Tin tức
Các loại xét nghiệm quai bị phổ biến nhất hiện nay
- 13/11/2019 | Tiêm vắc xin sởi quai bị Rubella: độ tuổi tiêm, chi phí và các thông tin khác
- 09/11/2019 | Tỷ lệ vô sinh khi bị quai bị ở nam giới và biến chứng khi gặp
- 16/01/2020 | Tư vấn: Siêu âm quai bị có cần thiết hay không?
- 13/11/2019 | Vắc xin quai bị là gì và khi nào nên tiêm loại vắc xin này?
- 22/07/2019 | Xét nghiệm quai bị là gì và có những xét nghiệm quai bị nào?
1. Tổng quan về bệnh Quai bị
Quai bị hay còn có tên gọi khác là viêm tuyến mang tai dịch tễ, do virus quai bị paramyxovirus gây nên. Virus này sau khi xâm nhập vào cá thể sẽ ủ bệnh trong khoảng từ 18 - 25 ngày, lúc này người bệnh chưa có triệu chứng gì. Sau khi bệnh khởi phát, người bệnh mới có một số triệu chứng nhất định, cụ thể như cơ thể mệt mỏi, sốt, góc hàm sưng to. Tình trạng tuyến mang tai sưng to sẽ giảm dần sau 3 ngày nhưng vẫn gây cảm giác khó nuốt, khó nói cho người bệnh.
Hai bên má sưng to và đau là triệu chứng điển hình của quai bị
Sau đó, người bệnh có thể sẽ gặp tình trạng sợ tiếp xúc với ánh sáng và đau đầu dữ dội, có cảm giác buồn nôn, nôn. Tuyến mang tai lúc này tuy vẫn đau nhưng đã giảm sưng so với ban đầu.
Quai bị có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm đến khả năng sinh sản ở nam giới như đau tinh hoàn, viêm tinh hoàn,... dẫn đến vô sinh.
Đa phần những người đã từng tiêm vaccine phòng bệnh quai bị thì thường sẽ ít có khả năng mắc lại do cơ thể có các kháng thể đặc hiệu giúp chống lại virus quai bị gây bệnh.
2. Xét nghiệm quai bị là gì?
Xét nghiệm quai bị là xét nghiệm được thực hiện nhằm xác định sự có mặt của virus hoặc xác định khả năng miễn dịch của cơ thể với virus quai bị thông qua các kháng thể đặc hiệu.
Xét nghiệm quai bị chẩn đoán mắc bệnh sớm nhất
Xét nghiệm quai bị được tiến hành để:
- Chẩn đoán một người có đang nhiễm virus quai bị gây bệnh hay không.
- Chẩn đoán người bệnh đã từng mắc quai bị hay chưa.
- Xác định khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus quai bị.
- Theo dõi diễn biến bệnh và hiệu quả điều trị để có điều chỉnh phù hợp.
3. Các xét nghiệm quai bị phổ biến hiện nay
Xét nghiệm quai bị thường gồm hai loại xét nghiệm chính là xét nghiệm phát hiện virus quai bị và xét nghiệm kháng thể. Tùy từng trường hợp cụ thể mà người bệnh có thể xem xét hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để tiến hành một hoặc cả 2 loại xét nghiệm.
3.1. Xét nghiệm tìm dấu vết virus
Loại xét nghiệm này thường được chỉ định khi nghi ngờ người bệnh có những triệu chứng nhiễm virus quai bị. Xét nghiệm phát hiện virus quai bị có thể được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau như xét nghiệm vật liệu di truyền, nuôi cấy virus,... Tuy nhiên, tất cả những phương pháp phát hiện trực tiếp virus quai bị chỉ giúp chẩn đoán tình trạng bệnh chứ không thể xác định được khả năng miễn dịch của cơ thể.
Đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch kém không có phản ứng kháng thể điển hình thì việc làm xét nghiệm để theo dõi tình trạng nhiễm virus là rất cần thiết.
Xét nghiệm phát hiện trực tiếp virus quai bị
3.2. Xét nghiệm kháng thể quai bị
Chỉ định thực hiện xét nghiệm kháng thể quai bị trong các trường hợp sau:
- Chẩn đoán và theo dõi tình trạng bệnh.
- Xác định khả năng miễn dịch với virus gây bệnh.
. Theo dõi diễn biến và hiệu quả điều trị.
Hệ thống miễn dịch sản xuất ra các protein đặc hiệu nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus. Những protein đó chính các kháng thể của quai bị, có thể có khi nhiễm virus quai bị hoặc tiêm vaccine phòng ngừa quai bị.
Hai loại kháng thể quai bị được sản xuất ra là IgG và IgM
- Kháng thể IgM
Ngay khi cơ thể người bệnh có sự tiếp xúc đầu tiên với virus, trong môi trường hoặc khi tiêm chủng, kháng thể IgM sẽ xuất hiện trong máu. Kháng thể IgM tăng tới mức tối đa sau vài ngày nhiễm virus, giảm dần và kéo dài trong vài tuần sau đó.
- Kháng thể IgG
Kháng thể IgG xuất hiện muộn hơn so với kháng thể IgM, tuy nhiên lại tồn tại trong máu người bệnh suốt đời mà không biến mất. Kháng thể này giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus gây bệnh.
Hai loại kháng thể quai bị được sản xuất ra là IgG và IgM
4. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm quai bị
Đối với người bệnh tiến hành làm xét nghiệm kháng thể mà phát hiện thấy có kháng thể IgM trong khi chưa từng tiêm chủng phòng ngừa thì nguy cơ cao người đó đang trong thời gian ủ bệnh hoặc thời gian diễn biến bệnh. Kháng thể IgG thường được tìm thấy ở người đã tiêm phòng hoặc đã từng mắc bệnh và được điều trị khỏi rồi.
Trường hợp phát hiện sự xuất hiện của của hai loại kháng thể IgM và IgG thì có nghĩa người đó đang mắc bệnh quai bị. Người đó không có phản ứng kháng thể bình thường nên không được coi là miễn nhiễm với virus gây bệnh. Trường hợp này kháng thể IgG có thể xuất hiện muộn hơn.
Đối với xét nghiệm phát hiện trực tiếp virus có thể đọc kết quả như các loại xét nghiệm thông thường: âm tính là không mắc bệnh, ngược lại dương tính là mắc bệnh.
5. Xét nghiệm quai bị ở đâu?
Để chẩn đoán và xác định người bệnh có mắc quai bị hay không, từ đó có hướng điều trị phù hợp kịp thời, thì điều cần làm đầu tiên chính là xét nghiệm quai bị. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế được nhiều bệnh nhân tin tưởng, đánh giá cao.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có trung tâm xét nghiệm đã được bộ Y tế cấp phép. Tại đây, được trang bị trang thiết bị máy móc xét nghiệm tiên tiến, hiện đại với quy trình xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế, MEDLATEC đảm bảo sẽ chẩn đoán và đưa ra kết quả chính xác tới người bệnh trong thời gian nhanh nhất. Tính từ thời điểm nhận mẫu xét nghiệm, kết quả đầy đủ có thể được hoàn thành sau 90 phút.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế được nhiều bệnh nhân tin tưởng, đánh giá cao
Bên cạnh việc chẩn đoán bệnh, đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ giúp xây dựng phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả với từng trường hợp mắc bệnh khác nhau.
Chính vì vậy mà bạn có thể hoàn toàn tin tưởng và yên tâm khi làm xét nghiệm quai bị tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!