Tin tức

Bị bệnh tiểu đường có ăn được bún không?

Ngày 25/10/2024
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung
Trước khi ăn bất cứ món gì, người bệnh tiểu đường cần phải cân nhắc rất kỹ vì chế độ ăn có ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát bệnh. Dưới đây là thông tin giúp bạn giải đáp vấn đề “người bị bệnh tiểu đường có ăn được bún không và cần lưu ý những gì”.

1. Bị bệnh tiểu đường có ăn được bún không?

Người bị tiểu đường thường rất kỹ càng trong việc lựa chọn thực phẩm ăn hàng ngày và “tiểu đường có ăn được bún không” là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Bún là món ăn rất quen thuộc của người Việt và có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác nhau để tạo nên nhiều món ăn khác nhau, giúp cho những bữa ăn của bạn thêm phong phú. 


Người tiểu đường vẫn có thể ăn bún với lượng vừa phải

Thông thường, bún không làm tăng đường huyết đột ngột. Tuy nhiên, người tiểu đường cũng không nên chủ quan khi ăn loại thực phẩm này. Nguyên nhân là vì trong bún có chứa nhiều carbohydrate và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nếu ăn quá nhiều. Như vậy, với thắc mắc “bệnh tiểu đường có ăn được bún không” thì câu trả lời là “có” nhưng chỉ nên ăn với lượng vừa phải. 

Hơn nữa, bạn cũng cần nhớ rằng, bún rất có thể "ngậm" nhiều hóa chất nguy hiểm nếu bạn mua tại những cơ sở sản xuất không đảm bảo. Chẳng hạn: 

- Hàn the: Nếu dung nạp quá nhiều chất này vào cơ thể, hệ tiêu hóa của bạn có thể bị nhiễm độc với những biểu hiện như nôn, đau bụng,...

- Huỳnh quang: Đây cũng là một loại chất có thể được sử dụng trong quá trình làm bún. Nếu tiêu thụ nhiều chất này, chức năng gan và thận của bạn sẽ bị ảnh hưởng và lâu dài có thể gây ung thư

- Chất tẩy trắng: Đây là một loại chất khiến cho những sợi bún trắng hơn và ngon mắt hơn. Tuy nhiên, đó lại chính là yếu tố có thể gây hại cho đường ruột của bạn và là nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm, loét dạ dày, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. 

2. Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý gì khi ăn bún?

Ngoài vấn đề “bệnh tiểu đường có ăn được bún không”, bạn cũng nên quan tâm đến những lưu ý khi ăn bún để bảo vệ cơ thể. Dưới đây là một số lưu ý: 

- Trước hết, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn mua bún tại những cơ sở sản xuất uy tín để hạn chế nguy cơ ăn phải bún "ngậm" hóa chất.

- Người bị tiểu đường có thể ăn bún nhưng không nên ăn quá nhiều mà nên hạn chế để bảo vệ sức khỏe.

Bệnh nhân tiểu đường không nên thường xuyên ăn bún

Bệnh nhân tiểu đường không nên thường xuyên ăn bún

- Bạn có thể uống một ly nước trước khi ăn để tăng cảm giác no và hạn chế lượng thực phẩm dung nạp vào cơ thể. 

- Khi ăn bún bạn nên ăn những loại thực phẩm đi kèm nhiều hơn và đồng thời giảm lượng bún. Chẳng hạn, thay vì ăn quá nhiều bún, bạn nên ăn nhiều rau, giá đỗ, sau đó đến tôm, cua, thịt đi kèm và cuối cùng mới là bún. 

- Thay vì ăn bún trắng, bạn có thể dùng bún gạo lứt vì loại bún này có nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và hạn chế nguy cơ tăng đường huyết. Bên cạnh đó, các loại bún rau củ cũng được đánh giá là tốt cho bệnh nhân tiểu đường. 

- Hạn chế ăn bún cùng các loại nước hầm xương để hạn chế nguy cơ dung nạp các chất béo không lành mạnh cho cơ thể. 

- Khi ăn bún, bạn cũng nên tránh dùng các loại nước mắm, tương cà, tương ớt,... để hạn chế tiêu thụ muối. Đây là cách bảo vệ sức khỏe tim mạch cho bệnh nhân tiểu đường. 

3. Những loại thực phẩm người bệnh tiểu đường nên và không nên ăn

 “Người bệnh tiểu đường có ăn được bún không” chỉ là một trong những vấn đề về thực phẩm mà người bệnh quan tâm. Dưới đây là một số gợi ý về các loại thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên tránh để kiểm soát bệnh và bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất: 

3.1. Những thực phẩm nên ăn 

- Các loại rau củ quả: Bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung các loại rau xanh trong bữa ăn, chẳng hạn như rau cải xoăn, rau chân vịt, cam, bưởi, táo,... Đây là nhóm thực phẩm có chứa phytochemical, chất chống oxy hóa cao, nhiều khoáng chất và vitamin cùng với nguồn chất xơ tuyệt vời rất phù hợp với người bệnh tiểu đường.

Người bệnh nên ăn nhiều rau và trái cây

Người bệnh nên ăn nhiều rau và trái cây

-Thịt bò: Có chứa nhiều chất đạm, các axit linoleic tổng hợp,... góp phần cải thiện đường máu và phòng ngừa ung thư. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên ăn với lượng vừa phải. 

- Chất béo “tốt” có thể làm giảm lượng cholesterol “xấu” trong máu và cũng rất phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Một số thực phẩm có chứa nhiều chất béo “tốt” là quả bơ, óc chó, dầu đậu nành,...

- Các loại cá biển như cá hồi, cá thu và cá ngừ,... cũng là những thực phẩm có chứa nhiều chất béo tốt mà bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung để bảo vệ sức khỏe tim mạch. 

3.2. Những loại thực phẩm nên hạn chế

Ngoài việc bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe, bệnh nhân cũng nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm sau: 

- Các loại thực phẩm quá ngọt, chẳng hạn như các loại nước ngọt, bánh ngọt, kẹo, mứt,.... Những thực phẩm này thường được chế biến bằng đường tinh luyện. Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ khiến lượng đường máu tăng cao. 

- Những loại thực phẩm có vị ngọt tự nhiên như quả vải, nước mía,...tuy không gây hại như các loại thực phẩm được làm từ đường nhân tạo nhưng bạn cũng nên hạn chế ăn vì chúng có chứa nhiều đường. 

- Tinh bột: Bệnh nhân tiểu đường không nên dùng các loại thực phẩm nhiều tinh bột. Tốt nhất, người bệnh nên ăn ngũ cốc, gạo lứt để có thể giảm tối đa lượng tinh bột hấp thụ vào cơ thể. 

- Chất béo bão hòa: Đây là yếu tố gây tăng cholesterol trong máu và đồng thời tăng nguy cơ béo phì. Chính vì thế, bạn nên hạn chế tiêu thụ. Các thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa gồm thịt mỡ, nội tạng động vật, trứng, đồ đóng hộp,...

Người bệnh không nên ăn thịt mỡ

Người bệnh không nên ăn thịt mỡ

- Trái cây khô: Khi còn tươi, trái cây được đánh giá là loại thực phẩm tốt và có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, khi đã sấy khô thì lượng đường trong trái cây sẽ tăng lên đáng kể. Do đó, trái cây khô là thực phẩm không phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. 

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho thắc mắc “bệnh tiểu đường có ăn được bún không”. Cùng với một số lưu ý về cách ăn bún dành cho người tiểu đường cũng như một số thực phẩm mà người bệnh nên ăn và không nên ăn sẽ giúp bạn xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe. 

Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sớm, mời bạn liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ