Tin tức
Bệnh tiêu chảy khi đi du lịch: Nguyên nhân, cách xử trí và phòng tránh
- 06/03/2020 | Có nên thực hiện khám sức khỏe trước khi đi du lịch không?
- 03/08/2020 | Khám sức khỏe đi du lịch cần lưu ý những gì?
- 21/04/2023 | Đi du lịch 2 tuần, nam thanh niên 18 tuổi không ngờ phát hiện bệnh truyền nhiễm từ chính thi...
1.
Tại sao mắc bệnh tiêu chảy khi đi du lịch?
Bệnh tiêu chảy khi đi du lịch thường xuất phát từ sự tiếp xúc với virus, vi khuẩn, vi nấm,... gây nhiễm trùng đường ruột:
Ăn uống không đảm bảo vệ sinh có thể gây nên bệnh tiêu chảy khi đi du lịch
- Đồ ăn thức uống kém vệ sinh
Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy khi đi du lịch là tiếp xúc với thức ăn hoặc nước uống chưa qua chế biến hoặc kém vệ sinh. Thậm chí, bên trong thức ăn và nước uống có thể chứa mầm các loại vi khuẩn hoặc vi sinh vật gây bệnh đường tiêu hóa.
- Hiện tượng “lạ nước”
Tiêu thụ thức ăn hoặc nước uống mà cơ thể vốn không có sự quen thuộc cũng có thể gây rối loạn đường tiêu hóa với các biểu hiện tiêu chảy, đau quặn bụng.
- Ăn đồ tươi sống
Các món ăn tươi sống như rau sống, gỏi cuốn hải sản,... nếu không được chế biến hoặc bảo quản đúng cách có thể chứa vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy khi đi du lịch.
- Tiếp xúc với vi khuẩn, virus
Vi khuẩn và virus gây bệnh cũng có thể lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với động vật hoặc côn trùng. Thường gặp nhất là vi khuẩn Salmonella lây truyền qua gia cầm hoặc vi khuẩn Escherichia coli, chúng bám vào niêm mạc ruột và sản xuất độc tố gây nên các hiện tượng: đau bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
2. Cách xử trí và phòng ngừa bệnh tiêu chảy khi đi du lịch
2.1. Cách xử trí
Bị tiêu chảy khi đi du lịch có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nên trải nghiệm không vui cho chuyến đi. Để xử lý tình trạng này một cách hiệu quả, bạn nên:
2.1.1. Uống đủ nước
Khi bị tiêu chảy, cơ thể mất nước và dễ bị rối loạn điện giải làm tăng nguy cơ mất nước, suy nhược. Việc uống đủ nước giúp khôi phục lượng nước cần thiết cho cơ thể và cân bằng điện giải.
Bị tiêu chảy khi đi du lịch bạn có thể bổ sung nước bằng dung dịch điện giải hoặc nước lọc. Ngoài ra, nước dừa chứa nhiều dưỡng chất và là nguồn cân bằng điện giải tự nhiên rất tốt cho cơ thể.
Uống nước dừa là cách bổ sung nước, giúp cân bằng điện giải khi bị tiêu chảy
2.1.2. Ăn uống nhẹ nhàng
Giữ chế độ ăn uống nhẹ nhàng là một phần quan trọng trong việc xử trí với bị tiêu chảy khi đi du lịch. Thay vì tiếp tục ăn thức ăn nhiều dầu mỡ gây khó tiêu thì bạn nên chuyển sang ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu nước như cơm trắng, bánh mì, hoa quả tươi, nước ép,...
Việc lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu, chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày sẽ giúp giảm áp lực lên đường tiêu hóa để sớm cải thiện tiêu chảy. Đây cũng là cách đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể mà vẫn không gây khó chịu cho đường ruột.
2.1.3. Đảm bảo vệ sinh cá nhân
Duy trì vệ sinh cá nhân là điều cần thiết để kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh chảy khi đi du lịch. Vi khuẩn và virus gây bệnh thường lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp giữa tay với bề mặt chứa mầm bệnh. Vì thế, việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn và nước sạch sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ này.
Việc đảm bảo vệ sinh cá nhân nên được duy trì bằng cách rửa tay kỹ càng trước khi chuẩn bị và sau khi ăn xong, sau khi sử dụng toilet và sau khi tiếp xúc với động vật hoặc côn trùng. Bên cạnh đó bạn cũng cần tránh tiếp xúc trực tiếp với mắt, mũi và miệng nếu tay chưa được rửa sạch sẽ.
Ngoài ra, mang theo bên mình dung dịch rửa tay hoặc khăn lau tay chứa cồn để sử dụng khi không có điều kiện rửa tay bằng nước và xà phòng cũng sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ bị lây nhiễm mầm bệnh.
2.1.4. Thăm khám bác sĩ chuyên khoa
Trong trường hợp triệu chứng tiêu chảy khi đi du lịch không giảm sau vài ngày hoặc có dấu hiệu nguy hiểm như mất nước, chóng mặt nghiêm trọng, sốt cao thì tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ có những chỉ định kiểm tra phù hợp để đưa ra chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị phù hợp.
2.2. Biện pháp phòng ngừa
Bệnh tiêu chảy khi đi du lịch có thể được ngăn ngừa bằng việc tuân thủ một số biện pháp phòng tránh sau:
- Ăn uống an toàn
Luôn lựa chọn thức ăn và nước uống được chế biến sạch sẽ. Hạn chế ăn đồ ăn đường phố hoặc ở những quán ăn không được đánh giá cao về độ uy tín trong an toàn vệ sinh thực phẩm. Tránh ăn thực phẩm tươi sống như rau sống, hải sản sống nếu không chắc chắn về nguồn gốc và quy trình chế biến. Luôn uống nước đóng chai hoặc nước đã được đun sôi cũng là cách giúp bạn đảm bảo an toàn vệ sinh cho đường tiêu hóa.
- Thường xuyên rửa tay
Thói quen rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn và nước sạch là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.
Giữ vệ sinh cá nhân tốt giúp phòng ngừa tiêu chảy khi đi du lịch
- Tránh tiếp xúc với động vật hoặc côn trùng
Đây là những tác nhân có nguy cơ lây lan mầm bệnh rất cao nên khi đi du lịch bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với côn trùng, động vật.
- Dự phòng thuốc không kê đơn
Trước khi bắt đầu chuyến đi, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chuẩn bị các loại thuốc dự phòng giúp phòng ngừa khi chẳng may mắc bệnh tiêu chảy khi đi du lịch.
Bệnh tiêu chảy khi đi du lịch không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn để lại trải nghiệm mang tính tiêu cực, mất đi niềm vui mà trước đó mà bạn đã dày công chuẩn bị. Tuy nhiên, với những biện pháp phòng tránh đơn giản nêu trên, bạn có thể kiểm soát được nguy cơ này để tận hưởng chuyến đi của mình một cách an toàn và dễ chịu.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!