Tin tức
Bị ngã dập mông đau xương cụt có gây ra nguy hiểm nào không?
- 22/06/2022 | Dấu hiệu của bệnh đau xương cụt cần phải ghi nhớ để biết cách điều trị
- 17/11/2024 | Đau xương cụt là bệnh gì, chẩn đoán bằng cách nào?
- 11/12/2024 | Hướng dẫn chi tiết một số bài tập chữa đau xương cụt tại nhà
1. Ngã dập mông đau xương cụt thường gặp phải khi nào?
Một người bị ngã dập mông đau xương cụt thường xuất phát từ các tình huống:
- Tai nạn hàng ngày: Trượt chân trên sàn nhà, té ngã khi leo cầu thang, ngã khi chơi thể thao,...
- Va chạm do tai nạn giao thông hoặc bị ngã từ trên cao xuống.
- Người cao tuổi bị loãng xương nên chỉ cần ngã nhẹ cũng có nguy cơ bị đau xương cụt.
Tình huống ngã dập mông đau xương cụt trong quá trình leo cầu thang
2. Nhận biết dấu hiệu xương cụt tổn thương khi bị ngã dập mông
Khi bị ngã dập mông đau xương cụt, các trường hợp sau cần thận trọng trước nguy cơ tổn thương xương cụt:
2.1. Đau tại vùng xương cụt
Đây là triệu chứng phổ biến nhất, thường đau ngay sau khi ngã hoặc sau đó vài giờ. Đau có thể lan tỏa hoặc tập trung ở vị trí xương cụt. Đau âm ỉ ở đốt cuối cột sống, đau khi nghỉ ngơi và tăng lên khi ngồi lâu, đứng dậy đột ngột hoặc vận động mạnh.
2.2. Sưng và bầm tím
Sau khi ngã dập mông nhiều trường hợp sẽ có vết bầm tím màu đỏ, xanh hoặc tím đen do tổn thương mạch máu nhỏ dưới da. Tùy mức độ nghiêm trọng của sự va đập mà khu vực mông hoặc xương cụt sẽ bị sưng. Nếu sưng ngày càng lớn và bầm tím ngày càng rõ rệt thì đây cũng có thể là hiện tượng cho thấy xương cụt đã bị tổn thương.
2.3. Đi lại khó khăn
Có những trường hợp sau khi ngã dập mông đau xương cụt sẽ kèm theo tình trạng khó thay đổi tư thế. Đặc biệt, nếu cố gắng ngồi xuống, vùng xương cụt phải chịu áp lực, cơn đau sẽ tăng lên, thậm chí có người còn khó cúi người hay đi lại như bình thường.
2.4. Tê hoặc đau lan xuống chân
Trường hợp ngã dập mông đau xương cụt ảnh hưởng đến các dây thần kinh vùng thắt lưng và xương chậu, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức hoặc tê bì khắp vùng xương cụt lan xuống đùi và bắp chân.
Một số trường hợp còn xuất hiện cảm giác châm chích hoặc nóng rát ở vùng mông, hai bên chân. Những biểu hiện này cho thấy tổn thương đã ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa, người bệnh cần được kiểm tra y tế ngay lập tức.
Đau xương cụt kèm tê và đau chân có thể cảnh báo tổn thương dây thần kinh
2.5. Cứng cơ vùng mông và lưng dưới
Nếu sau khi ngã mạnh vào vùng xương cụt có thể gây co thắt hoặc căng cứng do cơ thể phản ứng để bảo vệ vùng bị tổn thương. Sự cứng cơ này dễ gây hạn chế và tăng mức độ đau khi vận động.
2.6. Một số triệu chứng khác
- Khi nằm ngửa, cơn đau thường tăng lên.
- Đau khi đi vệ sinh do chấn thương ảnh hưởng đến các cơ và dây thần kinh ở xương chậu.
- Nghe thấy tiếng rắc ngay khi ngã hoặc cảm giác giống như xương bị lệch khi ngã.
3. Ngã dập mông đau xương cụt có gây nên nguy hại nào không?
Ngã dập mông đau xương cụt có gây nên mối nguy hại nào hay không phụ thuộc vào mức độ chấn thương và cách xử lý sau tai nạn:
3.1. Trường hợp tổn thương nhẹ
Trong các trường hợp sau, ngã dập mông đau xương cụt có thể chỉ gây ra những tổn thương tạm thời và không gây nguy hiểm như:
- Chấn thương phần mềm: Chỉ bị dập các cơ, mô mềm, không có gãy xương. Cảm giác đau có thể kéo dài vài ngày và sẽ giảm dần nếu được nghỉ ngơi hợp lý.
- Bầm tím và sưng nhẹ: Các vết bầm và sưng có thể xuất hiện, nhưng thường tự giảm đi sau vài ngày mà không cần can thiệp.
Đối với các trường hợp này chỉ cần chăm sóc tại nhà bằng cách chườm lạnh và nghỉ ngơi, cơn đau sẽ dần dần chấm dứt.
3.2. Trường hợp tổn thương nghiêm trọng
Khi ngã dập mông đau xương cụt do lực tác động mạnh, tổn thương có thể nghiêm trọng hơn:
- Gãy xương cụt: Thường đi kèm triệu chứng: đau dữ dội, không thể ngồi hoặc đứng dậy bình thường.
- Tổn thương dây thần kinh: Người bệnh thường bị đau, tê bì chân hoặc yếu cơ, khó di chuyển.
- Chấn thương đĩa đệm cột sống: Người bệnh thường thấy đau lưng dữ dội, tê bì chân và khó cúi người, khó ngồi lâu.
Đặc biệt, nếu tổn thương xương cụt nghiêm trọng sau ngã không được xử lý ngay có thể gây nên các biến chứng kéo dài như:+ Đau kéo dài, đau nhói khi ngồi lâu hoặc vận động mạnh.
+ Khó khăn trong việc ngồi, khó di chuyển, khó đứng một chỗ.
+ Viêm khớp xương cụt do xương cụt bị nứt hoặc gãy, quá trình hồi phục không đúng cách.
+ Nguy cơ nhiễm trùng nếu có vết thương hở không được vệ sinh sạch sẽ khiến vi khuẩn từ môi trường xâm nhập, gây sưng đau nặng và sốt.
4. Hướng dẫn xử trí đúng cách ngay sau khi bị ngã dập mông đau xương cụt
4.1. Sơ cứu ngay sau chấn thương
Ngay sau khi bị ngã dập mông đau xương cụt, bạn cần:
- Nghỉ ngơi, tránh vận động để theo dõi và không làm tổn thương tiến triển nghiêm trọng hơn.
- Chườm lạnh để giảm sưng và đau.
- Không ngồi lâu một chỗ mà hãy nằm nghiêng hoặc kê gối để giảm áp lực cho xương cụt.
Để đảm bảo an toàn, sau khi sơ cứu tại nhà, người bị ngã dập mông nên khám bác sĩ chuyên khoa
4.2. Thăm khám bác sĩ chuyên khoa
Nếu gặp phải các dấu hiệu sau thì người bị ngã dập mông đau xương cụt nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra:
- Đau không thuyên giảm sau 48 giờ hoặc ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Cảm thấy chân bị tê hoặc yếu.
- Xuất hiện bầm tím lan rộng hoặc sưng to ở vùng xương cụt.
- Không thể thực hiện các vận động cơ bản ở chân và lưng.
Tại cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành các kiểm tra cần thiết để đánh giá tổn thương như: chụp X-quang, chụp MRI,... Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau và hướng dẫn hướng điều trị để sớm phục hồi chức năng vận động.
Trường hợp đang gặp phải các vấn đề nghi ngờ tổn thương xương cụt nhưng chưa biết làm cách nào để xác định chính xác, quý khách hàng có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56 và đặt lịch khám cùng bác sĩ Cơ - xương khớp - Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!