Tin tức

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Tổng quan thông tin cần biết!

Ngày 01/11/2023
Nguyễn Thị Hồng
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng bệnh lý mạn tính tại phổi thường gặp với nguy cơ tử vong cao. Chính vì vậy mà bất cứ ai cũng nên tìm hiểu những thông tin về căn bệnh này để có biện pháp chăm sóc, điều trị cũng như phòng tránh an toàn, hiệu quả cho chính bản thân và gia đình.

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Chronic Obstructive Pulmonary Disease viết tắt là COPD là tình trạng đường thở bị tắc nghẽn không có khả năng hồi phục gây ra các biểu hiện lâm sàng như khó thở, ho nhiều, khạc đờm, khò khè,…Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba, chỉ sau tim mạch và ung thư trong số những nguyên nhân gây tử vong trên toàn cầu.  

Phân loại

Bệnh COPD được chia thành 2 loại:

       Khí phế thũng: Đường thở bị tắc nghẽn dẫn đến việc các khí cặn không được đào thải ra ngoài, từ đó khiến ứ khí phế nang. Tình trạng kéo dài làm giãn phế nang tạo thành khí phế thũng.

       Viêm phế quản mạn tính: Viêm phế quản kéo dài với tình trạng tăng tiết dịch đờm gây ra triệu chứng ho, khạc đờm liên tục. 

Tùy theo từng trường hợp mà bệnh diễn biến theo các mức độ từ nhẹ đến nặng. Nam giới từ 40 tuổi là đối tượng phổ biến mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường xảy ra với nam giới trên 40 tuổi

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường xảy ra với nam giới trên 40 tuổi

Nguyên nhân gây bệnh 

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên trong thời gian dài. Người hút thuốc lá trong thời gian càng dài thì nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe càng tăng bao gồm cả bệnh COPD.

Ngoài ra, cơ thể tiếp xúc với khói bụi mịn, không khí ô nhiễm hoặc hóa chất độc hại trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến mắc bệnh.

Các trường hợp thiếu hụt men Alpha 1 - Antitrypsin cũng gây ra tình trạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người trẻ hơn

Đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh

Từ nguyên nhân gây bệnh có thể xác định được nhóm đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh COPD, bao gồm:

       Người hút thuốc lá, có tiền sử hút thuốc lá hoặc sống, làm việc trong môi trường có nhiều khói thuốc lá thời gian dài.

       Công nhân làm việc trong các nhà máy hóa chất, xử lý chất thải, người làm nghề xây dựng.

       Người sống trong môi trường bị ô nhiễm, chứa nhiều bụi bẩn, hóa chất như công trường hay khu công nghiệp, khi nhà máy có khí thải độc hại.

       Người bị thiếu men Alpha-1-antitrypsin đồng thời tiếp xúc với khói bụi độc hại thường xuyên sẽ có nguy cơ cao bị bệnh.

Tác nhân hàng đầu gây bệnh COPD là thuốc lá

Tác nhân hàng đầu gây bệnh COPD là thuốc lá

2. Triệu chứng và biến chứng của bệnh phổi tắc mạn tính

Bệnh ở giai đoạn đầu thường có triệu chứng mơ hồ và dễ gây lầm tưởng với những bệnh lý hô hấp thông thường khác nên người bệnh khó nhận biết. Tuy nhiên, khi triệu chứng rõ ràng hơn thì hầu hết đã chuyển sang giai đoạn nặng, làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân.

Triệu chứng

Những biểu hiện đặc trưng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà bạn cần phải chú ý là:

       Ho nhiều, ho khan hoặc có đờm với các mức độ tăng dần theo diễn biến của bệnh. Đây cũng là triệu chứng điển hình mà bệnh nhân COPD nào cũng gặp phải. 

       Khó thở xuất hiện thường xuyên và thường tăng lên khi làm việc quá sức hoặc đợt cấp. Đây cũng là triệu chứng giúp bác sĩ đánh giá mức độ của các đợt cấp và đưa ra tiên lượng bệnh. 

       Đau, tức ngực thường xuyên, thường đi kèm với tình trạng khó thở hoặc ho. 

       Những trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh nhân có thể bị sốt cao hoặc âm ỉ.

       Bệnh nhân nặng thường bị thiếu Oxy mạn tính, cơ thể thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi kể cả khi đang nghỉ ngơi, chán ăn, ăn không ngon, sụt cân, suy nhược.

       Giai đoạn cuối, tuần hoàn bị đình trệ gây ra hiện tượng sưng phù 2 chi dưới.

Biến chứng 

Mặc dù bệnh COPD không thể điều trị dứt điểm nhưng nếu được phát hiện sớm, can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách có thể hạn chế được những biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn, điều trị không đúng cách hoặc bệnh nhân không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ có thể gặp những biến chứng sau:

       Suy hô hấp được xem là biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh nhân COPD có thể gặp phải. Tình trạng này nếu không được cấp cứu và điều trị tích cực sẽ dẫn đến tử vong.

       Khi bị bệnh COPD, áp lực động mạch phổi tăng lên khiến tim phải mất dần chức năng dẫn đến suy tim phải, hệ thống tuần hoàn bị ứ trệ dẫn đến tích nước trong các cơ quan và tràn dịch các màng, người bệnh có hiện tượng sưng phù chi dưới.

       Ngoài ra, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nếu không được kiểm soát có thể gây rối loạn nhịp tim, bệnh lý mạch vành và các vấn đề hô hấp khác như viêm phổi, tràn khí màng phổi,…

Suy hô hấp là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh COPD

Suy hô hấp là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh COPD

3. Các phương pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hiện nay, chưa có biện pháp nào giúp điều trị dứt điểm căn bệnh COPD. Tuy nhiên, những biện pháp can thiệp hiện nay sẽ hạn chế tối đa bệnh chuyển hường nghiêm trọng, phòng tránh đợt cấp, cải thiện triệu chứng hiệu quả. Để lên phác đồ điều trị, bệnh nhân cần phải đến cơ sở y tế uy tín và được thăm khám, chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp bao gồm:

       Bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc giãn phế quản kết hợp Corticoid đường phun, xịt, hít. Ngoài ra, nếu đợt cấp xảy ra, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác hoặc cho bệnh nhân thở khí dung hay sử dụng các thuốc đường uống, đường tĩnh mạch,... để kiểm soát bệnh.

       Nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, bệnh nhân sẽ được khuyến cáo tiêm ngừa vaccine cúm, phế cầu, Haemophilus Influenzae,…

       Can thiệp ngoại khoa để phẫu thuật cắt thùy phổi hoặc đặt van một chiều phế quản phân thùy nếu việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả tốt.

MEDLATEC là địa chỉ uy tín để thăm khám và điều trị bệnh lý hô hấp

MEDLATEC là địa chỉ uy tín để thăm khám và điều trị bệnh lý hô hấp

Nếu bạn đang cần tìm địa chỉ uy tín để thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì có thể lựa chọn Chuyên khoa Hô hấp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa hoặc tư vấn sức khỏe, quý khách hàng hãy gọi đến tổng đài của MEDLATEC theo số 1900 565656 sẽ có nhân viên tiếp nhận và hướng dẫn cụ thể.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ