Tin tức
Các vị trí đau bụng tuyệt đối không được chủ quan
- 04/11/2024 | Biểu hiện đau ruột thừa ở nữ - Đừng nhầm lẫn với đau bụng kinh
- 18/11/2024 | Đau lưng đau bụng dưới ở nữ cảnh báo điều gì?
- 10/12/2024 | Đau bụng âm ỉ suốt 2 tháng, người phụ nữ phát hiện khối dị dạng hiếm gặp ở lách
1. Đau bụng là gì? Một số nguyên nhân phổ biến gây đau bụng
Bụng là nơi chứa đựng nhiều cơ quan quan trọng như dạ dày, gan, túi mật, tụy, ruột non và đại tràng. Đau bụng là triệu chứng phổ biến mà nhiều người mắc phải với các mức độ và vị trí đau khác nhau. Tình trạng này có thể do bất thường của các cơ quan trong ổ bụng hoặc từ các cơ quan lân cận như ngực, xương chậu hay lưng. Cơn đau bụng thường là dấu hiệu của viêm nhiễm, căng giãn các cơ quan hoặc do sự thiếu hụt máu nuôi dưỡng các bộ phận này. Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau bụng có thể kể tới như sau:
Rối loạn tiêu hóa
- Đầy hơi, khó tiêu;
- Hội chứng ruột kích thích (IBS);
- Viêm loét dạ dày, tá tràng;
- Ngộ độc thực phẩm;
- Dị ứng thức ăn.
Rối loạn tiêu hóa là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau bụng
Các vấn đề về đường mật
- Sỏi mật;
- Viêm túi mật.
Các vấn đề về đường ruột
- Viêm ruột thừa;
- Bệnh Crohn;
- Viêm loét đại tràng.
Các vấn đề khác
- Kỳ kinh nguyệt (ở nữ giới);
- Viêm tụy;
- Rối loạn chức năng thận;
- U nang buồng trứng;
- Chấn thương bụng.
Đau bụng là một triệu chứng rất phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, một số nhóm người có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này hơn, bao gồm:
- Thường xuyên sử dụng quá nhiều rượu bia;
- Hút thuốc lá;
- Ăn thức ăn kém vệ sinh, ngộ độc thực phẩm;
- Tốc độ ăn nhanh;
- Những người không uống đủ nước mỗi ngày;
- Người lớn tuổi, trẻ con bị đau bụng do chức năng các cơ quan bị suy giảm hoặc chưa phát triển đầy đủ (ở trẻ em).
2. Các vị trí đau bụng nào cần hết sức chú ý?
Trong trường hợp cơn đau bụng kèm theo các triệu chứng bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là các vị trí đau bụng mà bạn cần hết sức lưu ý:
Đau bụng trên bên phải
- Nguyên nhân: Thường liên quan đến các vấn đề về gan, túi mật như sỏi mật, viêm túi mật, viêm gan;
- Triệu chứng kèm theo: Vàng da, vàng mắt, sốt, buồn nôn, nôn, đau lan ra lưng.
Đau bụng trên bên trái
- Nguyên nhân: Có thể liên quan đến các vấn đề về dạ dày, lách, tuyến tụy;
- Triệu chứng kèm theo: Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, đau lan ra lưng, sốt.
Đau bụng bên phải
- Nguyên nhân: Bên phải thường liên quan đến viêm ruột thừa, bên trái có thể liên quan đến viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích;
- Triệu chứng kèm theo: Sốt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón.
Đau bụng quanh rốn
- Nguyên nhân: Thường liên quan đến các vấn đề về ruột non, nhiễm khuẩn đường ruột;
- Triệu chứng kèm theo: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, sốt.
Đau bụng dưới
- Nguyên nhân: Ở nữ giới có thể liên quan đến các vấn đề về phụ khoa như viêm vùng chậu, u nang buồng trứng, kinh nguyệt, còn ở nam giới có thể liên quan đến các vấn đề về bàng quang, tuyến tiền liệt;
- Triệu chứng kèm theo: Đau bụng kinh, chảy máu bất thường, tiểu buốt, tiểu rắt.
Tuyệt đối không chủ quan trước các vị trí đau bụng bất thường
Nếu bạn gặp phải các cơn đau bụng ở những vị trí trên và kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như sốt, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy hoặc thay đổi trong màu sắc phân hoặc nước tiểu hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn hướng xử trí phù hợp.
3. Những câu hỏi phổ biến khi xuất hiện tình trạng đau bụng
Đau bụng có nguy hiểm không?
Như đã thông tin ở trên, nếu cơn đau kéo dài dữ dội hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường bạn cần đi khám bác sĩ ngay vì đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Làm sao để phân biệt giữa đau bụng do tiêu hóa và đau bụng do các bệnh lý nghiêm trọng khác?
Đau bụng là triệu chứng phổ biến có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, từ các vấn đề tiêu hóa đơn giản đến các bệnh lý nghiêm trọng. Đau bụng do tiêu hóa thường có đặc điểm âm ỉ, kèm theo đầy hơi, khó tiêu và có thể giảm sau khi ăn hoặc đi vệ sinh. Ngược lại, đau bụng do bệnh lý nghiêm trọng thường dữ dội, đột ngột, có thể kèm theo sốt, nôn mửa và không giảm khi thay đổi tư thế. Để xác định đúng - trúng nguyên nhân, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà, điều này có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
Phòng tránh đau bụng bằng cách nào?
Bạn đọc hãy tham khảo và áp dụng một số biện pháp phòng tránh tình trạng đau bụng dưới đây:
- Duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh;
- Chú trọng khâu lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn;
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể;
- Ăn chậm, nhai kỹ;
- Bổ sung men vi sinh có lợi cho đường ruột.
Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh để hạn chế tình trạng đau bụng liên quan đến các vấn đề đường tiêu hóa
Bên cạnh chế độ ăn uống, nên duy trì tập luyện thể dục đều đặn (150 phút/tuần), có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần lạc quan, kiểm soát căng thẳng và hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá và đồ ăn cay nóng. Ngoài ra, việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ đóng vai trò quan trọng, giúp phát hiện sớm các bệnh lý (nếu có) để có phương án điều trị kịp thời.
Trên đây là toàn bộ thông tin về các vị trí đau bụng bạn cần hết sức lưu ý. Trong trường hợp xuất hiện triệu chứng đau bụng bất thường chưa xác định được chính xác định được nguyên nhân, người dân hãy liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám sớm.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!