Tin tức

Bật mí 3 cách trị ho bằng dầu gió hiệu quả ngay tại nhà

Ngày 25/07/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Minh Dũng
Cách trị ho bằng dầu gió là một trong những mẹo dân gian đơn giản, dễ thực hiện và được nhiều người áp dụng tại nhà. Tuy không phải là thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng dầu gió có thể giúp giảm cảm giác khó chịu tạm thời ở cổ họng trong một số trường hợp ho nhẹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về những cách trị ho từ dầu gió và lưu ý khi dùng để đạt hiệu quả tốt nhất.

1. Dầu gió có trị ho được không?

Câu trả lời là có, nhưng chỉ hỗ trợ làm giảm triệu chứng ho mức độ nhẹ và không thể thay thế thuốc điều trị. 

Dầu gió không phải là thuốc trị ho đặc hiệu, nhưng có thể giúp làm dịu cổ họng và giảm ho trong những trường hợp ho do cảm lạnh, cảm cúm, thời tiết lạnh. Nhờ chứa các thành phần như tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, long não,… dầu gió có tác dụng làm ấm cơ thể, thông mũi, giảm nghẹt mũi, từ đó hỗ trợ giảm kích ứng cổ họng và ho. 

Tuy nhiên, dầu gió chỉ nên sử dụng như một biện pháp hỗ trợ ngắn hạn. Với các trường hợp ho kéo dài, ho do nhiễm khuẩn hoặc bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng, người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ để được điều trị y khoa kịp thời. 

Dầu gió chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng ho mức độ nhẹ và không thể thay thế thuốc điều trịDầu gió chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng ho mức độ nhẹ và không thể thay thế thuốc điều trị

2. Tổng hợp 3 cách trị ho bằng dầu gió đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà

Dưới đây là 3 cách dùng dầu gió trị ho đơn giản, dễ thực hiện tại nhà mà bạn có thể áp dụng. 

Thoa dầu gió vào vùng ngực, cổ và gan bàn chân

Đây là cách đơn giản và phổ biến nhất, được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả giảm ho tốt. Về cách thực hiện, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt dầu gió ra lòng bàn tay, xoa nhẹ để làm ấm, sau đó thoa lên vùng ngực, cổ và lòng bàn chân. Kết hợp massage nhẹ nhàng giúp tinh dầu thấm sâu vào da, làm ấm cơ thể, giảm kích ứng cổ họng. Bạn nên áp dụng phương pháp này vào thời điểm trước khi đi ngủ để hạn chế ho về đêm và giúp ngủ ngon hơn. 

Hít hơi dầu gió giúp giảm ho, thông mũi

Cách làm này phù hợp cho những bạn bị ho do nghẹt mũi, cảm lạnh. Phương pháp này thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt dầu gió vào khăn vải sạch hoặc khẩu trang y tế, đưa nhẹ lên gần mũi và hít hơi từ từ. Tinh dầu khuynh diệp, bạc hà có trong dầu gió sẽ giúp làm thông thoáng đường thở, giảm kích ứng vùng cổ họng và hỗ trợ giảm cơn ho hiệu quả. Tuy nhiên, không nên hít quá gần hoặc liên tục để tránh gây kích ứng niêm mạc mũi. 

Hít hơi dầu gió giúp giảm ho và thông mũi nếu thực hiện đúng cáchHít hơi dầu gió giúp giảm ho và thông mũi nếu thực hiện đúng cách

Xông hơi bằng dầu gió kết hợp nước ấm

Phương pháp này giúp làm ấm đường hô hấp, loãng đờm từ đó giảm ho hiệu quả. Về cách thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị một chậu nước nóng, nhỏ vào 3 - 5 giọt dầu gió. 
  • Dùng khăn trùm kín đầu và chậu nước để giữ hơi, ngồi cách mặt nước khoảng 30 - 40cm. 
  • Nhắm mắt, hít thở sâu hơi nước có chứa tinh dầu khoảng 5 - 10 phút, giúp làm loãng dịch nhầy, dịu cổ họng, hỗ trợ giảm nhanh tình trạng ho. Không nên xông hơi khi bị sốt cao, có bệnh nền hô hấp nghiêm trọng, hoặc xông cho trẻ nhỏ vì có nguy cơ gây bỏng hoặc ngộ độc tinh dầu.

3. Những lưu ý khi dùng dầu gió trị ho

Mặc dù là phương pháp dễ thực hiện, đơn giản, nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể gây kích ứng da hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ. Khi dùng dầu gió để hỗ trợ giảm ho tại nhà, bạn cần lưu ý những điểm sau: 

  • Chỉ dùng ngoài da, tuyệt đối không được uống dầu gió: Dầu gió không phải là sản phẩm đường uống. Nếu uống nhầm dầu gió, có thể gây ngộ độc, tổn thương đường tiêu hoá hoặc nguy hiểm cho tính mạng. 
  • Không bôi dầu gió lên vùng da tổn thương hoặc nhạy cảm: Tuyệt đối không thoa dầu gió lên các vùng da bị trầy xước, vết thương hở, niêm mạc,.. vì có thể gây nóng rát, kích ứng hoặc bỏng nhẹ tại chỗ. 
  • Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. 
  • Không lạm dụng dầu gió: Chỉ nên dùng với lượng vừa đủ, tránh bôi nhiều lần trong ngày hoặc thoa lượng lớn trong một lần. Việc lạm dụng quá mức có thể gây kích ứng da, mẩn đỏ, nóng rát kéo dài. 
  • Ngưng sử dụng nếu xuất hiện dấu hiệu dị ứng: Khi thấy da nổi mẩn, ngứa ngáy, rát bỏng sau khi thoa dầu gió, cần ngưng sử dụng ngay và rửa sạch vùng da với nước mát. Nếu tình trạng nặng, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời. 
  • Bảo quản dầu gió cẩn thận, tránh xa tầm tay trẻ em: Đậy nắp sau khi sử dụng, tránh để dầu bay hơi hoặc làm thay đổi chất lượng sản phẩm. Bảo quản dầu gió ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. 
  • Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi: Da và hệ hô hấp của trẻ nhỏ rất nhạy cảm. Việc dùng dầu gió, đặc biệt là thoa lên vùng cổ, ngực, có thể gây khó chịu, thậm chí ngưng thở ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. 

Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng 

4. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Trong một số trường hợp, ho có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng. Bạn nên đến thăm khám bác sĩ nếu gặp một trong các biểu hiện sau: 

  • Ho kéo dài trên 1 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm. 
  • Ho kèm theo triệu chứng sốt cao, khó thở, tức ngực.
  • Ho ra máu, đờm vàng xanh đặc. 
  • Cơ thể mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng. 

Bài viết trên đây là chi tiết về các cách trị ho bằng dầu gió mà bạn có thể tham khảo. Đây là phương pháp đơn giản, phổ biến và dễ thực hiện. Tuy nhiên, nó chỉ mang tính chất hỗ trợ, không thay thế điều trị y khoa. Trường hợp ho kéo dài hoặc có biểu hiện bất thường, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách. 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan, có thể liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ