Tin tức
Cách dùng thuốc Tobradex trong điều trị các bệnh về mắt
- 01/01/2024 | Thuốc nhỏ mắt Tobradex và những lưu ý khi sử dụng
- 05/09/2024 | Cách dùng thuốc nhỏ mắt Oflovid đảm bảo hiệu quả điều trị
- 03/10/2024 | 5 lưu ý khi dùng thuốc nhỏ mắt Eyemiru
- 04/10/2024 | Thuốc nhỏ mắt Ticoldex: Những điều không nên bỏ qua trước khi sử dụng
1. Tổng quan về thuốc
Tobradex
Tobradex được sản xuất bởi Công ty S.A Alkon Couvreur N.V - Bỉ, bào chế dưới dạng hỗn dịch nhỏ mắt hoặc tra mắt.
Thành phần
Thuốc tra mắt Tobradex chứa 2 hoạt chất chính là kháng sinh Tobramycin có tác dụng diệt khuẩn và corticoid Dexamethason có đặc tính kháng viêm. Ngoài 2 hoạt chất chính này thì thuốc còn có chất bảo quản, dầu khoáng và mỡ petrolatum trắng (đối với thuốc dạng mỡ để tra mắt).
Tác dụng
Vì chứa kháng sinh và corticoid nên Tobradex chỉ được sử dụng trong điều trị viêm nhiễm về mắt, cụ thể là các bệnh nhiễm khuẩn mắt như: Viêm kết mạc; viêm giác mạc; viêm màng bồ đào; tổn thương giác mạc do dị vật, bỏng nhiệt, hóa chất, tia xạ, nhiễm khuẩn;…
Tobradex là thuốc dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở mắt
2. Cách sử dụng thuốc Tobradex
Việc sử dụng thuốc Tobradex không giống như khi sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt thông thường chỉ chứa nước muối sinh lý.
Liều dùng
Liều dùng Tobradex ở người lớn dạng hỗn dịch nhỏ mắt là 1 - 2 giọt/ lần và cách mỗi 4 - 6 giờ. Sau 1 - 2 ngày thì có thể tăng liều lên, khoảng 1 - 2 giọt/ lần và cách mỗi 2 giờ. Đối với thuốc dạng tra mắt thì dùng 3 - 4 lần/ ngày, mỗi lần tra khoảng 1,5cm thuốc vào kết mạc mắt và giảm dần tần suất dùng cho đến khi triệu chứng viêm nhiễm được cải thiện.
Liều dùng Tobradex ở trẻ em trên 2 tuổi có thể là như người lớn, nhưng cũng có thể điều chỉnh theo chỉ định của bác sĩ.
Cách dùng
Trước khi dùng Tobradex, bạn cần rửa tay sạch sẽ. Sau đó nhỏ hoặc tra thuốc vào mắt nhưng lưu ý là không để miệng chai/ tuýp thuốc tiếp xúc trực tiếp với mắt. Sau khi dùng xong thì đậy kín nắp chai/ tuýp thuốc. Nếu dùng kết hợp hỗn dịch nhỏ mắt và thuốc tra mắt thì bạn nên dùng hỗn dịch nhỏ mắt vào ban ngày và thuốc tra mắt vào ban đêm.
Tobradex có thể dùng để nhỏ hoặc tra vào mắt, tùy dạng bào chế
3. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Tobradex
Để đảm bảo hiệu quả điều trị và hạn chế tác dụng phụ thì khi sử dụng Tobradex bạn cần lưu ý các vấn đề sau.
Tác dụng phụ
Tùy vào cơ địa của mỗi người mà sẽ có những tác dụng phụ khác nhau, nhưng nhìn chung, một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Tobradex bao gồm cảm giác ngứa và khó chịu ở mắt, tầm nhìn giảm và mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng, xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát, nhất là khi dừng thuốc đột ngột.
Tương tác thuốc
Tobradex có thể xảy ra tương tác với các loại thuốc như thuốc steroid đường uống, thuốc có độc tính trên thần kinh, thính giác và thận,… Nếu đã và đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào thì bạn nên thông báo với bác sĩ trước để tránh tương tác thuốc.
Đối tượng chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Tobradex trong các trường hợp dưới đây.
● Người mẫn cảm, dị ứng với thành phần của thuốc.
● Người bị viêm kết mạc, giác mạc do virus.
● Người bị nhiễm khuẩn Mycobacterium và nhiễm nấm ở mắt.
● Người sau phẫu thuật giác mạc lấy dị vật và không có biến chứng.
● Người lái xe và vận hành máy móc vì thuốc có thể làm giảm tầm nhìn.
Riêng đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú thì bác sĩ sẽ cân nhắc để có chỉ định phù hợp.
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng Tobradex cho phụ nữ mang thai
Xử trí khi quên hoặc quá liều
Với thuốc Tobradex thì bạn hãy cố gắng tuân thủ liều lượng theo chỉ dẫn, hạn chế tình trạng quên liều để không bị kháng thuốc. Nhưng nếu chẳng may quên liều thì có thể bỏ qua và dùng liều kế tiếp như bình thường.
Trường hợp dùng quá liều và mắt có triệu chứng chảy nước mắt, sung huyết, ngứa và khó chịu, bạn hãy rửa mắt bằng nước ấm để thuốc được rửa trôi bớt. Nếu triệu chứng không giảm thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ.
Bảo quản thuốc
Cần bảo quản thuốc Tobradex ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp. Đối với thuốc dạng mỡ tra mắt thì nhiệt độ lý tưởng là từ 2 - 8 độ C. Nhiệt độ cao có thể làm thuốc bị chảy, khó sử dụng và giảm hiệu quả.
Những lưu ý quan trọng khác
Ngoài những lưu ý trên thì khi dùng thuốc Tobradex cho mắt, bạn cần nhớ:
● Lắc đều chai thuốc (dạng hỗn dịch nhỏ mắt) trước khi dùng.
● Sau khi mở nắp thì chỉ dùng thuốc trong vòng 28 ngày, quá thời hạn này, thuốc sẽ bị giảm hoặc mất tác dụng.
● Tuyệt đối không tiêm thuốc vào mắt.
● Tuyệt đối không ngưng thuốc đột ngột, không tự ý tăng hay giảm liều, đặc biệt là không dùng thuốc kéo dài để tránh bị kháng thuốc và tăng nhãn áp, làm giảm thị lực.
● Nếu dùng Tobradex cùng với các thuốc nhỏ mắt khác thì nên giãn cách ra 5 phút.
● Sử dụng khăn lau và vật dụng cá nhân riêng, không xài chung với người khác để tránh làm lây nhiễm bệnh.
● Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng vì vi khuẩn, bụi bẩn trên tay có thể lây lan sang các bộ phận này và gây viêm nhiễm.
● Hạn chế hoặc cẩn trọng khi sử dụng kính áp tròng trong thời gian điều trị bệnh về mắt.
● Luôn đeo mắt kính (kính râm) để bảo vệ mắt khi ra ngoài, đặc biệt là ra ngoài nắng hoặc đến nơi đông người.
● vitamin A, C, E,... từ thực phẩm và các viên uống để tăng cường miễn dịch cũng như cải thiện các vấn đề, tình trạng về mắt.
● Đi khám mắt nhanh chóng nếu triệu chứng bệnh không thuyên giảm, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Cần đi tái khám nếu triệu chứng viêm đau mắt không thuyên giảm khi dùng thuốc
Bài viết đã giúp bạn đọc tìm hiểu về thuốc nhỏ mắt Tobradex. Lưu ý, những thông tin về thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo, tất cả mọi loại thuốc trước khi sử dụng bạn cần xin tư vấn và được bác sĩ kê đơn.
Để được tư vấn sức khỏe hoặc khám chữa bệnh, bạn có thể đến gặp các bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đồng thời, quý khách cũng có thể chủ động đặt lịch khám trước qua hotline 1900 56 56 56. Tổng đài viên sẽ giúp quý khách chọn được lịch khám phù hợp nhất tại Bệnh viện và các Phòng khám của MEDLATEC trên toàn quốc.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!