, điện thoại, đọc sách trong lúc ăn hoặc vừa đi vừa ăn);
-
Ăn xong nên ngồi nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ nhàng, tránh nằm ườn hoặc đi ngủ ngay sau bữa ăn.
Sau đó là lên một thực đơn lành mạnh, tốt cho dạ dày và hệ tiêu hoá:
-
Hạn chế tiêu thụ các món nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn;
-
Bổ sung nhiều trái cây nhiều vitamin trong ngày: chuối, bơ, táo, quả mọng, nho, kiwi, đu đủ, dưa hấu,...
-
Các loại rau nên có trong bữa ăn: su hào, cải bắp, nấm, khoai tây, hành lá, củ cải, bí ngô, bí đao, bí ngòi, bông cải xanh, các loại đậu, măng tây, cà rốt, ớt chuông, ngô,...
-
Tinh bột: bánh quy giòn, ngũ cốc, gạo, bánh mì, mì ống nguyên cám;
-
Protein: thịt, trứng gia cầm, đậu hũ, các loại đậu, đâu lăng, thịt nạc, cá, bơ đậu phồng, hạt mầm, thịt gia cầm,...
Để cải thiện tình trạng đau dạ dày, bạn cần thay đổi thói quen ăn uống sao cho khoa học
Nhìn chung chuối là một loại quả ngon miệng, bổ dưỡng và có giá thành khá “hạt dẻ” tại Việt Nam. Đối với bệnh nhân bị đau dạ dày thì loại quả này không những không gây hại mà còn có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng đau dạ dày cho người bệnh. Tuy nhiên bệnh nhân cũng cần lưu ý làm thế nào để ăn chuối đúng cách mà không làm tăng thêm các phản ứng phụ không mong muốn.
Tổng đài 1900565656 của BVĐK MEDLATEC luôn túc trực để lắng nghe những chia sẻ và ý kiến từ quý bạn đọc. Mọi băn khoăn cần tìm lời giải đáp, xin vui lòng liên hệ tới tổng đài để được nghe tư vấn miễn phí và sắp xếp lịch thăm khám bệnh cùng đội ngũ chuyên gia y tế của MEDLATEC ngay hôm nay!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!