Tin tức

Biểu hiện tay chân miệng theo 4 giai đoạn của bệnh

Ngày 01/08/2023
Nguyễn Thị Hồng
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Tay chân miệng là căn bệnh do các virus trong đường ruột gây ra với nhiều chủng khác nhau, phổ biến nhất là biến nhất là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Những biểu hiện của bệnh tay chân miệng sẽ có sự thay đổi tuỳ vào từng giai đoạn của bệnh và nguy cơ xảy ra biến chứng nếu không được can thiệp điều trị đúng cách.

1. Biểu hiện tay chân miệng

Mặc dù các loại virus gây bệnh tay chân miệng có những đặc điểm sinh trường khác nhau nhưng lại có điểm chung là rất dễ lây lan dẫn đến nguy bùng phát thành dịch nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Bệnh có thể xảy ra đối với bất kỳ lứa tuổi nào, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Các biểu hiện tay chân miệng sẽ có sự khác nhau tùy vào từng giai đoạn của bệnh. 

Giai đoạn 1 - Ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 3 - 7 ngày tính từ thời điểm phơi nhiễm với virus. Giai đoạn này, người bệnh thường không có triệu chứng hoặc các biểu hiện tay chân miệng rất mơ hồ, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác như sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi,…

Thời gian đầu các biểu hiện tay chân miệng thường không rõ ràng

Thời gian đầu các biểu hiện tay chân miệng thường không rõ ràng

Giai đoạn 2 - Khởi phát

Giai đoạn khởi phát thường kéo dài từ 24 - 48 giờ với các biểu hiện tay chân miệng rõ ràng hơn bao gồm đau đầu, sốt nhẹ, biếng ăn, tiêu chảy, mất ngủ, trẻ nhỏ thường xuyên quấy khóc,…

Giai đoạn 3 - Toàn phát

Đây là thời điểm tay chân miệng xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh gồm:

       Người bệnh thường sốt từ 37,5 - 400 C kèm biểu hiện mệt mỏi và khó chịu.

       Đau họng, khó khăn khi ăn và uống.

       Xuất hiện của các vết loét ở miệng với nhiều vị trí khác nhau như trong hầu họng, 2 bên trong vùng má, môi, lưỡi, nướu với kích thước khoảng 2 - 3mm. Ban đầu có thể chỉ xuất hiện một vài nốt sau đó mọc nhiều hơn gây đau đớn, nhất là khi ăn, uống, nói chuyện.

       Không chỉ miệng, vết loét còn nổi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngón tay, ngón chân, khuỷu tay, đầu gối, mông,… gây đau đớn, phiền toái, khó khăn khi sinh hoạt, đi lại.

       Một số trường hợp có thể gặp tình trạng buồn nôn hoặc nôn mửa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. 

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng của tay chân miệng thì cần đưa đi khám ngay

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng của tay chân miệng thì cần đưa đi khám ngay

Giai đoạn 4 - hồi phục

Sau khoảng thời gian từ 7 - 10 ngày tính từ khi bệnh khởi phát, các biểu hiện tay chân miệng sẽ giảm dần và hồi phục trở lại. Tuy nhiên, thời gian này, các tổn thương trên da sẽ có biểu hiện bong tróc lớp da cũ để hình thành lớp tế bào mới nên đôi khi gây ra tình trạng ngứa. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý không cào, gãi hay dùng tay bóc lớp da chết. Điều này có thể khiến phần da mới hồi phục bị tổn thương dẫn đến lâu lành hoặc nhiễm trùng.

Với bất kỳ trường hợp nào, khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh tay chân miệng, tốt nhất bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán và xác định phương án điều trị thích hợp. Đặc biệt, những trường hợp bị bệnh tay chân miệng xuất hiện các triệu chứng như sốt cao liên tục không hạ, tim đập nhanh, khó thở, vã mồ hôi, tay chân run rẩy, bị kích thích, co giật, yếu chi, nôn ói quá nhiều,… thì cần phải ngay lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý. 

2. Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Có một số biện pháp phòng ngừa tay chân miệng mà bạn có thể thực hiện cho cả người lớn và trẻ nhỏ là:

       Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa lây lan virus. Đặc biệt, phải rửa tay trước khi ăn uống, sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc đi đến nơi công cộng.

       Tránh tiếp xúc với người bị tay chân miệng, nhất là là trong giai đoạn người bệnh có các triệu chứng như sốt, mẩn ngứa, ho, hắt hơi,…

       Giữ cho vùng quanh miệng, mắt, mũi, tay và chân luôn sạch sẽ để ngăn ngừa virus xâm nhập.

       Tránh chia sẻ đồ dùng cá nhân, đồ chơi hoặc các vật dụng khác để tránh virus lây lan.

       Dọn dẹp và vệ sinh các bề mặt thường xuyên sử dụng như bàn ghế, đồ chơi, vật dụng nhà cửa,… để ngăn ngừa sự tồn tại và lan truyền virus.

       Khi có bệnh dịch tay chân miệng đang lan rộng trong cộng đồng thì tốt nhất hạn chế việc tham gia vào các sự kiện đông người như hội họp, lễ hội để giảm nguy cơ tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.

       Khám sức khỏe định kỳ với cả người lớn và trẻ nhỏ nhằm xác định sớm bệnh lý và can thiệp điều trị kịp thời.

       hệ miễn dịch cho cơ thể bằng các bổ sung dinh dưỡng cân đối, tập thể dục và đảm bảo ngủ đủ giấc. Khi đó, cơ thể sẽ sức đề kháng đối phó các loại virus gây bệnh.

“3 sạch” phòng tay chân miệng theo khuyến cáo của chuyên gia tại MEDLATEC

“3 sạch” phòng tay chân miệng theo khuyến cáo của chuyên gia tại MEDLATEC

Với các biểu hiện tay chân miệng được chia sẻ ở trên, nếu bạn thấy bản thân hoặc trẻ nhỏ có bất kỳ triệu chứng nào, tốt nhất nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bôi hoặc áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Hiện nay, các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng khi có nhu cầu thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh tay chân miệng. MEDLATEC sở hữu các ưu điểm nổi bật mà không phải cơ sở y tế nào cũng có là:

       Đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, chẩn đoán chính xác bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

       Hệ thống máy móc hiện đại áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến giúp nâng cao hiệu quả tiên lượng và điều trị bệnh.

       Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế, sở hữu chứng chỉ quan trọng là ISO 15189:2012 và CAP.

       Quy trình, thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, giúp bệnh nhân tiết kiệm được thời gian và hạn chế nguy cơ làm lây lan mầm bệnh.

       Khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tay chân miệng tại nhà để hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo virus gây bệnh.

Lấy mẫu xét nghiệm tay chân miệng tại nhà để hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo

Lấy mẫu xét nghiệm tay chân miệng tại nhà để hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo

Nếu cần tư vấn, khám và điều trị hoặc đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC, hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài trên toàn quốc của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56, sẽ có nhân viên hướng dẫn chi tiết.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ