Tin tức

Ăn sắn có béo không? Một số lưu ý khi chế biến và sử dụng

Ngày 01/08/2023
ThomNT
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân

Ăn sắn có béo không? Một số lưu ý khi chế biến và sử dụng

Sắn là loại thực phẩm đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Thành phần của củ sắn có nhiều tinh bột nên nhiều người thắc mắc không biết ăn sắn có béo không. Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Thành phần các chất có trong củ sắn

Tìm hiểu về thành phần có trong sắn sẽ giúp bạn biết được ăn sắn có béo không. Củ sắn còn được gọi là củ mì, là một loại thực phẩm nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó, trong thành phần của củ sắn còn có chứa một loạt các chất dinh dưỡng khác nhau.

Thành phần chính của củ sắn

Trong củ sắn có các thành phần chính là:

       Hàm lượng carbohydrate cao: Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Chính vì vậy nên sắn thường được sử dụng làm thức ăn bổ sung năng lượng trong nhiều món ăn.

       Chất xơ: Củ sắn chứa nhiều chất xơ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và duy trì sự cân bằng đường huyết.

       Vitamin và khoáng chất: Củ sắn cung cấp một lượng nhất định vitamin C, vitamin B6, kali và một số khoáng chất khác.

A collage of cut pieces of cassava

Description automatically generated

Sắn là loại thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể

Những lợi ích của sắn đối với cơ thể

Ngoài vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống và các chức năng cơ bản của cơ thể thông qua việc chuyển hoá glucose, việc ăn sắn còn mang lại những lợi ích sau:

       Hàm lượng tinh bột cao nên sắn được sử dụng như biện pháp chống suy dinh dưỡng, có thể thay thế một số loại lương thực khác ở những nơi có nguồn thức ăn khan hiếm.

       Hàm lượng chất xơ trong củ sắn giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa, tạo cảm giác no lâu hơn, hỗ trợ quá trình kiểm soát cân nặng và duy trì đường huyết ổn định, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa.

       Củ sắn cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin C (giúp tăng cường hệ miễn dịch), vitamin B6 (tham gia quá trình chuyển hóa), kali (cần thiết cho chức năng cơ và thần kinh) và một số khoáng chất khác như magiê và mangan.

       Chất kali trong củ sắn có thể hỗ trợ kiểm soát áp lực máu và làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

       Củ sắn cung cấp một lượng nhất định khoáng chất như magiê, có thể giúp duy trì sức khỏe xương và cơ.

       Vitamin C có trong củ sắn giúp cung cấp chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi tác động của gốc tự do và tác nhân gây hại từ môi trường. Đồng thời, vitamin C còn là tiền chất thiết yếu của collagen, nhờ đó mà tiêu thụ sắn giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương trên bề mặt da.

Cassava plants growing in a field

Description automatically generated

Sắn có thể thay các loại lương thực khác ở những nơi cây trồng khan hiếm

2. Ăn sắn có béo không?

Hàm lượng carbohydrate cao khiến nhiều người lo ngại không biết ăn sắn có béo không. Vậy trong 100g sắn thì có bao nhiêu calo?

Theo các nghiên cứu dinh dưỡng, trong 100g sắn có chứa khoảng 150 calo, trong đó chỉ có 2% là tinh bột. Trong khi cơ thể mỗi ngày cần khoảng 2000 - 2300 calo để đảm bảo duy trì hoạt động và các chức năng của cơ thể.

Vì vậy, với câu hỏi ăn sắn có béo không thì câu trả lời là không nhé.

Hơn nữa, trong thành phần của sắn có khoảng 70 - 80% là nước nên khi ăn sắn, bạn sẽ có cảm giác no lâu. Điều này giúp giảm lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể. Đồng thời, hàm lượng chất xơ dồi dào giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hoá, cho hiệu quả cao trong việc đốt cháy mỡ thừa. Do đó, nếu bạn đang trong thời gian giảm cân thì có thể bổ sung sắn vào thực đơn hàng ngày.

A cassava root and a bowl of flour

Description automatically generated

Có thể bổ sung củ sắn trong thức đơn giảm cân

3. Các cách chế biến sắn để giảm cân

Từ xưa đến nay, sắn là thực phẩm đã được sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày của gia đình Việt. Không chỉ dễ tìm, cách chế biến đơn giản mà các món ăn làm từ sắn còn mang đến hương vị thơm ngon, kích thích vị giác, tạo sự đa dạng cho bữa ăn hàng ngày. Nếu bạn muốn giảm cân từ củ sắn thì có thể tham khảo những cách chế biến sau:

Hấp hoặc luộc củ sắn

Cách chế biến này giúp giữ lại tối đa hàm lượng dinh dưỡng và nguyên vẹn của củ sắn. Với cách này, bất kỳ ai cũng có thể thực hiện, không mất nhiều thời gian và mang lại hiệu quả giảm cân nhanh chóng. Bạn có thể hấp hay luộc củ sắn và thưởng thức chúng như một món ăn nhẹ hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác.

Sử dụng làm thức ăn chay

Củ sắn có thể là một nguồn thay thế cho các nguồn thực phẩm chứa protein động vật như thịt. Bạn có thể sử dụng củ sắn trong các món chay như nấm xào củ sắn, củ sắn hấp hay củ sắn nấu canh.

Thêm vào món salad

Củ sắn có thể thêm vào các món salad để tăng cường hương vị và chất xơ. Kết hợp củ sắn với rau xanh trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt. Khi đó, bạn vừa có một món salad ngon miệng, bổ dưỡng vừa tạo cảm giác no lâu hơn, giúp duy trì đường huyết ổn định và giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần phải nhớ làm chín của sắn trước khi trộn salad nhé.

Làm bánh

Nếu bạn đã quá chán với các cách chế biến truyền thống thì món bánh sắn là một gợi ý lý tưởng. Bánh sắn có hương vị thơm ngon, giòn tan hấp dẫn có thể sử dụng để ăn sáng hoặc làm bữa phụ trong ngày để giảm khẩu phần ăn đồng thời giải phóng mỡ thừa ra khỏi cơ thể.

Tránh chiên giòn

Bạn cần chú ý nếu đang muốn giảm cân thì cần tránh chế biến củ sắn bằng cách chiên giòn, vì điều này sẽ thêm vào lượng calorie và chất béo không cần thiết. Thay vào đó, chọn các phương pháp luộc, hấp, hầm hoặc nướng để giảm lượng calorie.

Một số lưu ý khi chế biến và sử dụng củ sắn

Bên cạnh những chất có lợi cho sức khoẻ thì trong thành phần của củ sắn còn có chứa acid cyanhydric (HCN) là chất gây hại cho cơ thể. Vì vậy, khi chế biến và sử dụng củ sắn cần chú ý:

       Sắn sau khi thu hoạch nên chế biến ngay, nếu chưa sử dụng thì nên vùi xuống đất.

       Sắn chuyển màu sang các đốm xanh thì không sử dụng vì lượng độc tố tăng cao.

       Khi luộc thì nên thay 2 lần nước để loại bỏ bớt chất độc.

       Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người mắc các bệnh đường tiêu hoá, người đang sử dụng thuốc điều trị, sức đề kháng kém hoặc bệnh nhân tiểu đường thì không nên ăn sắn.

 

 

A person holding her belly and a plate of food

Description automatically generated

Phụ nữ mang thai thì không nên ăn sắn

Trên đây là câu trả lời cho băn khoăn ăn sắn có béo không. Hy vọng những thông tin chia sẻ đã mang lại kiến thức bổ ích cho bạn. Mặc dù ăn sắn không gây béo nhưng bạn cũng phải chú ý không nên ăn quá nhiều vì rất dễ gây ngộ độc. Nếu sau khi ăn sắn bạn có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim,… thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời. Chế biến và sử dụng sắn đúng cách không chỉ đảm bảo an toàn mà còn phát huy tối đa lợi ích đối với sức khỏe.

 

BS Vân đã duyệt

 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ