Tin tức
Các loại ung thư cổ tử cung thường gặp, dấu hiệu và chẩn đoán
- 01/06/2023 | Tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện như thế nào?
- 14/06/2023 | Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung
- 03/07/2024 | Giá tiêm phòng ung thư cổ tử cung là bao nhiêu - Tìm hiểu ngay!
- 15/07/2024 | Từ nay đến hết 31/10/2024, MEDLATEC dành tặng 1.000 lượt khám sản phụ khoa miễn phí cùng nhi...
- 22/07/2024 | Giải đáp thắc mắc: xét nghiệm ung thư cổ tử cung giá bao nhiêu?
1. Tìm hiểu về bệnh ung thư cổ tử cung
Để hiểu rõ về bệnh ung thư cổ tử cung, chúng ta cần nắm được đặc điểm của cổ tử cung. Cơ quan này nối giữa thân tử cung và âm đạo, được bao phủ bằng hai loại tế bào, đó là tế bào tuyến và tế bào gai. Cụ thể, tế bào tuyến thường bao phủ ở cổ trong của cổ tử cung, còn tế bào gai tập trung chủ yếu ở cổ ngoài của cổ tử cung. Bác sĩ dễ dàng quan sát được tế bào gai khi sử dụng mỏ vịt, một dụng cụ chuyên dụng trong thăm khám phụ khoa.
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm nhưng thường gặp ở nữ giới
Vị trí mà tế bào gai và tế bào tuyến tiếp xúc với nhau được gọi là vùng tiếp hợp, hay còn được biết đến với tên gọi khác là: vùng chuyển tiếp, hoặc vùng biến đổi. Đây là vị trí tế bào ác tính phát triển và gây bệnh ung thư cổ tử cung.
Ban đầu, tế bào xuất hiện ở vùng chuyển tiếp chưa phải là tế bào ung thư, mà đó là các tế bào bình thường. Sau một thời gian, tế bào này phát triển ngoài tầm kiểm soát, có nhiều thay đổi bất thường. Trường hợp này bác sĩ gọi là tiền ung thư cổ tử cung.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Tác nhân chính gây ung thư cổ tử cung đó là virus HPV, tên đầy đủ là Human Papilloma Virus. Trên thực tế, virus này có tới hơn 100 chủng khác nhau. Trong đó, khoảng 15 loại có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, đặc biệt là HPV type 16, 18 hoặc HPV type 31, 45…
Vậy virus HPV thường tấn công vào cơ thể người phụ nữ bằng con đường nào? Con đường lây nhiễm chủ yếu của virus này là đường tình dục, đặc biệt với những người quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn. Một số trường hợp có nguy cơ lây nhiễm virus HPV ngoài da, tuy nhiên khá hiếm gặp.
HPV là tác nhân chính gây bệnh
Để hạn chế tối thiểu nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, bác sĩ thường khuyến khích chị em phụ nữ chủ động đi tiêm phòng HPV sớm.
3. Các loại ung thư cổ tử cung thường gặp ở nữ giới
Như đã phân tích ở trên, có rất nhiều chủng virus HPV gây ung thư cổ tử cung, mỗi bệnh nhân sẽ mắc một dạng bệnh khác nhau. Khi tìm hiểu các loại ung thư cổ tử cung thường gặp, chúng ta có thể thấy bệnh lý này được chia thành 2 dạng chính: ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào gai. Trong đó, đa phần bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô tế bào gai, tức là tế bào ác tính hình thành và phát triển chủ yếu ở cổ ngoài cổ tử cung, đặc biệt là vị trí chuyển tiếp.
Một số trường hợp mắc ung thư biểu mô tuyến, lúc này tế bào ác tính được phát triển từ tế bào tuyến có nhiệm vụ tiết chất nhầy ở cổ trong cổ tử cung. Ngoài ra, có bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô hỗn hợp, cả tế bào ung thư biểu mô tuyến và biểu mô tế bào gai đều xuất hiện trong cơ thể nhưng khá hiếm gặp.
Tìm hiểu thông tin về các loại ung thư cổ tử cung thường gặp là kiến thức hữu ích
4. Bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung thường có dấu hiệu nào?
Bên cạnh tìm hiểu các loại ung thư cổ tử cung, chị em nên nắm được một số triệu chứng đặc trưng của bệnh để kịp thời đi khám và điều trị.
Nhìn chung, triệu chứng ung thư cổ tử cung thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác. Điều đó khiến người bệnh chủ quan bỏ qua, chỉ tới khi bệnh chuyển biến nặng thì mới phát hiện. Nhưng ở giai đoạn này việc điều trị mất rất nhiều thời gian và không cho hiệu quả tốt, sức khỏe sinh sản và tính mạng của người phụ nữ có thể bị đe dọa.
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung thường cảm thấy đau rát vùng chậu, tình trạng này thường trở nên nghiêm trọng sau mỗi lần quan hệ. Đồng thời, còn có biểu hiện khác là âm đạo chảy máu bất thường sau khi quan hệ, dịch tiết âm đạo xuất hiện nhiều, có màu và mùi lạ,…
Khi đi tiểu tiện, chị em nên chú ý xem nước tiểu có dấu hiệu lạ nào không. Đối với người mắc bệnh ung thư cổ tử cung, tần suất đi tiểu tăng bất thường, kèm theo đó là cảm giác khó chịu mỗi lần đi tiểu tiện. Thậm chí, một số người còn phát hiện nước tiểu có lẫn máu, đây là dấu hiệu cảnh báo tế bào ung thư bắt đầu tấn công bàng quang và trực tràng,…
Nhận biết các dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư cổ tử cung để thăm khám sớm
Một vài dấu hiệu khác xảy ra đối với người bệnh ung thư cổ tử cung là: chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, thường kéo dài, cơ thể luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải và sụt cân nhanh, khó kiểm soát,…
5. Địa chỉ thăm khám và sàng lọc ung thư cổ tử cung uy tín
Xét nghiệm PAP và xét nghiệm HPV là hai phương pháp thường dùng trong sàng lọc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Trong đó, xét nghiệm PAP thực hiện nhằm phát hiện tế bào bất thường tại cổ tử cung. Nếu kết quả xét nghiệm bất thường, bệnh nhân được chỉ định thực hiện nhiều kỹ thuật chuyên sâu khác để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Quy trình khám như sau: khám phụ khoa, nội soi bàng quang, đại tràng và tiến hành sinh thiết nếu cần. Để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác nhất, chúng ta nên tham khảo và lựa chọn các cơ sở y tế uy tín. Một gợi ý dành cho chị em đó là Hệ thống Y tế MEDLATEC, đơn vị hoạt động gần 30 năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng với những thế mạnh nổi bật:
- Đội ngũ chuyên gia và bác sĩ giỏi.
- Trung tâm Xét nghiệm chuẩn ISO 15189:2012 và được cấp chứng chỉ CAP từ Hội Bệnh học Hoa Kỳ.
- Hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh hiện đại như máy chụp X - quang, máy siêu âm, nội soi, MRI, CT Scan,... được nhập khẩu từ Mỹ, Đức và Thụy Sỹ.
MEDLATEC là địa chỉ ung thư cổ tử cung chất lượng được các chị em lựa chọn
Mong rằng những chia sẻ trong bài đã giúp bạn nắm được các loại ung thư cổ tử cung thường gặp ở nữ giới. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, Quý khách có thể liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!