Tin tức

Bệnh nhược cơ - Căn bệnh tự miễn khiến hệ cơ bị suy giảm chức năng

Ngày 09/04/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Bệnh nhược cơ khiến một số vùng cơ trên cơ thể kém linh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống. Tình trạng bệnh lý này dễ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, mọi người cần chú ý theo dõi dấu hiệu bất thường, đi thăm khám và điều trị sớm.

1. Khái quát về bệnh nhược cơ

Bệnh nhược cơ nằm trong nhóm bệnh lý tự miễn liên quan đến sự rối loạn dẫn truyền tại hệ thống điểm nối cơ và hệ thống thần kinh. Kết quả của sự rối loạn này là hệ cơ dần bị suy giảm chức năng. Nhược cơ thường khởi phát khi người bệnh lao động quá sức, xuất hiện theo từng thời điểm. 

Bệnh nhược cơ có liên quan đến tình trạng rối loạn dẫn truyền

Bệnh nhược cơ có liên quan đến tình trạng rối loạn dẫn truyền

Quá trình dẫn truyền ở người mắc bệnh không diễn ra bình thường bởi một loại kháng thể đã cản trở hoạt động này. Từ đó dẫn đến tình trạng hệ thống xung thần kinh mất dần hoặc suy giảm gây liệt, cơ bắp suy yếu. 

2. Triệu chứng đặc trưng ở người mắc bệnh nhược cơ

2.1. Triệu chứng ở cơ mắt

Phần lớn người mắc bệnh nhược cơ đều xuất hiện triệu chứng tại cơ mắt. Cụ thể là những dấu hiệu như:

  • Một hoặc cả 2 bên mí bị sụp. 
  • Nhìn 1 vật nhưng lại thành 2 vật. 
  • Khó nhắm hết mắt. 

Tình trạng sụp mí mắt ở người mắc bệnh nhược cơ

Tình trạng sụp mí mắt ở người mắc bệnh nhược cơ

2.2. Triệu chứng ở cơ mặt

Khuôn mặt của người bị nhược cơ khó thể hiện cảm xúc, vẻ mặt có phần vô cảm. Bởi cơ mặt của người bệnh lúc này không linh hoạt như người bình thường. 

2.3. Triệu chứng ở cơ họng hầu 

Người mắc chứng nhược cơ hay cảm thấy khó nhai, nhai mệt, khó nuốt, gặp khó khăn khi giao tiếp, giọng nói thay đổi (nghe tương tự như giọng mũi), bị sặc. Bởi cơ họng hầu bắt đầu có dấu hiệu suy yếu. 

2.4. Triệu chứng ở cơ cổ, tay, chân

Tại hệ thống cơ cổ, tay, chân của người bệnh đều biểu hiện bất thường. Cụ thể: 

  • Khó ngẩng cao đầu do cơ cổ không còn linh hoạt. 
  • Mang vác vật nặng, đứng lên ngồi xuống khó khăn, gặp bất tiện khi leo cầu thang. 
  • Dáng đi không còn linh hoạt, có phần nặng nề. 

Người bệnh khó ngẩng cao đầu

Người bệnh khó ngẩng cao đầu

2.5. Triệu chứng ở cơ hô hấp

Người mắc bệnh nhược cơ đôi khi còn gặp khó khăn trong quá trình hô hấp, khó thở. Trong đó, tình trạng nhiễm trùng, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thực hiện phẫu thuật,... có khả năng là tác nhân gia tăng triệu chứng ở hệ cơ hô hấp. 

3. Biến chứng nguy hiểm bệnh nhược cơ

Bệnh lý nhược cơ diễn biến theo theo 3 giai đoạn chính. Trong một số trường hợp, bệnh có khả năng tiến triển nhanh sang giai đoạn nặng. Khi đó, người bệnh dễ gặp phải biến chứng suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu không được can thiệp y tế kịp thời. 

4. Quy trình chẩn đoán bệnh nhược cơ

4.1. Khám lâm sàng

Khi khám lâm sàng, bác sĩ tiến hành thăm hỏi triệu chứng với một số câu hỏi như: 

  • Mắt có bị mờ khi ngủ dậy hay không? Đã xuất hiện tình trạng sụp mí chưa? 
  • Có gặp phải tình trạng nhìn 1 vật nhưng thành 2 vật không? 
  • Có hay bị khó nuốt, giao tiếp khó khăn, uống nước bị sặc không? 
  • Trong gia đình có người nào bị nhược cơ không?,...

Bác sĩ kiểm tra cơ tay

Bác sĩ kiểm tra cơ tay

Tiếp theo, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, kiểm tra trực tiếp vùng mắt, cơ mặt, cơ tay, cơ chân, khả phản xạ của gân cơ, tình trạng hô hấp,... 

4.2. Làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết

Sau bước khám lâm sàng, bác sĩ tiếp tục cho người bệnh thực hiện một vài xét nghiệm để khẳng định chắc chắn hơn về kết quả. 

  • Xét nghiệm huyết thanh: Tìm kiếm sự tồn tại của kháng thể kháng LPR4, AChR và MuSK. 
  • Chụp CT vùng ngực: Hỗ trợ tầm soát u tuyến ức. 
  • Test đá lạnh: Bệnh nhân được đặt một túi nước đá lạnh lên bên mắt bị sụp mí. Nếu người bệnh mở to mắt có nghĩa kết quả kiểm tra dương tính. 
  • Làm thử nghiệm Prostigmin: Bác sĩ tiêm cho bệnh nhân thuốc kháng men Cholinesterase và tiến hành phân tích kết quả. 
  • Đo điện cơ: Kiểm tra khả năng kích thích. 

5. Các phương pháp điều trị bệnh nhược cơ

5.1. Điều trị triệu chứng

Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc ức chế Acetylcholinesterase theo đường uống. Tác dụng chính của nhóm thuốc này là giúp làm chậm lại tốc độ lão hóa của acetylcholine (ACh). Khi acetylcholine tồn tại lâu hơn, tình trạng nhược cơ ở người bệnh cũng phần nào được cải thiện. 

5.2. Điều trị ức chế miễn dịch

Phương pháp điều trị này chủ yếu áp dụng trong trường hợp bệnh nhân sử dụng Pyridostigmine nhưng triệu chứng vẫn còn hoặc tiếp tục tái phát. Khi đó, người bệnh được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc ức chế miễn dịch. 

5.3. Phẫu thuật

Trong một vài trường hợp, người bệnh cần kết hợp điều trị ức chế miễn dịch và phẫu thuật. Theo đó, tùy theo tình trạng bệnh cụ thể (có hay không có u tuyến ức), bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật thích hợp.

5.4. Điều trị đợt cấp

Điều trị đợt cấp được áp dụng trong trường hợp bệnh khởi phát cấp tính, trước khi bệnh nhân phẫu thuật,... Trong đó, thay huyết tương và truyền IVIG giữ vai trò như liệu pháp cầu nối, hỗ trợ cấp cứu. 

Liệu pháp này giúp điều hòa miễn dịch ở người mắc bệnh. Tuy vậy, hiệu quả điều trị chỉ kéo dài trong vài tuần. 

6. Biện pháp phòng ngừa bệnh nhược cơ

Thông qua việc điều chỉnh một vài thói quen trong sinh hoạt, bạn có thể chủ động phòng ngừa bệnh nhược cơ. Dưới đây là những biện pháp cụ thể:

  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng cân đối: Ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu vitamin D, khoáng chất cần thiết (canxi, kali), protein nhằm tăng cường sự dẻo dai, chắc khỏe của cơ bắp. Ngoài ra, bạn cũng nên cân đối nhóm chất khác trong khẩu phần ăn hàng ngày. 
  • Tập thể dục thể thao mỗi ngày: Duy trì cường độ vừa sức, thực hiện đều đặn hàng ngày. Để tăng cường sự linh hoạt của cơ bắp, bạn hãy thử tập Cardio. 
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Không để cân nặng tăng quá nhanh. Mọi người nên duy trì cân nặng ở mức vừa phải, tránh tạo áp lực dồn vào hệ thống cơ và xương khớp
  • Trang bị đồ bảo hộ khi lao động, tập thể thao: Nhằm hạn chế chấn thương không đáng có, gây nhược cơ. 
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Duy trì lịch khám 1 đến 2 lần/ năm, hoặc đi khám bất kỳ khi nào nhận thấy dấu hiệu bất thường. 
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại: Luôn mang đồ bảo hộ nếu làm việc trong môi trường dễ tiếp xúc với khói bụi, hóa chất. 
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như thuốc lá: Giảm lượng nicotine xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, xây dựng hệ cơ bắp chắc chắn

Tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, xây dựng hệ cơ bắp chắc chắn

Bệnh nhược cơ là tình trạng bệnh lý có liên quan chặt chẽ đến sự rối loạn dẫn truyền. Để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh phải phát hiện sớm các dấu hiệu nghi ngờ, đi khám kịp thời tại cơ sở y tế uy tín. Một địa chỉ y tế bạn có thể lựa chọn đi thăm khám là chuyên khoa Cơ Xương Khớp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.