Tin tức
Các nguyên nhân gây khó thở và biện pháp xử trí
- 01/12/2023 | Khó thở vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục
- 01/12/2023 | Khó thở khi ngồi: Nguyên nhân và cách khắc phục
- 01/12/2023 | Khó thở thanh quản: nguyên nhân và cách điều trị
- 01/12/2023 | Bệnh khó thở và 6 nguyên nhân gây bệnh thường gặp
- 12/08/2024 | Đầy hơi khó thở cảnh báo bệnh gì, có nguy hiểm không?
1. Các nguyên nhân gây khó thở
Khó thở, hụt hơi là một triệu chứng phổ biến của đường hô hấp. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trên như:
Bệnh viêm phế quản - phổi
Trong các nguyên nhân gây khó thở thì đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Đặc biệt, trẻ em, người già và người bị suy giảm hệ miễn dịch là các đối tượng dễ bị viêm phế quản - phổi, dẫn đến khó thở, môi tím, mệt mỏi và có thể kèm theo sốt cao.
Hen suyễn
Bệnh lý mạn tính này có thể là nguyên nhân gây ra khó thở, thở dốc, kèm theo đó là các triệu chứng khác như ho có đờm, khò khè, phát ra tiếng “rít” khi thở. Bệnh hen suyễn hiện chưa có biện pháp điều trị dứt điểm, chỉ có thể kiểm soát tình trạng bằng cách sử dụng thuốc dự phòng.
Hen suyễn là bệnh lý mạn tính có thể gây ra các cơn khó thở đột ngột
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Giống như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng là nguyên nhân dẫn đến các cơn khó thở thường xuyên và tiến triển nặng dần theo thời gian. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện triệu chứng: ho khạc đờm, tức ngực, đôi khi bội nhiễm phổi,... Bệnh không hồi phục và tiến triển nặng dần. Việc điều trị chủ yếu dựa vào các thuốc giãn phế quản, Corticoid dạng xịt, trong các đợt nặng bệnh nhân cần nhập viện để xử lý cấp cứu tình trạng khó thở bằng thuốc hoặc hỗ trợ hô hấp qua thở Oxy, thông khí nhân tạo không xâm nhập hoặc xâm nhập.
Bệnh bạch hầu thanh quản
Những người mắc bệnh bạch hầu thanh quản cũng có thể khó thở thường xuyên. Nguyên nhân là do niêm mạc thanh quản và khí quản bị phù nề, đường thở bị thu hẹp khiến người bệnh cảm thấy khó thở đột ngột. Lúc này, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh viêm phế quản - phổi là một trong các nguyên nhân gây khó thở phổ biến
Bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Người mắc bệnh này thường gặp các triệu chứng như khó thở, thở dốc, sốt về chiều, đổ mồ hôi ban đêm, sụt cân, ho ra máu,… Trong một số trường hợp, bệnh còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, bộ phận khác như thận, não, cột sống,…
Ung thư phổi
Các khối u hình thành và phát triển trong phổi khiến người bệnh khó thở, thở khò khè, nhịp thở ngắn,… Cùng với đó là tình trạng ho dai dẳng, ho ra máu, đau tức ngực, khàn giọng và sụt cân. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao và thường xảy ra ở những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc làm việc trong môi trường khắc nghiệt, nhiều bụi bẩn, hóa chất.
Bệnh tim mạch
Đây cũng là một trong các nguyên nhân gây khó thở. Theo đó, người mắc bệnh suy tim, bệnh mạch vành sẽ thường xuyên rơi vào tình trạng khó thở, thở dốc, ho khan, đau tức ngực,… Các trường hợp nặng có thể gặp hen tim hoặc phù phổi cấp, nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Tình trạng càng thêm nghiêm trọng khi người bệnh vận động nhiều hoặc gắng sức để làm việc gì đó.
Người mắc bệnh tim mạch cũng thường xuyên khó thở, đau tức ngực
Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu là tình trạng người bệnh cảm thấy lo lắng thái quá về một vấn đề nào đó, hay thậm chí là sợ hãi, buồn rầu, bồn chồn, hoảng loạn không rõ nguyên nhân. Khi mắc bệnh này, ngoài khó thở, thở dốc thì người bệnh còn có thể bị mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy,…
2. Biện pháp xử trí khi bị khó thở
Có thể thấy, các nguyên nhân gây khó thở là rất nhiều. Và dù là nguyên nhân nào thì cũng đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí là tính mạng của người bệnh. Vậy các biện pháp xử trí khi bị khó thở là gì?
Khó thở do tâm lý
Đối với các trường hợp khó thở do tâm lý hay do áp lực công việc, cuộc sống,… thì người bệnh hãy cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn và giữ tinh thần lạc quan, tích cực. Khi bị lên cơn khó thở, đừng hoảng loạn hay sợ hãi mà hãy bình tĩnh và thả lỏng cơ thể bằng cách ngồi thẳng hoặc nửa ngồi nửa nằm.
Tiếp đến, người bệnh hãy uống một cốc nước ấm hoặc nước đường hay nước pha mật ong. Đồng thời, theo dõi tần suất của các cơn khó thở là bao nhiêu, và mỗi cơn khó thở xảy ra trong bao lâu. Khi đi khám tại các cơ sở y tế, người bệnh hãy cung cấp các thông tin này cho bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu khó thở do tâm lý, hãy cố gắng bình tĩnh và nằm nghỉ ngơi, thư giãn
Khó thở do bệnh lý
Trường hợp khó thở do bệnh lý nền như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim mạch,… người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh. Trong các đợt cấp của bệnh, người bệnh cần thực hiện theo hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ đã dặn dò, nếu tình trạng khó thở không cải thiện, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí cấp cứu.
Song song đó, trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần tránh vận động mạnh, làm việc nặng, nhất là những công việc khuân vác, khom lưng, gập người hay leo cầu thang. Bởi đây chính là các nguyên nhân gây khó thở đột ngột và nghiêm trọng, nhất là với những người có bệnh lý nền.
Đặc biệt, người bệnh nên tập các bài tập thở nhẹ nhàng bằng cách ngồi thiền, tập yoga hay đi bộ. Tuyệt đối không cử tạ hay chạy bộ vì những bài tập này có thể khiến tình trạng khó thở trở nên nặng hơn, thậm chí là gây bất tỉnh (ngất).
Nếu khó thở do bệnh lý, nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn và đi cấp cứu kịp thời
Nói chung, các cơn khó thở - dù là nguyên nhân nào chăng nữa thì cũng là một vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Do đó, nếu thường xuyên rơi vào tình trạng này thì người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.
Nếu phân vân không biết đi khám ở đâu uy tín, chất lượng và an toàn thì chuyên khoa Hô hấp của Hệ thống Y tế MEDLATEC là gợi ý dành cho quý khách. MEDLATEC quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Nhờ đó, có thể chẩn đoán nhanh chóng và chính xác tình trạng của người bệnh để có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.
Để tiết kiệm thời gian và chi phí, quý khách có thể liên hệ đến hotline 1900565656. Nhân viên sẽ tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng đặt lịch trước nhanh chóng, tiện lợi.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!