Tin tức
Cách phân biệt rung nhĩ và nhịp nhanh trên thất
- 17/02/2022 | Bệnh rung nhĩ - căn nguyên, triệu chứng và hướng xử trí hiệu quả
- 18/02/2022 | Những điều người bệnh nên nhớ về bệnh rung nhĩ
- 27/02/2022 | Biện pháp nào đang được áp dụng để điều trị rung nhĩ?
1. Vì sao cần phân biệt rung nhĩ và nhịp nhanh trên thất?
Lý do cần phân biệt rung nhĩ và nhịp nhanh trên thất một cách rõ ràng là vì:
- Các triệu chứng của 2 bệnh lý này rất giống nhau, bao gồm:
+ Tình trạng tim đập nhanh dù đang ở trạng thái nghỉ ngơi.
Nhịp tim nhanh có thể do rung nhĩ hoặc nhịp nhanh trên thất
+ Đau ngực, tức ngực nhẹ.
+ Cảm nhận tim đập mạnh.
+ Khi vận động hay tập thể dục có cảm giác khó thở.
+ Mệt mỏi và ngất xỉu.
- Cần phân biệt rõ 2 bệnh lý này để có phác đồ điều trị phù hợp với người bệnh, giúp cải thiện triệu chứng, phòng ngừa nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.
2. Hướng dẫn cách phân biệt rung nhĩ và nhịp nhanh trên thất
Tuy có những biểu hiện tương đối giống nhau nhưng rung tâm nhĩ và tình trạng nhịp nhanh trên thất là do những nguyên nhân khác nhau gây ra. Do đó, có thể dựa vào nguyên nhân gây bệnh để phân biệt rung nhĩ và nhịp nhanh trên thất:
2.1. Nguyên nhân gây rung tâm nhĩ
Khi bị rung tâm nhĩ, hoạt động điện tại hệ thần kinh tự động của tim sẽ không hoạt động đồng đều. dẫn tới các buồng tim phối hợp vận động không hiệu quả,, tim sẽ không thể dễ dàng đẩy máu ra từ các buồng của nó và cuối cùng gây ra những cục máu đông và tình trạng đột quỵ.
Là vấn đề thường gặp ở người cao tuổi, nhất là nhóm tuổi từ 65 trở lên. Do đó, tuổi tác chính là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ bị rung tâm nhĩ bao gồm:
- Các trường hợp mắc bệnh tim mạch.
- Từng xảy ra những cơn đau tim.
Cẩn trọng khi bạn xảy ra những cơn đau thắt ngực
- Người bị suy tim.
- Người lạm dụng bia rượu.
- Mắc bệnh cường giáp.
- Do tác dụng phụ của thuốc điều trị gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch, đặc biệt là một số thuốc hen suyễn.
- Chứng ngưng thở lúc ngủ.
- Bệnh lý mạch vành, tiền sử nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim.
2.2. Nguyên nhân gây nhịp nhanh trên thất
Bệnh lý này cũng do sự bất thường của hoạt động điện gây ra và kết quả cuối cùng là khiến tim đập nhanh. Nếu tim đập quá nhanh, nó sẽ không thể chứa đầy máu giữa các nhịp đập và như vậy, tim sẽ rất khó khăn đẻ cung cấp máu cho các cơ quan trong cơ thể.
Bạn có thể phân biệt rung nhĩ và nhịp nhanh trên thất một cách đơn giản như sau: Rung nhĩ là tình trạng tâm nhĩ đập không đều còn nhịp nhanh trên thất là tình trạng nhịp tim nhanh xảy ra tại tâm nhĩ do kết nối điện bất thường trong tim.
Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây nhịp tim trên thất:
- Nữ giới có nguy cơ bị bệnh cao hơn nam giới.
- Người hay lo lắng quá mức.
- Uống nhiều bia rượu.
- Có thói quen hút thuốc lá và dùng nhiều loại đồ uống có chứa caffeine.
3. Chẩn đoán và điều trị bệnh
Ngoài cách phân biệt rung nhĩ và nhịp nhanh trên thất, phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Để chẩn đoán phân biệt 2 bệnh này, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp điện tâm đồ (ECG). Trong trường hợp bệnh nhẹ, rung nhĩ hoặc nhịp nhanh trên thất xuất hiện không thường xuyên, bác sĩ có thể chỉ định Holter điện tim để bắt được các cơn bất thường.
Đo điện tâm đồ để kiểm tra nhịp tim
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh khác để tìm nguyên nhân gây bệnh như:
- Siêu âm tim hoặc siêu âm Doppler: Phương pháp này có thể giúp kiểm tra tình trạng suy tim hay những vấn đề về van tim.
- Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp để kiểm tra hoạt động của tuyến giáp và sàng lọc rối loạn.
- Xét nghiệm chức năng phổi.
- Khai thác về chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân để phát hiện những vấn đề liên quan đến tình trạng ngưng thở khi ngủ.
Phần lớn những trường hợp bị nhịp nhanh trên thất sẽ không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu cần điều trị thì phương pháp điều trị nhịp nhanh trên thất và rung nhĩ cũng sẽ có những điểm tương đồng.
Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để điều chỉnh nhịp tim của người bệnh, chẳng hạn như thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi,... Một số bệnh nhân bị rung tâm nhĩ có thể kê thuốc chống đông máu để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp không dùng thuốc để điều trị bệnh, chẳng hạn như:
- Sốc điện phá rung nhĩ hoặc sốc điện chuyển nhịp: Là phương pháp điều chỉnh nhịp tim bằng cách sử dụng một dòng điện đặt vào tim.
- Dùng nhiệt độ để phá hủy phần nhỏ của tim gửi tín hiệu điện bất thường.
- Cấy ghép máy tạo nhịp tim để gửi tín hiệu đến nhịp tim và giúp nhịp tim ổn định.
Để phân biệt rung nhĩ và nhịp nhanh trên thất, bạn cũng có thể dựa vào phương pháp điều trị bệnh. Một số phương pháp có thể được áp dụng điều trị cho nhịp nhanh trên thất nhưng không phù hợp với bệnh nhân bị rung nhĩ. Có thể kể đến như:
+ Massage động mạch cảnh: Lác cách bác sĩ sẽ tạo ra những áp lực nhẹ lên vùng cổ - vị trí mà động mạch cảnh phân chia làm 2 nhánh. Nhờ có những động tác mát xa nhẹ nhàng, sẽ kích thích cơ thể phát ra những chất giúp ổn định nhịp tim. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tự ý thực hiện mà cần có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.
+ Kích thích dây thần kinh phế vị bằng một số cách như ho, cúi xuống khi đi tiêu, đặt một túi nước đá lên mặt,...
Bạn nên lựa chọn thăm khám tại cơ sở y tế uy tín
Hi vọng rằng, qua những thông tin trên bạn đã có thể phân biệt rung nhĩ và nhịp nhanh trên thất. Nếu muốn được tìm hiểu kỹ hơn hoặc có nhu cầu thăm khám sức khỏe tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56. MEDLATEC là nơi hội tụ các bác sĩ, chuyên gia tim mạch đầu ngành cùng với hệ thống máy móc xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh hiện đại, luôn tự tin mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ y tế chất lượng nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!